Thạch Lam là cây bút truyện ngắn tài hoa trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Những sáng tác của ông thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân nghèo thị thành và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. “Hai đứa trẻ” tiêu biểu cho phong thái độc đáo của ông bởi chất hiện thực hòa quyện với lãng mạn, tự sự giao duyên với trữ tình để lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu sắc. Để hiểu rõ và giúp các bạn phân tích tác phẩm, chúng mình giới thiệu cho các bạn một số dàn ý phân tích tác phẩm sau đây:
Dàn ý tham khảo số 1: Cảm nhận truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
I. Mở bài:
Ví dụ: Hai đứa trẻ là tác phẩm được in trong tập “Nắng trong vườn”, là một tác phẩm được coi là nổi bật nhất của ông. Hai đứa trẻ là tác phẩm nói lên cuộc sống khó khăn tại một huyện nghèo với bao con người và cuộc sống khổ cực. Nơi ấy là quê ngoại của tác giả vào năm 1945, chính vì thế mà tác phẩm được thể hiện hết sức đặc biệt và thấm đượm tình cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống của con người lúc bấy giờ.
II. Thân bài:
1. Bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo
a. Bức tranh thiên nhiên
b. Bức tranh sinh hoạt của con người
2. Cảnh đợi tàu
a. Lí do đợi tàu:
b. Hình ảnh đoàn tàu:
III. Kết bài:
Ví dụ: Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện một khung cảnh vùng quê nghèo khó, khổ cực và có cuộc sống hết sức khó khăn. Những niềm mơ ước và hi vọng của những con người có niềm tin và niềm hi vọng được gửi gắm qua hình ảnh đoàn tàu.
Dàn ý tham khảo số 1: Cảm nhận truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
Dàn ý tham khảo số 1: Cảm nhận truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
Dàn ý tham khảo số 3: Phân tích sự đối lập trong “Hai đứa trẻ”
I. Mở bài
Ví dụ: Truyện ngắn của Thạch Lam có một phong cách riêng. Đó là những truyện ngắn dường như không có cốt truyện, hoặc cốt truyện thường đơn giản nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trong người đọc nhiều suy nghĩ. Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn rất tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Tác phẩm thành công trong việc sử dụng nghệ thuật tương phản.
II. Thân bài
1. Nêu khái niệm nghệ thuật tương phản:
Là một bút pháp mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn. Các nhà văn thường vận dụng thủ pháp này để tô đậm sự đối lập gay gắt giữa các hiện tượng, sự vật, từ đó làm nổi bật tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
2. Nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
3. Tác dụng của nghệ thuật tương phản
=> Tất cả nhằm thể hiện cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, tẻ nhạt, tăm tối của những con người nơi phố huyện đang héo mòn vì bóng tối cuộc đời và niềm khao khát một cuộc sống tươi sáng tốt đẹp hơn, từ đó thấy được tấm lòng chan chứa yêu thương của tác giả với những cuộc đời bé nhỏ nơi phố huyện.
III. Kết bài
Tác phẩm đã thể hiện được phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả Thạch Lam qua nghệ thuật đối lập tương phản.
Việc sử dụng bút pháp tương phản giúp Thạch Lam thể hiện rõ nét tư tưởng nghệ thuật của mình và tạo được dấu ấn riêng trong cách viết truyện ngắn
Dàn ý tham khảo số 3: Phân tích sự đối lập trong “Hai đứa trẻ”
Dàn ý tham khảo số 3: Phân tích sự đối lập trong “Hai đứa trẻ”
Dàn ý tham khảo số 4: Cảm nhận chất thơ trong truyện “Hai đứa trẻ”
1. Chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn:
2. Chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:
* Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm:
* Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật:
III. Kết luận
Dàn ý tham khảo số 4: Cảm nhận chất thơ trong truyện “Hai đứa trẻ”
Dàn ý tham khảo số 4: Cảm nhận chất thơ trong truyện “Hai đứa trẻ”
Dàn ý tham khảo số 7: Phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ”
1. Lý do hai chị em Liên cố thức đợi tàu
=> Sự thức tỉnh cái tôi, khao khát, khắc khoải muốn nhìn thấy những gì khác với cuộc sống của chính mình.
2. Hai chị em trước khi tàu đến
=> Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của hai chị em như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày.
3. Cảnh đoàn tàu đến
=> Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng.
* Luận điểm 4: Hai chị em khi tàu đi
=> Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo.
* Ý nghĩa của cảnh đợi tàu
* Đặc sắc nghệ thuật
Dàn ý tham khảo số 7: Phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ”
Dàn ý tham khảo số 7: Phân tích cảnh đợi tàu của “Hai đứa trẻ”
Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích phố huyện nghèo trong truyện “Hai đứa trẻ”
1. Cảnh phố huyện lúc chiều tàn
2. Cảnh phố huyện về đêm khuya
Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích phố huyện nghèo trong truyện “Hai đứa trẻ”
Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích phố huyện nghèo trong truyện “Hai đứa trẻ”
Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
a. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn:
⇒ Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế
b. Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện
⇒ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.
c. Tâm trạng của Liên
⇒ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình
2. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya
a. Sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”
⇒ Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.
⇒ Bóng tối bao trùm trong khi ánh sáng chỉ mong manh, nhỏ bé ⇒ kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
b. Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối:
⇒ Cuộc sống nhàm chán, quẩn quanh, đơn điệu không lối thoát.
⇒ Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ.
3. Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An
⇒ Đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ, mang đến phố huyện nghèo một thế giới khác, đó là thế giới mà Liên luôn mong ước.
III. Kết bài: Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ
Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
Dàn ý tham khảo số 8: Phân tích nhân vật Liên
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Nhân vật Liên
*Lý do chọn điểm nhìn trần thuật là Liên:
*Vẻ đẹp tâm hồn:
=> Ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen và trong lòng gợi lên một nỗi buồn man mác.
=> Chuyến tàu qua là một giải pháp tình thế thể hiện ước mơ thay đổi cuộc sống. “ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
Hành động sống đẹp, sống có ý nghĩa, có khát vọng hướng tới tương lai tốt đẹp của Liên đã gieo vào lòng người niềm tin ở tương lai: dù trong hoàn cảnh nào, con người cũng phải nuôi dưỡng ước mơ. Những trang văn của Thạch Lam bởi vậy xứng đáng là trang văn “ thanh lọc tâm hồn con người”.
Dàn ý tham khảo số 8: Phân tích nhân vật Liên
Dàn ý tham khảo số 8: Phân tích nhân vật Liên
Dàn ý tham khảo số 6: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện “Hai đứa trẻ”
1. Giá trị nhân đạo thể hiện ở tình cảm xót thương của tác giả đối với những người sống ở phố huyện nghèo:
2. Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự phát hiện của Thạch Lam về những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động nghèo nơi phố huyện.
3. Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự trân trọng của nhà văn trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Dàn ý tham khảo số 6: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện “Hai đứa trẻ”
Dàn ý tham khảo số 6: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện “Hai đứa trẻ”
Tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những cuộc sống cơ cực, quẩn quanh nơi phố huyện nghèo trước Cách mạng đồng thời biểu lộ sự trân trọng ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ. Hi vọng những dàn ý này sẽ giúp các bạn tự tin hơn khi học và phân tích tác phẩm!
Đăng bởi: Ngô Đức Huy
Từ khoá: 8 Dàn ý phân tích “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam hay nhất
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 8 Dàn ý phân tích “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam hay nhất của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.