Bạn đang xem bài viết Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện cổ tích dân gian Thạch Sanh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đối với nhiều người truyện cổ tích chính là một món ăn tinh thần vô cùng to lớn và ý nghĩa. Từng câu chuyện đều được kể lại với những giá trị nhân văn sâu sắc và mỗi câu chuyện đều mang một dấu ấn riêng. Truyện cổ tích Thạch Sanh cũng không phải là ngoại lệ.
Tham khảo thêm: Tuyển chọn 15 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, nhân văn
Nội dung truyện Thạch Sanh
Ngày xửa ngày xưa ở một nơi làng nọ có một con chằn tinh (trăn tinh) tàn ác đến chiếm miếu thần làm nơi ẩn trú. Chằn tinh thường bắt người để ăn thịt vì thế người dân lập miếu thờ và mỗi năm phải cống nạp cho chằn một mạng người.
Năm nay khi dân làng rút quẻ xem ai sẽ là người nộp mạng cho chằn tinh thì rút phải quẻ của Lý Thông. Lý Thông lo sợ và bày mưu tính kế để Thạch Sanh phải đi thay mình – Thạch Sanh là một chàng trai mồ côi sớm, sống một mình trong túp lều dưới gốc đa, được Lý Thông nhận làm anh em kết nghĩa. Do hiền lành và tin tưởng người anh trai của mình nên Thạch Sanh đã nhận lời. Thạch Sanh đã chiến đấu và đem được đầu của chằn tinh về. Lý Thông nhân cơ hội đó đoạt công và được nhà vua phong làm đô đốc.
Nhà vua có một cô công chúa xinh đẹp tuyệt trần. Một ngày nọ khi công chúa đang dạo chơi thì bị một con đại bàng bắt đi. Nhà vua truyền lệnh cho Lý Thông đi tìm công chúa về và hứa gả công chúa, truyền ngôi cho.
Khi công chúa đang gặp nguy hiểm, tình cờ Thạch Sanh thấy được và bắn một mũi tên vào cánh đại bàng. Nhờ vết máu, Thạch Sanh đã tìm được hang trú ẩn của đại bàng.
Lý Thông đã tìm đến Thạch Sanh để tìm cách cứu công chúa. Nhưng sau khi Lý Thông biết được tin Thạch Sanh đã biết hang của đại bàng thì một lần nữa tìm cách lừa Thạch Sanh để lập công trạng. Sau khi cứu được công chúa, Lý Thông đã sai lính lắp cửa hang nhằm giết chết Thạch Sanh. Trong nơi trú ẩn, Thạch Sanh đã chiến đấu với đại bàng và cứu được thái tử con vua Thủy tề. Vì vậy vua Thủy tề đã mời Thạch Sanh xuống thủy cung chơi và tặng cho chàng rất nhiều vàng bạc châu báu, nhưng chàng chỉ xin nhận một cây đàn.
Hận Thạch Sanh nên hồn chằn tinh và đại bàng đã lấy trộm vàng bạc trong cung và vu oan cho chàng. Thạch Sanh vì thế mà bị bắt giam. Trong lúc cảm xúc lẫn lộn Thạch Sanh mang đàn thần ra đánh.
Công chúa trở về từ hang đại bàng về thì không nói năng được gì nhưng sau khi nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh công chúa bỗng cười cười nói nói. Sau khi làm rõ mọi chuyện với nhà vua, Thạch Sanh được thả ra đồng thời nhà vua cũng sai giam mẹ con Lý Thông lại. Thạch Sanh đã xin tha cho họ nhưng trên đường trở về mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết và hóa kiếp bọ hung.
Sau khi biết được tin nhà vua gả Thạch Sanh cho công chúa, thái tử 18 nước chưa hầu tức giận kéo quân sang đánh. Một lần nữa Thạch Sanh mang đàn ra đánh khiến cho quân lính bỗng nhớ quê hương, gia đình và không muốn chiến đấu nữa. Thạch Sanh đã đãi quân lính ăn một niêu cơm trước khi trở về – niêu cơm nhỏ nhưng ăn bao nhiêu cũng không thể hết.
