Bạn đang xem bài viết Viêm tai giữa có lây không? Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viêm tai giữa là tình trạng bệnh lý có thể diễn ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu viêm tai giữa có lây không qua bài viết dưới đây nhé.
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng vùng tai giữa do virus hoặc vi khuẩn, gây viêm và tích tụ dịch, tăng áp lực lên màng nhĩ. Viêm tai giữa thường phổ biến ở trẻ em.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm tai giữa như:
- Đau tai, giảm thính lực.
- Sốt từ 38 độ C trở lên.
- Thoát dịch từ tai.
Ngoài ra, ở trẻ nhỏ có thể kèm theo các triệu chứng:
- Khó ngủ, bú kém, bồn chồn về đêm.
- Ăn không ngon.
- Khóc nhiều hơn bình thường.
Viêm tai giữa có lây không?
Tình trạng viêm tai giữa không lây truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, virus hoặc vi khuẩn gây nên bệnh có thể truyền nhiễm qua giọt bắn hoặc đồ vật chạm vào.
Do đó, bạn có thể hạn chế tình trạng lây lan nhiễm trùng bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản:
- Rửa tay thật sạch với xà phòng.
- Khi ho, hắt hơi, che miệng và mũi.
- Không dùng chung đồ dùng khi bị bệnh.
- Tiêm phòng cúm và các loại virus khác.
Tình trạng viêm tai giữa không lây truyền từ người này sang người khác
Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa
Hạn chế hút thuốc
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ em tiếp xúc với khói thuốc trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa cao gấp 2,5 lần so với những đứa trẻ khác.[1]
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc viêm tai giữa được báo cáo khoảng 86,1% ở trẻ em trên 13 tuổi tiếp xúc với việc hút thuốc vào năm 2006 và xu hướng có thể giảm tình trạng viêm tai ở các gia đình không hút thuốc.[2]
Để phòng ngừa viêm tai giữa đặc biệt là ở trẻ em, hãy hạn chế việc hút thuốc cũng như chú ý bảo vệ trẻ em khỏi khói thuốc lá nơi công cộng để giảm thiểu tình trạng viêm tai giữa.
Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa cao gấp 2,5 lần
Tiêm phòng
Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (phế cầu) được cho là nguyên nhân gây ra 50 đến 60% các trường hợp viêm tai giữa.
Do đó, hãy đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine mới nhất cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên dưới sự tư vấn của các bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm khuẩn và nhiễm trùng tai.
Đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine mới nhất
Kiểm soát tình trạng dị ứng
Tình trạng dị ứng khiến cơ thể giải phóng chất hóa học histamin, chất này làm cho các xoang tạo ra quá nhiều chất nhầy có thể chảy xuống vùng khoang tai giữa. Khi bị ứng, các mô sẽ xuất hiện tình trạng sưng viêm, cản trở dòng chảy của chất lỏng, dẫn đến tắc nghẽn làm cho bệnh nhiễm trùng tai dễ xảy ra hơn.
Tình trạng dị ứng làm cho bệnh nhiễm trùng tai dễ xảy ra hơn
Phòng ngừa bệnh cảm lạnh
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai bắt nguồn từ bệnh cảm lạnh bởi vi khuẩn, virus. Sự lây lan từ hệ thống hô hấp đến vùng tai giữa gây bệnh.
Việc giảm khả năng bị cảm lạnh là cần thiết thông qua các hành động nhỏ như:
- Rửa tay thường xuyên.
- Không dùng chung đồ chơi, thức ăn, cốc nước hoặc đồ dùng.
Cảm lạnh có thể lây lan vi khuẩn từ hệ thống hô hấp đến vùng tai giữa
Chú ý đến các dấu hiệu phì đại adenoid (Quá phát tổ chức VA)
Phì đại adenoid (viêm VA) là tình trạng mô hạch lympho phía sau thành họng to bất thường.
Phì đại adenoid được cho là nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em vì khi nhiễm trùng amidan, vi sinh vật gây bệnh sẽ dễ dàng lây lan vào vùng tai giữa thông qua lỗ vòi tai, gây viêm tai giữa.
Các dấu hiệu của phì đại adenoid như:
- Ngáy liên tục hoặc thở bằng miệng.
- Thở rít.
- Tràn dịch tai giữa kèm theo điếc.
Hãy liên hệ với bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoán và thậm chí phẫu thuật để loại bỏ adenoids.
Phì đại adenoid được cho là nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn nếu gặp trường hợp:
- Xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Các triệu chứng kéo dài hơn một ngày.
- Đau tai nghiêm trọng và xuất hiện mủ hoặc chất lỏng có máu chảy ra từ tai
- Trẻ sơ sinh cáu kỉnh sau khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Liên hệ với chuyên gia y tế khi có các biểu hiện không thích hợp
Các chẩn đoán/xét nghiệm
Ống soi tai khí nén là dụng cụ chuyên dụng duy nhất mà các bác sĩ cần để chẩn đoán nhiễm trùng tai. Dụng cụ này cho phép bác sĩ nhìn vào tai và đánh giá xem có chất lỏng phía sau màng nhĩ hay không bằng cách thổi không khí vào vì khi có không khí màng nhĩ sẽ di chuyển.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về chẩn đoán.
- Đo nhĩ lượng. Thử nghiệm này sử dụng thiết bị bịt kín ống tai, điều chỉnh áp khuất và đo độ chuyển động của màng nhĩ.
- Đo phản xạ âm thanh. Thử nghiệm này đo lượng âm thanh phản xạ lại từ màng nhĩ vì thông thường, màng nhĩ hấp thụ phần lớn âm thanh. Tuy nhiên, càng có nhiều áp lực từ chất lỏng trong tai giữa, màng nhĩ sẽ phản xạ càng nhiều âm thanh.
- Chọc màng nhĩ. Bác sĩ có thể sử dụng một ống nhỏ xuyên qua màng nhĩ để dẫn lưu chất lỏng từ tai giữa, kiểm tra virus và vi khuẩn. Điều này có thể hữu ích nếu nhiễm trùng không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị trước đó.
Ống soi tai khí nén là dụng cụ chuyên dụng để chẩn đoán nhiễm trùng tai
Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín
- TP HCM: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1,…
- Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…
Xem thêm:
- Viêm tai giữa có tự khỏi được không và bao lâu thì khỏi?
- 7 biến chứng viêm tai giữa thường gặp bạn cần chú ý
- Cách chữa viêm tai giữa cho trẻ mà bố mẹ cần lưu ý
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh viêm tai giữa cũng như cách phòng ngừa. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Nguồn: Mayoclinic, Healthline
Nguồn tham khảo
-
Prevalence of Middle Ear Infections and Associated Risk Factors in Children under 5 Years in Gasabo District of Kigali City, Rwanda
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5733628/
-
Smoke-free households with children and decreasing rates of paediatric clinical encounters for otitis media in the United States
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21270071/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Viêm tai giữa có lây không? Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.