Bạn thường xem các giải đua xe đạp trên tivi nhưng chưa biết rõ dòng xe này có đặc điểm như thế nào. Bạn thắc mắc khi sử dụng xe đạp đua có cần lưu ý gì hay không. Nếu vậy, đừng bỏ qua bài viết này vì Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp cho bạn thông tin về xe đạp đua cũng như ưu và nhược điểm của chúng.
Xe đạp đua là gì?
Xe đạp đua hay còn gọi là xe đạp cuộc (xe road) là loại xe được thiết kế để đi trên đường trải nhựa bằng phẳng và người dùng muốn chạy với tốc độ cao. Bộ khung của xe thường được thiết kế thanh mảnh, lốp nhỏ và người lái sẽ cuối về phía trước khi chạy.
Đối với dòng xe này, mọi người ai cũng có thể sử dụng, đặc biệt là những bạn có đam mê về tốc độ và muốn luyện tập để tham gia các cuộc thi đua xe đạp.
Khi sử dụng loại xe này bạn có được điểm lợi về tốc độ, nhưng bù lại, bạn không thể đi quá nhanh ở những đoạn đường xấu, gập ghềnh. Vỏ và ruột xe của loại xe đạp đua thường mỏng hơn các loại xe khác để giảm trọng lượng, giảm ma sát để tăng tốc độ. Do đó, bánh xe hạn chế về độ bám đường, dễ trơn trượt, không hiệu quả cho các đoạn đường địa hình khó.
Ưu điểm và nhược điểm của xe đạp đua
Ưu điểm của xe đạp đua
- Tốc độ: Xe đạp đua có thể chạy nhanh trên các địa hình bằng phẳng nhờ vào vỏ và ruột xe thường mỏng hơn những loại xe khác, giảm độ ma sát với mặt đường.
- Trọng lượng: Xe có trọng lượng nhẹ vì phần khung có thiết kế thanh mảnh, lốp xe nhỏ.
- Sức bền: Xe đạp đua chính hãng thường có độ bền cao vì phần lớn xe được thiết kế để đáp ứng tốt các điều kiện trong những trận đấu đua xe đạp.
- Đối tượng sử dụng: Ai cũng có thể sử dụng dòng xe đạp này, tùy vào chiều cao và mục đích sử dụng mà người dùng có thể chọn cho mình chiếc xe phù hợp.
Nhược điểm của xe đạp đua
- Dễ trơn trượt: Xe đạp đua sở hữu bánh xe có lốp xe nhỏ nên bám đường kém khi trời mưa, đường trơn, hoạt động kém hiệu quả trên đường ghồ ghề.
- Giá thành cao: Giá xe đạp đua này khá đắt, dao động khoảng 2 triệu – 20 triệu.
- Không có bộ phận chắn bùn: Xe đạp đua không được lắp sẵn bộ phận chắn bùn. Vì vậy người dùng cần lắp thêm nếu sử dụng khi trời mưa.
Những lưu ý khi sử dụng xe đạp đua
Không chỉnh yên ngồi quá thấp
Khi chạy xe bạn không nên chỉnh yên ngồi quá thấp vì việc này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sẽ làm mỏi lưng, đau cơ và có cảm giác không thoải mái khi lái. Bạn nên điều chỉnh yên xe sao cho gót chân của mình chạm vào bàn đạp ở vị trí thấp nhất khi ngồi trên yên. Ngoài ra, mũi bàn chân cần phải chạm được tới mặt đất để đảm bảo bạn có thể giữ được thăng bằng.
Hạ thấp trọng tâm cơ thể
Khi lái xe, bạn nên hạ thấp trọng tâm cơ thể vì việc này đem lại nhiều lợi ích cho người chạy. Đầu tiên, việc hạ thấp cơ thể sẽ giúp bạn hạn chế được sức cản của gió, bạn có thể chạy nhanh và không cần mất quá nhiều sức. Thứ hai, hạ thấp trọng tâm còn giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn khi đi qua những địa hình ghồ ghề. Thêm vào đó, bạn có thể tựa tay vào tay cầm lái để nghỉ ngơi dưỡng sức.
Sử dụng bộ chuyển tốc đúng cách
Sử dụng đúng bộ chuyển tốc sẽ giúp bạn di chuyển thuận tiện hơn vì mỗi loại địa hình yêu cầu bạn cần biết linh hoạt điều chỉnh bộ chuyển tốc nhanh, chậm khác nhau. Do đó, bạn có thể chạy thử trước và sử dụng các cấp số khác nhau để biết được cách điều khiển tốc độ trong mọi tình huống.
Chẳng hạn, nếu đang di chuyển trên một địa hình bằng phẳng nhưng bỗng gặp một con dốc, bạn cần phải thay đổi tốc độ lái chậm hơn để có thể vượt qua dễ dàng và đảm bảo an toàn cho bản thân.
Sử dụng quần áo thoải mái, dễ thoát mồ hôi
Quần áo thể thao cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc lái xe của bạn. Khi bạn chạy xe đạp thể thao mồ hôi sẽ thoát ra nhiều, đồng thời nhịp tim cũng tăng lên so với bình thường. Nếu bạn sử dụng quần áo không thấm hút mồ hôi, không thoáng mát, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy nóng lực, khó chịu và mệt mỏi.
Vì thế, bạn cần hít thở đều đặn trong quá trình lái xe, không sử dụng quần áo quá bó sát tránh ảnh hưởng đến hô hấp. Bạn nên ưu tiên chọn lựa trang phục thoải mái, dễ thoát mồ hôi giúp bạn đỡ mệt mỏi, luôn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về xe đạp đua và biết được những lưu ý trong quá trình chạy xe đạp. Mọi thắc mắc các bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới để được Pgdphurieng.edu.vn hỗ trợ nhé!