Bạn đang xem bài viết Xét nghiệm Covid-19: Test nhanh và test PCR có ưu, nhược điểm nào? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trước các diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, test nhanh và test PCR là những phương pháp xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về các ưu, nhược điểm của 2 phương pháp này nhé!
Xét nghiệm nhanh là gì?
Xét nghiệm nhanh (hay còn gọi là xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm nhanh kháng nguyên) là phương pháp xét nghiệm sử dụng dịch tiết khu vực hầu họng để xác định kết quả bằng cách sử dụng que (tăm) bông chuyên dụng đưa qua lỗ mũi để lấy dịch tiết.
Với khả năng cho kết quả nhanh chóng nên đây là phương pháp xét nghiệm được sử dụng phổ biến để phát hiện các ổ dịch đang bùng phát, từ đó giúp ngăn chặn và giảm khả năng lây lan của dịch bệnh.
Xét nghiệm nhanh cho kết quả nhanh chóng
Xét nghiệm PCR là gì?
Xét nghiệm PCR được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong xét nghiệm Covid-19 nhờ độ nhạy và độ chính xác cao.
Giống như xét nghiệm nhanh, xét nghiệm PCR cũng lấy mẫu bệnh phẩm ở đường hô hấp (dịch ở mũi hoặc nước bọt) nhưng test PCR có thể phát hiện người nhiễm bệnh ngay cả khi họ không có biểu hiện hoặc triệu chứng.
Xét nghiệm PCR cần được thực hiện trong phòng thí nghiệm với các thiết bị chuyên dụng
Nguyên tắc hoạt động của test nhanh và test PCR
Test nhanh hoạt động như thế nào?
Phương pháp xét nghiệm (test) nhanh dựa trên cơ chế hoạt động chống lại kháng nguyên của hệ miễn dịch.
Kháng nguyên là các tác nhân lạ, thông thường có bản chất là protein, khi xâm nhập vào cơ thể, chúng gây ra các phản ứng miễn dịch thông qua việc kích hoạt kháng thể.
Mẫu bệnh phẩm được lấy bằng que (tăm) bông sẽ được cho vào dung dịch đặc biệt có chứa muối và xà phòng nhằm phá vỡ tế bào virus, làm lộ ra các đoạn protein đặc trưng ở lớp vỏ ngoài của chúng.
Toàn bộ dung dịch thu được sẽ tiếp tục được nhỏ vào khay thử trên que thử có chứa kháng thể đặc hiệu với virus SARS-CoV-2. Nếu trong mẫu thử có chứa kháng nguyên là virus Corona, các kháng thể sẽ bám vào và làm xuất hiện vạch màu đỏ trên que thử.
Test nhanh hoạt động dựa trên cơ chế kháng nguyên – kháng thể
Test PCR hoạt động như thế nào?
Khác với phương pháp test nhanh, xét nghiệm PCR sử dụng phương pháp hiện đại hơn là khuếch đại vật liệu di truyền (đoạn axit ribonucleic – RNA) của virus Corona, giúp phát hiện sự hiện diện của chúng ngay cả khi trong mẫu thử chỉ chứa một đoạn gen rất nhỏ.
Kỹ thuật được sử dụng trong phương pháp này được gọi là phản ứng chuỗi polymerase gồm quá trình chuyển đổi vật liệu di truyền của virus từ đoạn RNA thành đoạn DNA sợi đơn. Đoạn DNA vừa tách sẽ được gắn vào đoạn DNA mồi để đảm bảo chỉ có đoạn DNA của virus Corona là được sao chép.
Quá trình này được lặp đi lặp lại trong khoảng 30 – 40 lần nhằm khuếch đại số lượng của các bản sao DNA Trong quá trình đó, các đoạn gen cũng được nhuộm huỳnh quang giúp xác định có phải là đoạn gen của virus Corona hay không.
Test PCR là kỹ thuật khuếch đại đoạn DNA
Đối tượng cần xét nghiệm Covid
Những ai cần thực hiện test nhanh
Xét nghiệm nhanh có ý nghĩa quan trọng trong việc sàng lọc và chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm bệnh, giúp khoanh vùng và đánh giá mức độ lây nhiễm. Do đó, test nhanh thường được sử dụng trong cộng đồng để đánh giá yếu tố dịch tễ và ngăn chặn khả năng lây lan.
Test nhanh cho kết quả chính xác nhất trong trường hợp người bệnh đang xuất hiện các triệu chứng ho khan, khó thở, sốt cao,…
Người có các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm Covid-19 cần thực hiện test nhanh
Test PCR thực hiện trong trường hợp nào?
Khác với test nhanh, test PCR có thể cho kết quả có độ chính xác cao và phát hiện người nhiễm Covid-19 ngay cả khi họ chưa có biểu hiện nhiễm bệnh nào.
Do đó, test PCR giúp xác định người nhiễm bệnh và thường được chỉ định trong một số trường hợp như:
- Người nghi nhiễm Covid-19.
- Người từng có tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19.
- Người nhập cảnh từ quốc gia đang có dịch Covid-19.
- Xét nghiệm giám sát cộng đồng.
Test PCR được chỉ định trong trường hợp có người nhập cảnh từ khu vực có dịch
Ưu điểm của test nhanh và test PCR
Ưu điểm của test nhanh
- Kết quả nhanh chóng (khoảng 15 – 30 phút).
- Đơn giản, dễ thực hiện nên bất kỳ ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà.
- Giúp đánh giá và khoanh vùng nơi có dịch, làm chậm sự lây lan của virus.
Bạn có thể tự test nhanh tại nhà
Ưu điểm của test PCR
- Độ nhạy cao, có thể phát hiện virus Corona chỉ với một đoạn gen nhỏ.