Nhà vua không có con trai nối dõi nên đã truyền ngôi cho Thạch Sanh. Từ đó Thạch Sanh và công chúa sống trọn đời hạnh phúc bên nhau.
Phiên bản phổ biến của Thạch Sanh
Hiện nay có khoảng hơn 3 dị bản của Truyện Thạch Sanh nhưng phiên bản phổ biến nhất vẫn là truyện cổ tích có lời văn. Đây là phiên bản được nhiều người biết đến và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Dị bản của Thạch Sanh
Truyện thơ Thạch Sanh có nhiều bản như bản chữ Nôm, chữ Hán và thơ lục bát,…
Trích một đoạn thơ lục bát:
“Ngày xưa ở Trấn Cao Bình
Thuộc xã Hưng Đạo Cao Bằng ngày nay
Vợ chồng họ Thạch hàng ngày
Cùng nhau đốn củi chung tay xây đời
Sống với nhau bao năm trời
Mà vẫn không được một lần sinh con!
Vợ chồng suy nghĩ mỏi mòn
Làm nhiều việc tốt mong con ra đời
Ba năm đáp nghĩa ơn trời
Vợ thì nấu nước giúp người tha phương
Chồng thì thông cống, sửa đường
Đêm về bái lễ cúng dường tụng kinh
Một lòng một dạ trung trinh
Ơn trời mới được độ sinh mang bầu.
Chồng ốm mất, vợ khóc sầu
Cô đơn mang nặng bụng bầu sinh con
Thạch Sanh theo Mẹ lên non
Mẹ đi kiếm củi nuôi Con tháng ngày
Mẹ ốm rồi mất sau này
Thạch Sanh thui thủi đêm ngày đơn côi
Gốc Đa một túp lều thôi
Thạch Sanh sớm tối làm nuôi thân mình.
Ngọc Hoàng xót cảnh thương tình
Mới cho Tiên xuống đi tìm Thạch Sanh
Thạch Sanh vốn rất tinh anh
Chẳng bao lâu đã thạo thành phép Tiên
Thạch Sanh bản tính lành hiền
Tạ ơn đưa tiễn Thầy Tiên về Trời.”
Trích một đoạn thơ chữ Nôm:
“Nay mừng vận mở thái hòa
Bốn phương lạc nghiệp, âu ca thái bình.
Nhớ xưa ở quận Cao Bình
Có ông Thạch Nghĩa hiền lành đức nhân.
Làm nghề đốn củi độ thân
Vợ là Dương thị bội phận đức duyên.
Lỗi sinh gặp vận suy hèn
Chẳng lo hiếm của, không phiền muộn con.
Đêm ngày giữ tấm lòng son
Cỏ cây là bạn, núi non là nhà.
Quang âm thấm thoắt bay qua
Thạch ông lẩn thẩn tuổi đà sáu mươi.
Xét mình thân thuộc không ai
Cho nên mong có chút trai nối giòng
Để sau hương hỏa tổ tông
Còn như thành bại mặc lòng trời toan.
Trải bao nhiêu sự nguy nan
Vợ chồng họ Thạch lòng vàng chẳng lay:
Vợ thì gánh nước liền tay
Để đem bố thí người nay lỡ đường.
Chồng thì khơi cống, khơi mương
Luôn tay cuốc thuổng sửa đường người qua.
Tiếng đồn khắp cả gần xa
Trong thôn ngoài ấp đều là cảm khen.
Lời phàm thấu cửu trùng thiên
Hỏi qua Vương Mẫu sự duyên thế nào?
Cùng là Bắc Đẩu, Nam Tào
Cớ sao họ Thạch công lao mà hèn?
Thần tiên đặt gối tâu lên
Trước sau số mệnh, phúc duyên mọi bề.
Ngọc Hoàng chỉ phán tức thì:
Truyền đòi thái tử cho đi xuống trần;
Làm con họ Thạch đền ân
Thọ trường trăm tuổi danh thơm sẽ về.
Ba mươi tuổi trước hàn vi
Đoạn xong vận kiển tới kỳ hanh thông.
