Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước câu chuyện Chiếc đồng hồ gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều ý tưởng mới, viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc thật hay.
Câu chuyện Chiếc đồng hồ còn giúp em thấy được tinh thần đoàn kết, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Mời các em cùng tham khảo bài viết để trả lời câu hỏi tiết Viết: Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Tìm ý, sắp xếp ý) SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 82, 83.
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước câu chuyện Chiếc đồng hồ – Mẫu 1
Câu chuyện Chiếc đồng hồ đã khiến cho tâm trí em lắng đọng và sâu sắc. Trong những câu hỏi của Bác Hồ và những câu trả lời của mọi người, em nhận ra được sự ẩn dụ sâu sắc về tinh thần cách mạng và vai trò quan trọng của mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc. Từ chiếc đồng hồ đơn giản nhưng mang đầy ý nghĩa đến việc Bác Hồ áp dụng nó vào bài học cách mạng, em cảm nhận được sự thông thái và tầm nhìn xa rộng của người lãnh đạo vĩ đại. Bác Hồ đã dùng những hình ảnh sinh động để giảng dạy về sự đoàn kết, tính toàn diện và quan trọng của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Nhìn lại, câu chuyện về chiếc đồng hồ đã làm cho em nhận ra rằng, dù mỗi người có vai trò nhỏ bé trong cuộc sống và cách mạng, nhưng nếu mỗi người đều hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách đúng đắn và trách nhiệm, thì sức mạnh tập thể sẽ được củng cố và phát triển. Đồng thời, câu chuyện cũng làm cho em nhớ về tinh thần đoàn kết, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, điều mà Bác Hồ luôn khuyến khích và truyền đạt.
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước câu chuyện Chiếc đồng hồ – Mẫu 2
“Câu chuyện chiếc đồng hồ” là một câu chuyện nhân văn và ý nghĩa, chứa đựng bài học giá trị từ Bác Hồ. Câu chuyện kể về một lần chọn người đang dự hội nghị chuyển sang học lớp tiếp quản Thủ Đô. Nhiều chiến sĩ quê ở Hà Nội đã nhiều năm xa nhà nên rất muốn được sang học lớp đó, nên có ý xin được cấp trên quan tâm, cho được toại nguyện. Giữa lúc khó xử đó, Bác Hồ đã đến với phòng họp và có một cuộc trò chuyện thân mật với các chiến sĩ ở đây. Bác khéo léo mượn câu chuyện về những bộ phận của chiếc đồng hồ, để ẩn ý về trách nhiệm, vai trò và phân công xã hội của từng người. Nếu ai cũng muốn làm kim giờ thì ai làm kim phút, kim giây, làm động cơ ở bên trong. Cũng như mọi người ai cũng muốn về công tác ở quê nhà, muốn về gần cha mẹ, thì ai sẽ phải đi xa, chấp nhận xa gia đình? Cách ví von, ẩn dụ đó vừa ý nhị lại vừa sâu sắc, giúp các chiến sĩ trong phòng họp nhận ra ngụ ý của Bác, không còn có những mong muốn, thắc mắc riêng tư về việc học lớp tiếp quản Thủ Đô nữa. Từ câu chuyện đó, em càng thêm hiểu và thán phục sự thông minh, khéo léo trong cách xử lí tình huống của Bác Hồ. Cùng với đó là sự thông minh, uyên bác cùng cách vận dụng tri thức và đời sống một cách nhuần nhuyễn, tinh tế. Bác đã giúp các chiến sĩ nhận ra cái sai của mình, từ đó dẹp bỏ cái tôi để hòa vào cái ta của tập thể. Chính vì thế, mà em càng thêm kính trọng và tự hào về vị Chủ tịch vĩ đại của dân tộc mình. Đồng thời càng thêm yêu mến, thích thú với câu chuyện “Câu chuyện chiếc đồng hồ”.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước câu chuyện Chiếc đồng hồ Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc lớp 5 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.