Viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề Sự lan tỏa của chủ nghĩa tối giản trong phong cách sống của một số thành phần dân cư là một đề tài rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 12 Kết nối tri thức tập 1.
Viết báo cáo về sự lan tỏa của chủ nghĩa tối giản trong phong cách sống của một số thành phần dân cư mang đến mẫu báo cáo hay, chi tiết nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để hoàn thiện mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội.
Viết báo cáo về sự lan tỏa của chủ nghĩa tối giản trong phong cách sống của một số thành phần dân cư
Minimalism (hay lối sống tối giản) đang ngày càng được giới trẻ yêu thích. Không chỉ trong việc trang trí nhà cửa, thời trang. Trào lưu này còn ảnh hưởng đến cả cách sống, cách suy nghĩ mang lại những thay đổi tích cực và trở thành trào lưu sống mới.
1. Minimalism và phong cách sống tối giản của người Nhật
Minimalism (chủ nghĩa tối giản) là một phong trào nghệ thuật ở New York (Mỹ) được chú ý và phát triển vào những năm đầu thập niên 1960. Ban đầu hình thức này chỉ phát triển trong 2 lĩnh vực chính là điện ảnh và âm nhạc. Dần dần nó đã trở nên phổ biến như một triết lý và một cách sống.
Và đó cũng là phong cách sống được ưa chuộng của người Nhật – Danshari. Tương truyền rằng, từ thời kỳ Edo, người Nhật Bản đã bị giới hạn bởi các luật lệ ngăn chặn sự khoe khoang của cải, vật chất và tài sản. Cùng với những đặc trưng về điều kiện địa lý, 30-50% nguyên nhân thương vong là do đồ đạc rơi vỡ. Điều ấy khiến người Nhật buộc phải tối giản nhiều hơn đồ đạc, nội thất. Dần dần, Danshari đã trở thành lối sống và là biểu tượng trong phong cách sinh hoạt của người Nhật.
2. Sống tối giản là chỉ cần vứt bớt đồ đạc?
Khi nhắc đến tối giản nhiều người nghĩ rằng: tối giản đồng nghĩa với vứt bớt đồ đạc để nhà gọn gàng hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu tiên trong hành trình sống tối giản mà thôi.
Sasaki Fumio – tác giả của cuốn sách “Lối sống tối giản của người Nhật” – đã từng nói rằng: “Sống tối giản là lối sống cắt giảm đồ dùng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết nhất. Lợi ích của lối sống này không đơn thuần chỉ là lợi ích bên ngoài như không gian thoáng đãng, dọn dẹp dễ dàng… Nó còn mang lại lợi ích cho chính tâm hồn chúng ta”.
Lối sống này có thể áp dụng ở rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống như:
Tối giản thông tin: chọn lọc những thông tin hữu ích và tích cực để theo dõi.
Tối giản mối quan hệ: tập trung thời gian cho những mối quan hệ thân thiết “chất lượng hơn số lượng”.
Tối giản giải trí: Chọn lọc những chương trình bên cạnh việc giải trí còn đem lại giá trị nhân văn, giá trị kiến thức…
Giá trị cốt lõi của lối sống tối giản chính là sống đơn giản, nhẹ nhõm, hạnh phúc hơn nhưng vẫn đủ đầy. Thay vì mua sắm thật nhiều thì lối sống tối giản khiến chúng ta mang những giá trị vào chính cuộc sống của mình. Tập trung vào những thứ quan trọng nhất khiến bạn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc.
3. Vì sao Minimalism dần trở thành trào lưu của người trẻ toàn cầu?
Cuộc sống hiện đại có quá nhiều thứ khiến chúng ta để ý. Việc dành thời gian quan tâm đến bản thân và gia đình sẽ thành một điều xa xỉ. Áp lực về tài chính, mệt mỏi vì cứ chạy theo xu hướng. Sự cô độc, khoảng cách giữa người với người ngày càng tăng. Giới trẻ muốn tìm đến một phong cách sống đơn giản hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống từ vật chất đến tinh thần. Và đó là lúc Minimalism phát huy hiệu quả.
Minimalism giúp giới trẻ có một không gian sống rộng rãi và thoáng đáng. Bỏ đi những vật dụng không sử dụng, ít sử dụng và học cách sắp xếp căn phòng.
Minimalism giúp giới trẻ cân đối lại nhu cầu mua sắm của bản thân. Không mua món đồ chỉ vì thích mà không dùng tới, họ mua những thứ thật sự cần thiết. Không chạy theo thời trang, hàng hiệu họ hướng tới những trang phục mang tính ứng dụng nhiều hơn. Dần dần buông bỏ được nỗi ám ảnh về của cải vật chất để cảm thấy nhẹ nhàng, bình an hơn.
