Bạn đang xem bài viết Ý nghĩa, cách trồng và công dụng chữa bệnh bất ngờ của hoa chuối rừng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hoa chuối rừng là loài hoa mang vẻ đẹp rực rỡ và có công dụng chữa bệt bất ngờ. Trong bài viết dưới đây, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu ý nghĩa, cách trồng và công dụng chữa bệnh bất ngờ của hoa chuối rừng nhé.
Giới thiệu về cây chuối rừng
Cây chuối rừng, còn có tên gọi khác là cây chuối hột rừng hay cây chuối hoang, tên khoa học là Musa Acuminata Colla. Chuối rừng là loài chuối dại, mọc nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây chuối rừng xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền núi như Trường Sơn, Tây Nguyên, Tây Bắc,…
Cây chuối rừng có chiều cao khoảng 3 – 4m, là loài cây thân xốp với phiến lá dài, gần giống với cây chuối ta. Quả chuối rừng có màu đen, hạt li ti và có đường kính khoảng 4 – 5cm. Mỗi buồng chuối rừng sẽ có khoảng 5 – 10 nải chuối.
Hoa chuối rừng có màu đỏ tươi, mọc hướng thẳng đứng lên trời, khác với hoa chuối thông thường. Ở giữa hoa thông thường sẽ có những quả chuối mọc thẳng ở phần ngọn hoa.
Ý nghĩa hoa chuối rừng trong phong thủy
Trong phong thủy, hình ảnh hoa chuối rừng đỏ tươi, mọc thẳng đứng ở ngọn tượng trưng cho dương khí, mang đến nguồn năng lượng tích cực cho ngôi nhà. Nhiều người cho rằng, hoa chuối rừng mang ý nghĩa cho sự sinh sôi nảy nở, thu hút tài lộc, vận may cho gia chủ.
Công dụng chữa bệnh của hoa chuối rừng
Cây chuối rừng luôn được đánh giá cao về giá trị y học. Mỗi bộ phận của cây chuối rừng như quả chuối rừng, hạt chuối rừng, vỏ quả chuối rừng, lá chuối rừng,… đều có những công dụng nhất định trong việc trị bệnh. Ngoài ra, hoa chuối đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn uống, có thể chế biến thành các món ăn tốt cho sức khỏe.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh, trong y học, hoa chuối rừng cũng có công dụng đặc biệt mà nhiều người chưa biết. Hoa chuối rừng sẽ giúp tăng tiết sữa đối với các sản phụ sau khi sinh em bé và đang gặp tình trạng thiếu sữa.
Hoa chuối rừng còn có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị thiếu máu và tiểu đường. Chất xơ và hàm lượng sắt có trong hoa chuối rừng có thể giải quyết tình trạng thiếu máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, loài hoa này còn giúp giảm các triệu chứng sỏi thận, sỏi bàng quang, nhờ vào các hợp chất có trong hoa, các acid dễ đóng cặn trong thận, bàng quang có thể hòa tan và giúp nước tiểu trong hơn.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa chuối rừng
Kỹ thuật trồng
- Thời vụ trồng cây
Cây chuối rừng có thể phát triển tốt vào tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên, nếu bạn trồng cây vào khoảng tháng 3, cây sẽ bén rễ nhanh và có tỷ lệ sống cao hơn do điều kiện khí hậu mát mẻ, thuận lợi.
- Chuẩn bị đất trồng
Để trồng cây chuối rừng, bạn cần chuẩn bị hố trồng cây. Hố cần đảm bảo kích thước tối thiểu là 60x50x50cm. Nếu trồng nhiều cây chuối, bạn nên đặt khoảng cách giữa các hố là 3m. Ngoài ra, bạn cũng cần bón lót trước vào đất phân chuồng hoai mục 20kg +1kg phân Super Lân + 1kg vôi bột, giúp khử trùng đất và diệt sạch mầm bệnh.
- Tiêu chuẩn chọn cây con
Bạn cần lựa chọn những cây con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Cây con nên cao khoảng 1m và có cả búp, lá.
- Xử lý cây con:
Bạn làm sạch cây con bằng cách gọt sạch củ và bẹ lá, sau đó ngâm vào trong dung dịch 666 – 6% pha tỉ lệ 1/50 trong một phút. Điều này sẽ giúp loại trừ các mầm bệnh gây hại cho cây. Tiếp theo, bạn trồng cây con vào những hố đã chuẩn bị sẵn, lấp đất phủ và lèn chặt phần gốc cho cây đứng thẳng, không bị xiêu vẹo. Bạn tưới nước cho cây ngay sau đó để cung cấp độ ẩm cho rễ cây mau bén.
Kỹ thuật chăm sóc
- Làm cỏ
Vào định kỳ mỗi tháng, bạn nên dọn cỏ dại một lần xung quanh cây, đồng thời vun xới và xáo đất ở gốc cây để cây thoáng khí hơn.
- Bón phân cho cây
Bạn bón phân cho cây theo liều lượng phân NPK theo tỷ lệ 1:1,5:1,5 cho mỗi cây/năm, vào 3 thời điểm khác nhau như sau:
Đối với vườn chuối cũ, bạn bón phân sau thời kỳ mùa đông, lúc cây bắt đầu sinh trưởng lại.
Bón thúc cho cây: Bạn bón phân vào giai đoạn cây sinh trưởng mạnh mẽ nhất – thời điểm cây chuẩn bị phân hóa mầm hoa
Bón thúc cho quả: Bạn bón phân sau khi cây đã ra buồng.
Bạn cần làm vệ sinh vườn chuối thường xuyên để kịp thời phát hiện các sâu, bệnh gây hại. Nếu ít, bạn có thể dùng tay để loại bỏ. Nếu nhiều, bạn cần dùng các chế phẩm sinh học như Furadan 3G (dùng diệt bọ vòi voi), thuốc Trebon (dùng diệt bọ lẹt) và Decamethrin 01- 0,15% Dipterex (dùng diệt sâu bọ vẽ).
Mua cây hoa chuối rừng ở đâu và giá bao nhiêu?
Bạn có thể tìm mua cây chuối rừng tại các cửa hàng cây cảnh hoặc các trang thương mại điện tử. Cây chuối rừng hiện đang được bán với mức giá dao động khoảng 65.000 – 100.000 đồng/cây.
Những hình ảnh đẹp về hoa chuối rừng
Qua bài viết, Pgdphurieng.edu.vn hy vọng bạn đã có thể hiểu thêm về loài hoa chuối rừng vừa đẹp, vừa giá trị này nhé.
Nguồn: Hellobacsi
>>Ý nghĩa và bí quyết trồng, chăm sóc hoa ly lùn ra hoa đẹp
>>Cách trồng và chăm sóc hoa tử la lan đơn giản, hoa nở đẹp lung linh
>>Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa thu hải đường nở hoa đều, đẹp
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ý nghĩa, cách trồng và công dụng chữa bệnh bất ngờ của hoa chuối rừng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.