Bạn đang xem bài viết Viêm xoang kiêng ăn gì? Top 4 thực phẩm cần tránh để bệnh nhanh khỏi tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viêm xoang là một trong các bệnh lý phổ biến. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về vấn đề viêm xoang kiêng ăn gì nhé!
Viêm xoang là tình trạng viêm lớp niêm mạc lót trong xoang, chủ yếu do tắc lỗ thông xoang. Viêm mũi thường là khởi điểm của bệnh viêm xoang. Các triệu chứng quen thuộc của bệnh như sưng tấy, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau hoặc khó thở.
Các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa
Sữa được xem là chất thúc đẩy sự tiết chất nhầy và đàm. Một nghiên cứu năm 2018 trên 108 người tại khoa tai mũi họng – “East and North Hertfordshire NHS Trust” cho kết quả chế độ ăn không có sữa có liên quan đến việc giảm đáng kể mức độ tiết dịch mũi họng.[1]
Một nghiên cứu cũ khác năm 2011 của Claudia Lill và cộng sự cho kết quả 14% bệnh nhân dị ứng sữa có tỉ lệ mắc polyp mũi, đây cũng là một trong các nguyên nhân mắc viêm xoang.[2]
Một số sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như: Bơ, kem, phô mai kem, sữa chua, sữa bơ, sữa đặc, v.v…
Thực phẩm chứa nhiều đường
Các loại đường tinh chế có trong soda, kẹo và bánh nướng có thể làm tăng tình trạng viêm khiếm các triệu chứng viêm xoang trở nên trầm trọng.
Một nghiên cứu năm 2018 của tác giả Ali Sawani và cộng sự đã cho kết quả rằng việc giảm tiêu thụ các đồ uống chứa đường có thể giúp giảm 46% các triệu chứng viêm xoang của trẻ em so với nhóm chứng.[3]
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu khuyên rằng nên hạn chế các sản phẩm chứa đường tinh luyện để giảm các triệu chứng viêm xoang ở người lớn.[4]
Một số sản phẩm chứa đường tinh luyện như:
- Đồ uống: nước ngọt, đồ uống thể thao, đồ uống chứa caffein, nước tăng lực, và một số đồ uống trái cây.
- Đồ ăn nhanh: granola, ngũ cốc, bữa sáng ăn liền.
- Kẹo sô cô la, bánh kem, bánh nướng, kem, bánh sừng bò, một số loại bánh mì ngọt.
- Đồ hộp: đậu động hộp, rau đóng hộp và trái cây hộp.
- Các sản phẩm ít béo.
- Nước sốt cà chua, sốt trộn rau, nước sốt mì ống.
- Thức ăn nhanh: pizza, phô mai.
Thực phẩm chứa nhiều histamin
Các tế bào bạch cầu của cơ thể sản xuất ra histamin để giúp chống lại các chất gây dị ứng tiềm ẩn. Ở những người khỏe mạnh, histamin được tiêu thụ qua thức ăn sẽ nhanh chóng bị phá vỡ. Tuy nhiên, những người bất dung nạp histamin, việc phá vỡ đó có thể kém hiệu quả, dẫn đến tích tụ trong cơ thể.
Sự tích tụ này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng, bao gồm cả những triệu chứng liên quan đến viêm xoang, chẳng hạn như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi và khó thở. Do đó, nếu bạn thuộc nhóm người bất dung nạp histamin, việc ăn các thực phẩm chứa nhiều histamin có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn.
Các thực phẩm giàu histamin bao gồm:
- Các sản phẩm từ thịt: xúc xích, thịt khô, chà bông,…v.v.
- Cá và các sản phẩm của cá: cá khô, cá hộp, hải sản, nước sốt cá.
- Phô mai.
- Một số loại rau như: cà tím, bơ, dưa cải bắp, cà chua, sốt cà chua.
- Trái cây khô: nho, mơ.
- Phô mai, socola.
- Giấm hoặc rượu (rượu vang đỏ, rượu sâm banh, rượu whisky và rượu cognac), bia.