Minimalism không chỉ tác động đến cuộc sống hàng ngày mà còn giúp thanh lọc cả “đời sống tinh thần”. Giảm thời gian dọn dẹp, mua sắm nghĩa là dành được nhiều thời gian hơn cho bản thân. Tối giản thông tin, giải trí, từ chối các tin tức “lá cải” vô bổ. Tập trung tới những điều tích cực khiến tinh thần trở nên vui vẻ, thoải mái hơn. Tối giản những mối quan hệ giúp họ có được những sự gắn kết bền chặt.
Và một ý nghĩa cực kỳ quan trọng khác đó là Minimalism giúp mọi người đến gần hơn với mục tiêu của mình. Một cuộc sống đủ đầy và tự do là chính mình.
4. Các bước để bắt đầu rèn luyện lối sống tối giản
Bước 1: Buông bỏ những đồ vật không sử dụng trên 3 tháng
Hãy bắt đầu quan sát tất cả đồ vật trong căn nhà và lên danh sách những món đồ thực sự cần thiết. Bắt đầu từ tủ quần áo, giày dép, bàn, ghế, đồ gia dụng, chén bát… Những đồ vật không sử dụng trên 3 tháng, những bộ quần áo từ lâu nhưng chỉ mặc có 1, 2 lần hãy quyết tâm buông bỏ chúng.
Bạn nên dùng những món đồ đó để làm từ thiện hoặc đăng bán để thu về một khoản nho nhỏ. Nên nhớ, hãy mạnh dạn buông bỏ. Thực chất món đồ khiến bạn phải suy nghĩ nó không thực sự cần thiết như cách bạn nghĩ đâu.
Khi đồ đạc trong nhà đã giảm đi một cách đáng kể, bạn đã sẵn sàng sang bước thứ hai.
Bước 2: Sắp xếp lại không gian sống, chỉ trưng bày những đồ sử dụng thường xuyên
Một số tips giúp bạn sắp xếp lại đồ đạc một cách khoa học hơn:
– Chọn nội thất cơ bản và tối giản
– Ưu tiên hộp đựng đồ lặt vặt
– Đồng nhất màu sắc cho vật dụng
– Sắp xếp đồ đạc theo phương pháp gấp theo chiều dọc
– Phân loại và sắp xếp quần áo theo từng nhóm đồ đi làm, đi chơi, đi tiệc, ở nhà.
– Bố trí các vật dụng thường xuyên ở nơi dễ thấy
– Tận dụng mọi ngóc ngách
– Sắp xếp không gian nghỉ ngơi
– Luôn tạo thói quen cất đồ gọn gàng
Bước 3: Chi tiêu cẩn thận, có kế hoạch
Hãy lên danh sách chi tiêu trong một tháng và chỉ tiêu trong hạn mức cho phép. Trước khi mua một món đồ hãy trả lời 3 câu hỏi sau:
– Sản phẩm này sẽ sử dụng trong bao lâu?
– Sản phẩm này có sở hữu nhiều công dụng khác nhau?
– Sản phẩm này có sử dụng thường xuyên không?
Minimalism không có nghĩa là mua những món đồ rẻ để tiết kiệm. Nhiều khi việc mua đồ rẻ nhưng nhanh hỏng sau vài lần dùng thì càng khiến bạn tốn kém. Hãy mua đồ chất lượng để kéo dài thời gian sử dụng. Những người thực sự theo chủ nghĩa tối giản thường rất quan tâm đến tuổi thọ sản phẩm và tính hữu dụng.
Bước 4: Duy trì lối sống tối giản như một thói quen
Hãy lên kế hoạch dọn dẹp nhà 1 lần/tháng và duy trì lối sống này cho đến khi nó trở thành thói quen. Dần dần nó sẽ thay đổi những phương diện khác trong đời sống của bạn.
Minimalism đang mang đến những điều tích cực trong cuộc sống của người trẻ. Lối sống này giúp họ hiểu được rằng: “bí quyết để có được niềm vui không đến từ mong muốn sở hữu nhiều hơn, mà là từ sự thỏa mãn với những gì đang có”. Nếu mỗi ngày trôi qua bạn đang phải vật lộn với bao thứ bủa vây, mệt mỏi với cuộc sống. JinJoo Home hy vọng lối sống tối giản là một gợi ý để bạn có thể đến gần hơn với cuộc sống hạnh phúc mình mong muốn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết báo cáo về Sự lan tỏa của chủ nghĩa tối giản trong phong cách sống của một số thành phần dân cư Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội lớp 12 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.