Bạn đang xem bài viết Viêm tai giữa có tự khỏi được không và bao lâu thì khỏi? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viêm tai giữa là một bệnh viêm nhiễm gây ra không ít khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Vậy liệu viêm tai giữa có tự khỏi được không và mất thời gian bao lâu để khỏi? Hãy cùng Nhà Thuốc An Khang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa – phần không gian chứa đầy không khí phía sau màng nhĩ. Viêm tai giữa có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là trẻ em vì cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh và hệ miễn dịch còn yếu.
Nhiễm trùng tai giữa thường xảy ra do sưng tấy ở một hoặc cả hai ống eustachian (nối tai giữa với phần phía sau cổ họng), khiến cho chất nhầy bị tích tụ. Khi đó virus hoặc vi khuẩn sẽ xâm nhập vào gây viêm nhiễm.
Các triệu chứng thường gặp của viêm tai giữa bao gồm sốt, đau tai, giảm thính lực và có dịch chảy ra từ tai.
Viêm tai giữa có tự khỏi không?
Khi bị các tác nhân gây viêm nhiễm tấn công, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ có cơ chế tự đáp ứng để chống lại chúng. Nếu hệ miễn dịch tốt, các triệu chứng bệnh có thể dần dần cải thiện. Vì thế, trong một số trường hợp, viêm tai giữa hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị.
Viêm tai giữa bao lâu thì khỏi?
Viêm tai giữa thường tự khỏi trong vòng khoảng 2 đến 3 ngày, thậm chí không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, tình trạng nhiễm trùng có thể kéo dài (với dịch trong tai giữa trong 6 tuầnhoặc hơn), ngay cả sau khi điều trị bằng kháng sinh.
Hướng dẫn chăm sóc người bị viêm tai giữa.
Mặc dù hầu hết các trường hợp viêm tai giữa nhẹ đều tự khỏi mà không cần can thiệp, các phương pháp điều trị sau đây cũng có thể giúp ích:
Các phương pháp này sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của nhiễm trùng tai nhẹ:
- Đắp một miếng vải hoặc túi chườm ấm vào tai bị viêm.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như ibuprofen hoặc acetaminophen (Tylenol).
- Sử dụng OTC hoặc thuốc nhỏ tai theo toa để giảm đau.
- Uống thuốc thông mũi OTC như pseudoephedrine (Sudafed).
- Tránh ngủ đè lên bên tai bị ảnh hưởng.
Bệnh viêm tai giữa rất dễ phát sinh những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không cải thiện, hãy tìm đến sự trợ giúp của y tế. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu tình trạng nhiễm trùng tai của bạn là do vi khuẩn hoặc mãn tính.
Lưu ý trong quá trình điều trị
Phải tuân thủ điều trị theo đơn thuốc, uống đúng liều lượng và thời gian, không được ngưng thuốc đột ngột. Thường thì kháng sinh sẽ được kê từ 7 đến 10 ngày.
Không nên cho trẻ dùng aspirin mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Aspirin là một yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa được để phát triển hội chứng Reyes , một chứng rối loạn hiếm gặp gây tổn thương não và gan.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Tình trạng đau tai trở nên trầm trọng hơn.
- Triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày ở người lớn và 24 giờ ở trẻ em.
- Xuất hiện các triệu chứng mới, chẳng hạn như sốt hoặc chóng mặt.
- Chảy dịch tai, có thể chứa máu, mủ hoặc chất lỏng trong suốt.
Tham khảo một số bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín.
- Tại Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…
Xem thêm:
- 3 nguyên nhân viêm tai giữa có thể bạn chưa biết
- Bệnh ù tai, nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa
Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn được nhiều thông tin thú vị và hữu ích về viêm tai giữa. Hãy cùng chia sẻ rộng rãi đến mọi người xung quanh nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, KidsHealth, Healthline, HHMA
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Viêm tai giữa có tự khỏi được không và bao lâu thì khỏi? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.