Thực phẩm chứa nhiều salicylate
Một số người quá mẫn cảm với salicylate có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như polyp mũi, viêm mũi (bao gồm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi) và khó thở. Những triệu chứng này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm xoang của bạn.
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện năm 2019 đã phát hiện ra mối liên quan giữa việc ăn nhiều thực phẩm chứa salicylate dẫn đến việc trầm trọng thêm các triệu chứng viêm xoang ở những người bị viêm xoang mãn tính có polyp mũi.[5]
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy những người bị polyp mũi có nhiều khả năng mắc chứng không dung nạp salicylate hơn và việc thực hiện chế độ ăn không chứa salicylate có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng viêm xoang.[6]
Salicylate được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như:
- Trong các loại đậu.
- Rau: súp lơ và rau muối.
- Trái cây: dâu tây, dưa hấu, mận và mâm xôi.
- Ngũ cốc: yến mạch, bắp,…
- Một số loại thảo mộc và gia vị: hương thảo, cỏ xạ hương, ớt bột và nghệ.
Viêm xoang nên ăn gì?
- Cá: Các loại cá như cá hồi hoang dã, cá tuyết và cá mòi có nhiều axit béo omega 3, tốt cho triệu chứng viêm mũi của bạn
- Quả anh đào chua: đây được xem là những viên thuốc nhỏ bé có thể giảm viêm tốt hơn aspirin gấp 10 lần. Chúng cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
- Bột nghệ: thường được sử dụng trong món ăn của Thái Lan và Ấn Độ, có chứa chất curcumin, có tác dụng giảm viêm tích cực.
- Bơ: có nhiều axit béo omega 3 và có thể làm giảm rối loạn chức năng miễn dịch.
- Đậu: các loại đậu cũng chứa nhiều omega 3.
- Ớt chuông đỏ: rất giàu Vitamin C và hoạt động như một chất chống oxy hóa.
- Rau xanh như bông cải xanh, măng tây, rau lá xanh và giá đỗ chứa hàm lượng cao vitamin C và canxi, giúp chống lại histamine.
- Trái cây có múi như cam, bưởi và quả mọng cũng chứa nhiều vitamin C.
- Trái cây khác như cà chua, táo và lê rất giàu “quercetin”, một chất kháng histamine tự nhiên.
- Trà xanh: uống trà xanh và uống nhiều nước hơn có thể giúp giảm đau đầu do mất nước do hắt hơi và xì mũi liên tục.
- Các loại gia vị như gừng, húng quế và ớt cay rất hữu ích trong việc làm loãng chất nhầy và hỗ trợ lưu thông không khí. Gừng, ớt và hạt tiêu đen chứa Gingerol – một polyphenol có tác dụng chống viêm.
Xem thêm:
- Các mẹo chữa nghẹt mũi khi bị cảm lạnh ngay tại nhà
- Cách xử trí khi trẻ bị nghẹt mũi mà cha mẹ nên biết
Bạn có thể cải thiện đáng kể triệu chứng viêm xoang của mình thông qua các thực phẩm hằng ngày. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin về chủ đề này. Nếu bạn thấy những thông tin trên hữu ích hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!
Nguồn: HealthLine; Pubmed; Pacific College of Health and Science
Nguồn tham khảo
-
Effect of a dairy diet on nasopharyngeal mucus secretion
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30178886/
-
Milk allergy is frequent in patients with chronic sinusitis and nasal polyposis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22185729/
-
Limiting Dietary Sugar Improves Pediatric Sinonasal Symptoms and Reduces Inflammation
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29851540/
-
Complementary and Integrative Treatments
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7118523/
-
Exploring the association between ingestion of foods with higher potential salicylate content and symptom exacerbation in chronic rhinosinusitis. Data from the National Chronic Rhinosinusitis Epidemiology Study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31120456/
-
Salicylate Food Intolerance and Aspirin Hypersensitivity in Nasal Polyposis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28341821/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Viêm xoang kiêng ăn gì? Top 4 thực phẩm cần tránh để bệnh nhanh khỏi tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.