Bạn đã từng nghe đến mạng VLAN hay mạng LAN ảo. Vậy VLAN là gì? Có cần thiết không? Hãy tìm hiểu cùng chuyên mục kinh nghiệm hay của Pgdphurieng.edu.vn trong bài viết dưới đây nhé!
VLAN là gì?
a. LAN là gì?
Trước khi tìm hiểu về VLAN ta phải hiểu LAN là gì.
LAN là một mạng cục bộ (viết tắt của Local Area Network), được định nghĩa là tất cả các máy tính trong cùng một miền quảng bá (broadcast domain).
Các router (bộ định tuyến) chặn bản tin quảng bá, trong khi switch (bộ chuyển mạch) chỉ chuyển tiếp chúng.
b. VLAN là gì?
VLAN là một mạng LAN ảo. Về mặt kỹ thuật, VLAN là một miền quảng bá được tạo bởi các switch. Bình thường thì router đóng vai trò tạo ra miền quảng bá. Đối với VLAN, switch có thể tạo ra miền quảng bá.
Bạn có thể hiểu một cách dễ hơn là VLAN dùng để chia một con switch thành nhiều con switch nhỏ hơn và hoàn toàn độc lập với nhau.
Đối với network : VLAN = Broadcast domain= Logical Network , còn với switch : VLAN = Logical switch.
Một switch có thể tạo ra nhiều VLAN , khi switch có một broadcast được gửi bởi một thiết bị nằm trong một VLAN sẽ được chuyển đến những thiết bị khác trong cùng VLAN, tuy nhiên broadcast sẽ không được forward đến các thiết bị trong VLAN khác.
Phân loại VLAN
Mạng VLAN gồm có 3 loại chính như sau:
- Port – based VLAN: là cách cấu hình VLAN đơn giản và phổ biến. Mỗi cổng của Switch được gắn với một VLAN xác định (mặc định là VLAN 1), do vậy bất cứ thiết bị host nào gắn vào cổng đó đều thuộc một VLAN nào đó.
- MAC address based VLAN: Cách cấu hình này ít được sử dụng do có nhiều bất tiện trong việc quản lý. Mỗi địa chỉ MAC được đánh dấu với một VLAN xác định.
- Protocol – based VLAN: Cách cấu hình này gần giống như MAC Address based, nhưng sử dụng một địa chỉ logic hay địa chỉ IP thay thế cho địa chỉ MAC. Cách cấu hình không còn thông dụng nhờ sử dụng giao thức DHCP.
VLAN có cần thiết không?
Bạn cần VLAN khi mạng máy tính của bạn quá lớn và có lưu lượng truy cập quá nhiều.
Thêm một vấn đề quan trọng nữa, đó là trên switch Cisco, VLAN được kích hoạt mặc định và tất cả các máy tính đã nằm trong một VLAN. VLAN đó chính là VLAN 1. Bởi thế mà theo mặc định, bạn có thể sử dụng tất cả các cổng trên switch và tất cả các máy tính đều có khả năng giao tiếp với nhau.
PC giảm giá cực sốc, click xem ngay!
Lợi ích của VLAN
– Tiết kiệm băng thông của mạng: Do VLAN có thể chia nhỏ LAN thành các đoạn khác nhau.
– Khi gửi 1 gói tin , nó sẽ chỉ gửi trong một VLAN duy nhất, không truyền ở các VLAN khác nên giảm được lưu lượng, tiết kiệm được băng thông đường truyền, không làm giảm tốc độ đường truyền.
– Tăng khả năng bảo mật: Các VLAN khác nhau không truy cập được vào nhau (trừ khi có khai báo định tuyến). Nếu có sự cố của một VLAN cũng không là ảnh hưởng tới VLAN khác.
– Dễ dàng thêm hay bớt các máy tính vào VLAN: Trên một switch nhiều cổng, có thể cấu hình VLAN khác nhau cho từng cổng, do đó dễ dàng kết nối thêm các máy tính với các VLAN.
– Mạng có tính linh động cao: VLAN có thể dễ dàng di chuyển các thiết bị. VLAN có thể được cấu hình tĩnh hay động. Trong cấu hình tĩnh, người quản trị mạng phải cấu hình cho từng cổng của mỗi switch. Sau đó, gán cho nó vào một VLAN nào đó. Trong cấu hình động mỗi cổng của switch có thể tự cấu hình VLAN cho mình dựa vào địa chỉ MAC của thiết bị được kết nối vào.
Mạng VLAN đem lại rất nhiều lợi ích giúp giảm tải và chia đều người truy cập internet nhất là đối với những máy tính có dung lượng lớn, nhiều người truy cập vào một lúc để người dùng có thể truy cập internet nhanh hơn. Mạng VLAN thường được áp dụng với các công ty lớn khi lượng truy cập internet cùng lúc quá nhiều.
Khi nào bạn cần một VLAN?
Bạn cần cân nhắc việc sử dụng VLAN trong các trường hợp sau:
– Bạn có hơn 200 máy tính trong mạng LAN.
– Lưu lượng quảng bá (broadcast traffic) trong mạng LAN của bạn quá lớn.
– Các nhóm làm việc cần gia tăng bảo mật hoặc bị làm chậm vì quá nhiều bản tin quảng bá.
– Các nhóm làm việc cần nằm trên cùng một miền quảng bá vì họ đang dùng chung các ứng dụng. Ví dụ như một công ty sử dụng điện thoại VoIP. Một số người muốn sử dụng điện thoại có thể thuộc một mạng VLAN khác, không cùng với người dùng thường xuyên.
– Chuyển đổi một switch đơn thành nhiều switch ảo.
Làm thế nào để tạo VLAN? VLAN cung cấp những gì?
a. Làm thế nào để tạo VLAN?
Cách cấu hình một mạng VLAN có thể thay đổi tùy từng mẫu switch Cisco khác nhau. Mục tiêu của bạn là:
- Tạo VLAN mới.
- Đặt mỗi cổng vào VLAN thích hợp.
Giả dụ chúng ta muốn tạo VLAN 5 và 10. Chúng ta muốn đặt cổng 2 và 3 vào VLAN 5 (Marketing) và cổng 4 và 5 vào VLAN 10 (Nhân sự). Sau đây là cách thực hiện trên switch Cisco 2950:
Tại thời điểm này, chỉ có cổng 2 và 3 là có thể giao tiếp với nhau cũng như chỉ có cổng 4 và 5 có thể giao tiếp với nhau. Lý do là vì chúng nằm trên cùng VLAN. Để máy tính ở cổng 2 có thể giao tiếp với máy tính ở cổng 4, bạn cần phải cấu hình cổng trunk tới router nhằm giúp nó có thể tháo gỡ thông tin VLAN, định tuyến gói dữ liệu và bổ sung lại thông tin VLAN.
b. VLAN cung cấp những gì?
VLAN giúp tăng hiệu suất mạng LAN cỡ trung bình và lớn vì nó hạn chế bản tin quảng bá. Khi số lượng máy tính và lưu lượng truyền tải tăng cao, số lượng gói tin quảng bá cũng gia tăng. Bằng cách sử dụng VLAN, bạn sẽ hạn chế được bản tin quảng bá.
VLAN cũng tăng cường tính bảo mật bởi vì thực chất bạn đặt một nhóm máy tính trong một VLAN vào mạng riêng của chúng.
Bài viết trên giới thiệu sơ lược về mạng VLAN hay mạng LAN ảo. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình sử dụng máy tính nhé!