- Độ chính xác cao, gần như là 100%.
- Ngoài việc phát hiện sự hiện diện của virus, test PCR còn xác định tải lượng virus, giúp tránh khả năng lây bệnh.
Xét nghiệm PCR cho kết quả chính xác cao
Nhược điểm của test nhanh và test PCR
Nhược điểm của test nhanh
- Độ nhạy không cao, cần phải có đủ tải lượng virus trong cơ thể thì mới cho kết quả chính xác. Vì thế, nếu thực hiện quá sớm hoặc quá muộn thì kết quả có thể không chính xác.
- Độ chính xác không cao, dễ cho kết quả nhầm lẫn.
Test nhanh có tính chính xác không cao, vẫn có trường hợp âm tính hoặc dương tính giả
Nhược điểm của test PCR
- Phương pháp này đòi hỏi thiết bị hiện đại, người thực hiện phải có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
- Chi phí thực hiện cao.
- Thời gian cho ra kết quả lâu, có thể mất từ 1 – 5 ngày để cho ra kết quả.
Test PCR đòi hỏi thiết bị hiện đại và người thực hiện có kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao
Hướng dẫn cách tự test nhanh tại nhà
Chuẩn bị: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn.
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Giữ tư thế ngồi, đầu nghiêng 70 độ về phía sau, cầm cán que (tăm) bông nhẹ nhàng đưa qua lỗ mũi kết hợp xoay tròn theo khoang mũi cho tới khi thấy có lực cản nhẹ.
- Bước 2: Xoay tròn que (tăm) bông 3 – 5 lần và giữ yên trong khoảng 10 giây.
- Bước 3: Nhẹ nhàng rút que ra khỏi mũi và cho vào ống chứa dung dịch đệm.
- Bước 4: Nhúng đầu que (tăm) bông lấy mẫu vào ống chiết, xoay và miết đầu que (tăm) bông vào đáy và thành ống khoảng 10 – 15 lần để lấy toàn bộ dịch tiết, sau đó ngâm que trong dung dịch khoảng 1 – 2 phút.
- Bước 5: Bóp 2 thành ống ép vào que, từ từ kéo que ra khỏi ống để lấy nhiều dịch nhất có thể.
- Bước 6: Nhỏ 3 – 5 giọt mẫu chiết vào khay thử, đợi 15 phút sau đọc kết quả.
Đọc kết quả:
- Xuất hiện 1 vạch ở vị trí C và 1 vạch ở vị trí T: kết quả dương tính.
- Chỉ có 1 vạch ở vị trí C: kết quả âm tính.
- Không xuất hiện vạch nào ở cả vị trí C và T: mẫu thử không hợp lệ hoặc que thử không đảm bảo chất lượng và cần thực hiện lại.
Cách đọc kết quả trên que test
Lưu ý khi đi xét nghiệm Covid
Đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang là biện pháp bảo vệ sức khỏe đơn giản và hiệu quả, góp phần ngăn chặn nguy cơ lây lan cũng như giúp đẩy lùi dịch bệnh.
Covid-19 lây lan qua các giọt bắn từ đường hô hấp, trong trường hợp đi xét nghiệm Covid thì chúng ta chưa thể xác định được xung quanh có người nhiễm bệnh hay không, do đó việc đeo khẩu trang là vô cùng cần thiết.
Bạn cần lưu ý đeo khẩu trang thường xuyên, không tháo khẩu trang nơi công cộng hoặc kéo thấp xuống cằm vì sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm. Và lưu ý mang theo khẩu trang mới để có thể thay khi cần thiết.
Đeo khẩu trang đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng
Khử khuẩn tay thường xuyên
Ngoài khả năng lây nhiễm qua giọt bắn, virus Corona còn có thể lây lan khi bạn dùng tay tiếp xúc vào các bề mặt có chứa virus rồi đưa lên mắt, mũi hoặc miệng.
Do đó, khử khuẩn tay thường xuyên bằng cồn sát khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn cũng là một biện pháp giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh, từ đó bảo vệ tốt cho bẩn thân và những người xung quanh.
Khử khuẩn tay thường xuyên để phòng bệnh
Giữ khoảng cách với mọi người
Covid-19 không chỉ lây lan khi tiếp xúc gần mà còn có thể lây qua các giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc khi nói chuyện.
Khoảng cách an toàn tối thiểu là 1 mét, do đó khi đến nơi đông người bạn cần cố gắng đứng cách xa người đối diện, kết hợp với đeo khẩu trang để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh.
Giữ khoảng cách nơi công cộng để phòng tránh Covid-19
Các lưu ý khác
- Không chạm tay vào mắt, mũi và miệng.
- Hạn chế tiếp xúc gần ở nơi đông người.
- Thực hiện tự cách ly tại nhà khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
- Thường xuyên vệ sinh và khử trùng các vật dụng, bề mặt bạn hay tiếp xúc.
Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng
Các địa chỉ test nhanh và test PCR uy tín
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Viện Pasteur TP.HCM, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP.HCM, Viện Y tế công cộng TP.HCM, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM,…
- Tại Hà Nội: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương,…
Xem thêm:
- Hướng dẫn điều trị Covid tại nhà đúng cách cho bệnh nhân F0
- Test PCR Covid là gì? Bao lâu có kết quả? Test như thế nào?
- Những việc cần làm khi đến bệnh viện khám bệnh trong mùa dịch Covid-19
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn thông tin về 2 phương pháp test nhanh và test PCR trong xét nghiệm Covid-19. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: OFS HealthCare, UMassChan Med, Memorial Healthcare
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Xét nghiệm Covid-19: Test nhanh và test PCR có ưu, nhược điểm nào? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.