Bạn đang xem bài viết Xây dựng thực đơn cho người suy thận tiểu đường để kiểm soát bệnh hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn có biết chế độ ăn là rất quan trọng với những người suy thận tiểu đường. Vì vậy, hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn đi tìm cách xây dựng thực đơn cho người tiểu đường suy thận nhé!
Vì sao người bị tiểu đường suy thận cần phải xây dựng thực đơn riêng?
Tiểu đường suy thận là một căn bệnh khá nguy hiểm, nên chế độ ăn là một trong những phương pháp hỗ trợ kiểm soát căn bệnh này hiệu quả và quan trọng nhất. Vì một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp cơ thể người bệnh ổn định lượng đường trong máu, cũng như giảm lượng chất thải có hại mà thận phải xử lý, không để tình suy thận trở nên nặng hơn.
Chế độ ăn của một người tiểu đường suy thận tùy phụ thuộc vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: Lượng calo, lượng đường, độ tuổi, những loại thuốc đang sử dụng,… Vì vậy, đừng tự ý xây cho mình một thực đơn mà hãy tham khảo qua các chuyên gia hoặc bác sĩ nhé!
Những thực phẩm hạn chế khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường suy thận
Cắt giảm protein
Khi chức năng thận bị suy giảm, nó sẽ không thể loại bỏ hết được các chất thải từ protein. Ví dụ như ure nếu không được lọc, ure sẽ tích tụ trong cơ thể, lâu dần gây ra những biến chứng cho cơ thể như biếng ăn, suy giảm trí nhớ hay tệ hơn là hôn mê.
Hạn chế những thực phẩm giàu protein như: Các loại thịt đỏ, pho mát,… thay vào đó những thực phẩm có lượng protein thấp như: Thịt gà, cá, đậu nành,…
Hạn chế natri (muối)
Khi bạn tiếp thu quá nhiều natri, sẽ khiến cơ thể cần nạp một số lượng lớn nước, dẫn đến nhu cầu lọc máu ở thận tăng và có thể quá tải. Nếu bạn suy thận giai đoạn 1 – 3 được khuyến cáo chỉ nên dùng 2000 – 3000mg muối/ mỗi ngày, giai đoạn 4 thì từ 1000 – 1500mg/ mỗi ngày.
Bạn có thể hạn chế natri trong thức ăn bằng cách không dùng muối để nêm nếm món ăn, thay vào đó có thể dùng các loại gia vị tự nhiên như: Bột mùi tây, bột quế,… để tăng hương vị món ăn.
Không ăn đồ ăn đóng hộp, hạn chế các gia vị và đồ ăn có lượng natri cao như: Củ quả ngâm, nước mắm, sốt BBQ,…
Không dung nạp nhiều thực phẩm chứa photpho
Photpho tích tụ trong máu do chức năng thận giảm sẽ gây loãng xương. Thông thường người suy thận cấp 1 và 2 không cần phải giảm ăn các thực phẩm có photpho, tuy nhiên từ cấp độ 3 trở lên thì bạn chỉ được dùng từ 800 – 1.000mg/ mỗi ngày.
Các thực có nhiều photpho như: Bột yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt,… Nên thay thế bằng: bánh mì trắng, gạo,..
Hạn chế thực phẩm giàu kali
Khi thận hoạt động kém hiệu quả thì lượng kali trong cơ thể sẽ không ổn định và gây tác động xấu đến tim và cử động cơ bắp. Theo khuyến cáo thì những người suy thận giai đoạn 4 không nên hấp thụ vượt quá 2000 – 3000mg kali mỗi ngày. Hãy ăn những thực phẩm có lượng kali thấp như: Nho, táo, xà lách mùa hè, rau diếp,… Hạn chế sữa bò, chuối, khoai tây, khoai lang,…
Những thực phẩm nên dùng khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường suy thận
Nên ăn nhiều chất béo tốt
Chất béo tốt là những chất béo chưa bão hòa như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu oliu,… Chất béo tốt sẽ giúp cơ thể ổn định cũng như làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
Bạn nên tránh những chất béo có trong mỡ, da, nội tạng động vật,… cũng như các chất béo công nghiệp có trong thực phẩm ăn nhanh, đồ chế biến sẵn.
Bổ sung chất xơ
Nên ưu tiên bổ xung chất xơ cho cơ thể của người tiểu đường suy thận, nhất là những loại rau có màu xanh lá. Vì nó không chỉ giúp giảm nguy cơ tăng cholesterol mà còn giảm lượng đường trong máu.
Rau củ bạn nên hấp, luộc thay vì chiên, xào hoặc thêm sốt có chất béo.
Gợi ý thực đơn cho người suy thận tiểu đường
Lưu ý
Thực đơn sau chỉ là những gợi ý, bạn nên tham khảo chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi tự lên thực đơn cho bản thân mình.
Thứ 2
- Sáng: Phở gà + Trái cây
- Trưa: Cơm (1 bát con) + Đậu phụ + Canh bí đỏ nấu thịt xay + Cá kho + Trái cây
- Tối: Cơm (1 bát con) + Thịt gà kho + Rau cải luộc + Trái cây
Thứ 3
- Sáng: Bánh cuốn + Trái cây
- Trưa: Cơm (1 bát con) + Thịt gà kho + Rau muống luộc + Canh cá hồi nấu măng chua + Trái cây
- Tối: Cơm (1 bát con) + Thịt heo luộc + Dưa cải + Canh cải xoong nấu tôm + Trái cây
Thứ 4
- Sáng: Bún thang
- Trưa: Cơm (1 bát con) + Trứng cuộn + Canh cua đồng rau cải + Trái cây
- Tối: Cơm (1 bát con) + Salad rau càng cua + Gà nấu nấm + Trái cây
Thứ 5
- Sáng: Bánh mì + Trái cây
- Trưa: Cơm (1 bát con) + Cá rán + Canh nghêu nấu chua + Trái cây
- Tối: Bún mọc ( 1 tô) + Trái cây
Thứ 6
- Sáng: Hủ tiếu + Trái cây
- Trưa: Cơm (1 bát con) + Hoa thiên lý xào thịt bò + Canh bí đao nấu xương + Trái cây
- Tối: Cơm (1 bát con) + Đậu phụ nhồi thịt + Rau muống luộc + Trái cây.
Thứ 7
- Sáng: Cháo đậu đỏ
- Trưa: Phở cuốn + Trái cây
- Tối: Cơm (1 bát con) + Cà tím nấu với thịt heo xay + Mướp đắng xào trứng + Trái cây.
Chủ nhật
- Sáng: Bún bò Huế
- Trưa: Cơm (1 bát con) + Đậu phụ sốt cà chua + Canh thập cẩm (bông cải, tôm, thịt, nấm) + Trái cây
- Tối: Cháo sườn + Trái cây.
Mong rằng với những gợi ý phía trên, Pgdphurieng.edu.vn có thể giúp bạn xây dựng được một thực đơn giúp kiểm soát bệnh suy thận tiểu đường một cách hiệu quả nhất nhé!
Nguồn: Vinmec
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Xây dựng thực đơn cho người suy thận tiểu đường để kiểm soát bệnh hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.