Bạn đang xem bài viết Ý nghĩa phong thủy của cây ánh dương và cách trồng chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nếu là một tín đồ đam mê cây cảnh, bạn sẽ không thể bỏ qua cây ánh dương vừa đẹp vừa mang lại những ý nghĩa vô cùng tốt lành này. Để hiểu biết hơn về cây ánh dương và cách trồng loại cây này, cùng xem ngay bài viết sau đây nhé.
Cây ánh dương là cây gì?
Cây ánh dương – hay còn gọi là cây Hồng phát tài, Hồng phúc vũ, có tên khoa học là Cordyline Australis. Là một loại cây được du nhập vào Việt Nam và có nguồn gốc từ Đông Á, cây ánh dương từ lâu đã được nhiều người biết đến như một loại cây cảnh trang trí.
Cây ánh dương là loại cây thân cột cao khoảng 20-40cm, thân của cây mảnh và phân thành nhiều nhánh. Lá cây ánh dương thuôn dài và nhọn dần ở phần đầu, xếp hình hoa thị, có màu tía đỏ ở viền lá khi cây còn non và chuyển sang màu xanh khi cây già đi.
Là một loại cây dễ trồng, không kén đất cũng như ít bị sâu bệnh tấn công nên cây ánh dương thường được trồng để trang trí ngoại thất, trong sân vườn hay để làm viền ở đường phố, đặt tại bàn làm việc trong phòng hay hành lang,…
Ý nghĩa phong thủy của cây ánh dương
Cây ánh dương có những ý nghĩa tốt lành như là biểu tượng cho sức mạnh và sự ấm áp của mặt trời, sự hòa hợp và bình yên của gia đình. Với ý nghĩa phong thủy, cây ánh dương là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và sức khỏe.
Chính những ý nghĩa tốt đẹp đó mà cây ánh dương thường được dùng làm quà tặng cho gia đình, bạn bè trong những dịp lễ cưới hỏi, mừng thọ và đặc biệt phù hợp với những người mệnh Thủy, mệnh Mộc.
Cách trồng và chăm sóc cây ánh dương
Khi mới ươm, cây ánh dương thường được trồng trong giỏ treo để dễ chăm sóc và di chuyển sang chậu mới khi cây lớn. Tuy cây có thể trồng được ở mọi khu vực, nhưng tốt nhất hãy nên trồng cây ở nơi có ánh sáng nhẹ để đảm bảo cây được phát triển xanh tốt và hãy thường xuyên tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây.
Để trồng cây ánh dương, người ta thường dùng 2 cách sau:
- Giâm cành: Cắt cây thành từng đoạn khoảng 18-20cm rồi cắm vào đất xốp ẩm, nên trồng vào mùa mưa để cây có đủ độ ẩm phát triển hơn. Đồng thời hãy chống các loại sâu bệnh, nấm, mối,… cho cây bằng cách sử dụng các loại thuốc như Krater, Diazan, Chitosan,…
- Tách bụi: Bạn có thể đào hết rễ lên, cắt rời các bộ phận rễ cây con từ mẹ hoặc chỉ đào bên cạnh rồi lấy cây con đi trồng là được.
Với những thông tin về ý nghĩa phong thủy và cách trồng, chăm sóc cây ánh dương, Pgdphurieng.edu.vn hy vọng rằng bạn sẽ có thêm sự lựa chọn trong trang trí cây cảnh cho nhà mình nhé.
Mua ngay khẩu trang tại Pgdphurieng.edu.vn để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ý nghĩa phong thủy của cây ánh dương và cách trồng chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.