Viết bài văn giới thiệu nhân vật mà em yêu thích trong một câu chuyện đã học gồm 2 mẫu hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 5 biết cách viết bài văn giới thiệu nhân vật Mai An Tiêm trong Sự tích dưa hấu, nhân vật ông bụt trong Cây tre trăm đốt.
Mỗi câu chuyện mang lại cho chúng ta bài học ý nghĩa, quý giá, giúp chung ta học tập theo những đức tính tốt của các nhân vật đó. Mời các em cùng tham khảo bài viết để nhanh chóng trả lời câu hỏi tiết Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 7 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 74.
Viết bài văn giới thiệu nhân vật Mai An Tiêm trong câu chuyện Sự tích dưa hấu
Trong những bài đọc đã học, có rất nhiều những nhân vật với tính cách phẩm chất khác nhau, nhưng nhân vật em thích nhất đó là nhân vật Mai An Tiêm trong câu chuyện Sự tích dưa hấu
Đức tính của An Tiêm là thế đấy, chàng muốn tự lập, tự hai bàn tay của mình làm ra miếng ăn, manh áo chứ không muốn sống dựa vào người khác. Vì thế mà An Tiêm phải bị đày ra đảo. Không một tất sắt trong tay mà An Tiêm đã tạo cho mình một vườn rau nhỏ, rồi sau đó trồng được một cây có quả ăn rất ngon. Đó là quả “Dưa hấu”. Quả thật nếu ai không có ý chí phấn đấu cao thì không thể nào vượt qua những khó khăn trở ngại quá lớn như An Tiêm. Đức tính này của An Tiêm thật sự đã làm em khâm phục, quí trọng.
Khi đọc đến đoạn An Tiêm được trở về đất liền em cảm thấy như mình cùng chia sẻ hạnh phúc với ông. An Tiêm thực sự xứng đáng được hưởng một cuộc sống sung sướng đầy đủ. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng An Tiêm vẫn không chùn bước, mạnh dạn khắc phục những khó khăn để tạo cho mình một cuộc sống đỡ vất vả hơn. Mặt khác em cũng khâm phục An Tiêm ở lòng tự trọng của chàng. Bởi vì An Tiêm không muôn mọi người nghĩ rằng mình là kẻ vô tích sự nên cố gắng dùng sức lực với bàn tay trắng của mình để chứng minh cho mọi người biết mình không là kẻ ăn bám theo người khác, không là kẻ xu nịnh để hưởng lộc.
Qua nhân vật An Tiêm em thấy mình cần phải phấn đấu hơn nữa, học tập những đức tính đáng quí của ông để trở thành người có ích cho xã hội. An Tiêm thực sự là tấm gương của thế hệ trẻ ngày nay về đức tính tự trọng, can đảm, kiên nhẫn, không khuất phục khó khăn, gian khổ…
Viết bài văn giới thiệu nhân vật nhân vật ông bụt trong Cây tre trăm đốt
Trong kho tàng các câu chuyện dân gian Việt Nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật đều đều mang lại cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Và nhân vật mà em yêu thích nhất đó chính là nhân vật ông bụt trong truyện “Cây tre trăm đốt”.
Ngày xưa có một anh trai cày khỏe mạnh, chăm chỉ. Vì nhà nghèo nên phải đi làm thuê cho lão bá hộ. Vốn tính keo kiệt, bủn xỉn, và nham hiểm, một hôm hắn gọi anh trai lại và nói: Con hãy ráng làm việc đi, ta sẽ gả con gái cho. Tưởng thật, anh trai cày lao vào làm việc quần quật.
Hai năm sau, nhờ công của anh mà lão bá hộ tậu được rất nhiều nhà cửa, ruộng vườn. Hắn lại gọi anh lại và bảo: “Hai năm qua con đã làm việc thật vất vả, nay ta se gả con gái cho con. Nhưng con hãy vào rừng kiếm cho bằng được cây tre trăm đốt”. Anh trai cày liền chạy vội vào rừng, chặt mãi chặt mãi mà không thấy.
