Bạn đang xem bài viết Ý nghĩa của cây kèn hồng, hình ảnh, cách trồng và chăm sóc tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cây kèn hồng có xuất xứ từ Châu Mỹ, sau đó được du nhập vào các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Khi đến mùa nở hoa, cây kèn hồng nở rộ hoa màu hồng rất đẹp, tạo nên một cảnh quan vô cùng đẹp mắt, do đó loại cây này được trồng để làm cây cảnh ở công viên, ven đường.
Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu chi tiết ý nghĩa của cây kèn hồng, hình ảnh, cách trồng và chăm sóc tại nhà qua bài viết sau nhé!
Cây kèn hồng là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây kèn hồng
Cây kèn hồng còn được gọi là cây chuông hồng, có tên khoa học là Tabebuia rosea và thuộc họ Bignoniaceae (họ Đinh). Cây kèn hồng có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia châu Mỹ, sau đó được du nhập và trồng ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Thái Lan, Việt Nam.
Vào tầm khoảng tháng 4 đến tháng 6 là thời điểm cây kèn hồng sẽ nở rộ những cánh hoa màu hồng nhẹ nhàng, cuốn hút, tạo nên một cảnh quan đẹp mắt. Cây mang ý nghĩa tượng trưng cho sự ngọt ngào, lãng mạn và nên thơ đối với tình yêu đôi lứa.
Đặc điểm, phân loại cây kèn hồng
Cây kèn hồng là loại cây thân gỗ, nếu sinh trưởng trong môi trường lý tưởng có thể cao đến 15m, đường kính thân cây trung bình khoảng 50cm. Cây có tán lá hình dù khá rộng và có nhiều cành, lá cây có hình dáng bầu dục thuôn dài, dài từ 3-12cm, mép lá không có răng cưa và mặt trên nhẵn.
Cây thường nở hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 6, lúc này cây sẽ rụng hết lá, chỉ có hoa sẽ nở rộ ở đầu cành màu hồng phấn rất đẹp. Hoa có dạng hình chuông mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 4-7 bông hoa nhỏ.
Khi hoa đã tàn thì sẽ có quả, quả cây kèn hồng có hình trụ dài, kích thước khoảng 7-16 cm, bên trong quả có nhiều hạt có cánh, có thể bay trong gió.
Cây kèn hồng là loại cây ưa sáng, ưa ẩm, có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, sống tốt được trên nhiều loại đất, nhưng phù hợp nhất là ở những nơi đất khô, ẩm và thoát nước tốt.
Tác dụng của cây kèn hồng
Tác dụng đối với sức khỏe
Nhờ có hình dáng cao lớn cùng với tán cây phát triển rộng nên cây kèn hồng có thể dùng để làm cây cảnh che bóng mát, giảm thiểu tác động của tia UV đối với sức khỏe và góp phần thanh lọc không khí trong lành.
Tác dụng làm đẹp
Cây kèn hồng được trồng với mục đích chính là làm đẹp cho cảnh quan tại nhiều nơi như công viên, ven đường, vườn hoa để vừa che bóng mát, vừa làm cây tiểu cảnh, trang trí.
Cách trồng và chăm sóc cây kèn hồng
Cách trồng cây kèn hồng tại nhà
Đất trồng
Cây kèn hồng có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng bạn nên ưu tiên chọn đất thịt, có nhiều dinh dưỡng và đặc biệt là khả năng thoát nước tốt để không ngập úng gây thối rễ.
Đào hố trồng cây
Đào sẵn một hố sâu 30x30cm hay lớn hơn ở tại nơi mà bạn muốn trồng cây, rải vào hố đấy 0.5kg phân chuồng ủ hoai hay phân hữu cơ rồi lấp lại, nên thực hiện trước khi trồng từ 7-10 ngày.
Tiêu chuẩn cây giống
Cây kèn hồng được trồng chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt hay giâm cành. Phương pháp giâm cành sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn, nên chọn những cành non từ cây mẹ khỏe mạnh, ngâm trong dung dịch kích rễ vài giờ rồi đem đi trồng trong bầu đất.
Còn nếu gieo hạt thì bạn nên chọn hạt chất lượng, không bị sâu bệnh hay lép. Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 1 ngày để kích mầm mọc nhanh.
Tiến hành trồng cây
Sau khi đã chuẩn bị được đất trồng, hạt giống hay cành giâm thì bạn tiến hành trồng theo các bước sau:
Bước 1 Chuẩn bị bầu đất có trộn cát pha, đất thịt, mùn, vỏ trấu.
Bước 2 Gieo hạt giống đã ngâm hay cắm cành non vào bầu đất. Sau đó bạn tưới nước cho cây để duy trì độ ẩm thích hợp đến khi hạt nảy mầm, cành giâm ra rễ và trồng đến khi cây đạt chiều cao khoảng 60-80cm, đường kính gốc từ 2-3cm. Nếu không có thời gian thì bạn có thể mua cây giống tại vườn.
Bước 3 Dùng kéo rạch bỏ bao nilon cẩn thận để không làm vỡ bầu đất, sau đó đặt bầu đất chứa cây giống vào hố trồng rồi lấp đất lại.
Lưu ý: Không nên trồng cây quá sâu, chỉ nên cách mặt đất từ 15-20cm. Nếu cây ở nơi có gió mạnh thì nên cắm cọc và buộc cây vào để không bị bật gốc, gãy cây.
Cách chăm sóc cây kèn hồng
Nước tưới
Sau khi vừa mới trồng cây xong thì bạn có thể tưới nước ngay, đảm bảo độ ẩm đất ở khoảng 70% trong 15 ngày đầu để rễ phát triển. Bạn có thể tưới mỗi ngày 3-5 lít nước, nếu thời tiết ẩm, có mưa thì có thể cách 3-5 ngày tưới một lần.
Phân bón
Khi cây đã cao khoảng 30cm thì bạn có thể bón phân cho cây ở dạng phân pha loãng với nước và tưới định kỳ 1 tuần 1 lần.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây kèn hồng
Khi trồng và chăm sóc cây kèn hồng bạn nên lưu ý một số điều sau:
-
Khi trời nắng nóng thì nên tưới thêm nước cho cây, mùa mưa thì nên thoát nước để rễ cây không bị úng.
-
Là loại cây thân gỗ nên dễ bị sâu, côn trùng làm tổ, do đó bạn nên phun thuốc diệt côn trùng lên thân cây hay bôi vôi quanh gốc để bảo vệ cây.
15 hình ảnh đẹp về cây kèn hồng
Trên đây là những thông tin chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây kèn hồng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này!
Mua trái cây tươi bán tại Pgdphurieng.edu.vn để chưng ngày Tết:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ý nghĩa của cây kèn hồng, hình ảnh, cách trồng và chăm sóc tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.