Bấy giờ tỏ rạng mây rồng
Giàu sang bốn bể, vẫy vùng tám phương.
Thái tử nghe phán tỏ tường
Cúi vâng ngọc chỉ trổ đường đầu thai.
Thiều ca chỗi chập lưng trời
Quần tiên đưa đón đoạn thôi trở về.
Đoạn này họ Thạch mỏi mê
Chiêm bao thấy có rồng kề một bên.
Tiêu thiều, nhã nhạc vang rền
Tỉnh ra chồng vợ muôn nghìn vui tươi.
Thạch bà từ đấy thụ thai
Tu nhân bồi nghĩa chẳng rời phút giây.
Ai ngờ sự lạ lùng thay
Ba năm hoài nghén mà rày chưa sinh!
Vợ chồng họ Thạch hãi kinh
Cùng nhau than thở một mình mà thôi.
Than rằng: Nhân nghĩa trọn đời
Cớ sao mặc phải tội trời thế ni?
Chắc rằng yêu quái giống chi
Hiện vào báo hại nền thì nghén lâu!
Thạch bà tầm tã tuồn châu
Ngày đêm lo nghĩ buồn rầu lắm thay!”
Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện Thạch Sanh
Hình tượng Thạch Sanh anh dũng, không ngại gian khó và có tấm lòng nhân hậu đã bộc tả những khát vọng của người dân. Họ luôn muốn có một người “anh hùng”, một người thực thi công lý để có thể đứng ra bảo vệ được đất nước và nhân dân.
Bên cạnh đó hình tượng Lý Thông và Thạch Sanh được xây dựng khá khéo léo. Lý Thông biểu trưng cho những kẻ không từ mọi thủ đoạn để có được lợi, Thạch Sanh đại diện cho những người dân hiền lành, chất phác. Bên cạnh đó truyện cũng muốn giúp ta hiểu rõ hơn về việc đối nhân xử thế, nhân quả “Gieo gió gặp bão”.
Và cuối cùng thông qua chi tiết ở cuối truyện, Thạch Sanh gảy đàn cho quân lính 18 nước chư hầu và đãi họ một bữa cơm trước khi về nước còn thể hiện tình yêu hòa bình, tự do của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh niêu cơm thần ăn mãi không vơi chính là biểu trưng cho mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Nghe truyện Thạch Sanh bản MP3
Nếu bạn yêu thích mạch truyện ly kì, hấp dẫn được kể bằng một tông giọng trầm ấm, nhiều cảm xúc thì đừng bỏ qua bản MP3 về truyện cổ tích Thạch Sanh này nhé!
Bạn có thể nghe truyện Thạch Sanh bản MP3: Truyện Thạch Sanh
Xem phim truyện cổ tích Thạch Sanh
Bạn muốn thưởng thức câu chuyện tuổi thơ một cách sinh động, chân thực thì không nên bỏ lỡ câu truyện Thạch Sanh bản người đóng. Truyện cổ tích Thạch Sanh bản phim truyện là tuổi thơ của khá nhiều người, với lối diễn mộc mạc, các diễn viên đem đến cho người xem khá nhiều cảm xúc.
Bạn có thể xem phim cổ tích Thạch Sanh: Thạch Sanh Lý Thông – Phim Cổ Tích Việt Nam [HD]
Xem phim hoạt hình truyện cổ tích Thạch Sanh
Nếu muốn đem đến cho các bạn nhỏ câu truyện tuổi thơ này một cách gần gũi nhất thì bạn có thể tham khảo bộ phim hoạt hình cổ tích Thạch Sanh bên dưới đây.
Bạn có thể xem phim hoạt hình truyện cổ tích Thạch Sanh:
Trên đây là Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện cổ tích dân gian Thạch Sanh mà Pgdphurieng.edu.vn muốn gửi đến bạn. Hãy cùng xem và chia sẻ với Pgdphurieng.edu.vn nhé. Mong bạn thấy những thông tin trên hữu ích.
Chọn mua snack, rong biển chất lượng tại Pgdphurieng.edu.vn để thưởng thức nhé:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện cổ tích dân gian Thạch Sanh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.