Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu được Pgdphurieng.edu.vn biên soạn là phản ứng thế khi cho Zn tác dụng với CuSO4, sảm phẩm sau phản ứng làm mất màu dung dịch đồng sunfat. Hy vọng tài liệu giúp bạn đọc vận dụng tốt vào giải các dạng bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng Zn tác dụng với CuSO4
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
2. Điều kiện phản ứng Zn tác dụng với CuSO4
Nhiệt độ thường
3. Cách tiến hành phản ứng Zn tác dụng CuSO4
Nhúng đinh sắt vào ống nghiệm đựng sẵn dung dịch CuSO4
4. Ngâm dây kẽm trong dung dịch CuSO4 hiện tượng quan sát được
Dây kẽm bị hòa tan dần, màu xanh của dung dịch đồng sunfat (CuSO4) nhạt dần. Sau một thời gian lấy dây kẽm ra thì thấy 1 lớp kim loại màu đỏ gạch bám ngoài (đó chính là đồng).
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Fe + CuSO4.
B. Cu + AgNO3.
C. Al + Fe(NO3)2.
D. Ag + Cu(NO3)2.
Câu 2. Ngâm đinh sắt trong dung dịch CuSO4 hiện tượng quan sát được là:
A. Đồng bám vào đinh sắt, đinh sắt nguyên vẹn
B. Không có hiện tượng gì xảy ra
C. Đinh sắt bị hòa tan phần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, kim loại đồng màu đỏ sinh ra bám vào đinh sắt
D. Đinh sắt tan dần, màu xanh lam nhạt của dung dịch nhạt dần, không có chất mới sinh ra.
Câu 3. Cho a gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 28,8 gam Cu. Giá trị của a là
A. 50,4.
B. 12,6.
C. 16,8.
D. 25,2.
Câu 4. Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch
A. AgNO3.
B. HNO3.
C. Cu(NO3)2.
D. Fe(NO3)2.
Câu 5. Nhúng thanh kim loại kẽm vào một dung dịch chứa hỗn hợp 3,2 gam CuSO4 và 6,4 gam CdSO4. Hỏi sau khi Cu và Cd bị đẩy hoàn toàn khỏi dung dịch thì khối lượng thanh kẽm tăng hay giảm bao nhiêu?
A. 1,39
B. 2,78
C. 4,17
D. 5,56
nCdSO4= 6,24/208 = 0,03(mol)
Phương trình hóa học
CuSO4 + Zn → ZnSO4 + Cu (1)
0,02 → 0,02 → 0,02 (mol)
CdSO4 + Zn → ZnSO4+ Cd (2)
0,03 → 0,03 → 0,03 (mol)
Từ (1) và (2) ⇒ ∑mCu + Cd = (0,02.64) + (0,03.112) = 4,64 (gam)
Và mZntham gia phản ứng = (0,02 + 0,03).65 = 3,25(gam)
Vậy khối lượng thanh Zn tăng: 4,64 – 3,25 = 1,39 (gam)
Câu 6. Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Vậy khối lượng của vật sau phản ứng là:
A. 10,5 gam
B. 10,76 gam
C. 11,2 gam
D. 12,8 gam
Khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% = khối lượng AgNO3 phản ứng = 1,7 (g)
Số mol AgNO3 = 0,01 mol
Phương trình phản ứng:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
0,005 0,01 0,01 (mol)
Khối lượng vật bằng Cu = 10 – 0,005.64 + 0,01.108 = 10,76 (g)