Biết bá hộ lừa mình, anh òa khóc. Trong lúc đó, lão bá hộ cho người chuẩn bị hôn lễ cho con mình và cậu con trai nhà giàu làng bên. Bỗng lúc đó, một làn khói trắng tỏa ra che lấp cả mặt trời chói chang. Đằng xa, một ông bụt đầu tóc bạc phơ bắt đầu hiện ra. Ông có khuôn mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ trông rất hiền lành và cái tráng cao chứa đầy những nếp nhăn hằn sâu đến lạ.
Phía sau khóe mắt hình chân chim là đôi mắt to tròn, luôn ánh lên một cái nhìn nhân hậu. Nằm cân đối giữa hai gò má đồi mồi đã nhăn nhúm đi nhiều là một chiếc mũi khoằm trông rất ngộ nghĩnh. Hàm răng ông tuy không được trắng bóng nhưng lại đều như hạt bắp, nằm ẩn sau đôi môi đầy đặn, hồng hào.
Nhưng điều khiến ông trông thật gần gũi là hàm râu dài đến ngực và cũng trắng tinh một màu.Tất cả tạo cho ông một cái nhìn tuy đơn sơ như những cụ già Việt Nam nhưng lại mang đậm tính thương người, sẵn sàng giúp đỡ họ khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh luôn óng ánh dưới những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình vẽ long, phụng.
Tay ông dài dài, lúc nào cũng phe phẩy cây phất trần trắng xóa như mái tóc của mình. Chân ông cao cao nhưng bước đi vẫn còn nhanh nhẹn. Thấy anh trai cày ngồi khóc ông bước đến cất một tiếng cười lớn. Tiếng cười lan rộng và xa đến mọi ngóc ngách của khu rừng. Rồi với một giọng nói trầm, ấm, ông hỏi: “Tại sao con khóc?”
Anh trai cày mếu máo kể lại hết mọi việc cho ông tiên nghe. Sau một hồi trầm ngâm ông bảo anh trai cày đem một trăm đốt tre về và xếp thành một hàng dài. Thế rồi ông bắt đầu làm phép. Ông phất pha phất phới cây phất trần của mình, một làn gió mạnh bắt đầu thổi, cuốn phăng tất cả những lá cây rơi rụng trên đường. Một vầng hào quang bắt đầu xuất hiện sau lưng ông.
Ông hô: “Khắc nhập – khắc nhập”. Tiếng hô thật dõng dạc mà nghe đầy quyền năng. Những đốt tre bắt đầu bị hút vào với nhau tạo thành một cây tre trăm đốt. Một lần nữa, ông lại cất tiếng cười vang vọng cả núi rừng. Anh trai cày chưa kịp cảm ơn thì ông tiên đã hóa phép biến ra một làn khói trắng rồi bay về trời từ lúc nào không biết.
Ông cũng không quên căn dặn anh phải nhớ kĩ hai câu thần chú. Anh trai liền chạy về để cản buổi lễ thành hôn. Xấu hổ quá, hai vợ chồng lão phú hộ đành gả con cho anh trai cày. Và thế là hai người đã sống với nhau đến trọn đời.
Qua hình ảnh ông tiên trong câu chuyện này và nhiều câu chuyện khác nữa. Người xưa muốn khuyên dạy chúng ta: Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp ác. Ông tiên luôn là người xuất hiện để giúp đỡ những người nghèo khó trước sự tàn bạo của bọn phú hộ. Sau này, lớn lên, em sẽ kể cho con nghe các câu truyện dân gian này để chúng sẽ là người lưu giữ và bảo tồn văn hóa dân tộc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết bài văn giới thiệu nhân vật mà em yêu thích trong một câu chuyện đã học Tập làm văn lớp 5 Cánh diều của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.