Bạn đang xem bài viết Viêm phế quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viêm phế quản là bệnh lý khá phổ biến, tỷ lệ người mắc bệnh ngày một gia tăng nhất là ở trẻ em và người già. Vậy bệnh viêm phế quản là gì, hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bệnh viêm phế quản là gì?
Bệnh viêm phế quản (VPQ) là bệnh lý đường hô hấp khi niêm mạc của các phế quản trong phổi bị viêm và kích thích dầy lên, gây sưng phồng làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản.
Phế quản là ống để không khí di chuyển. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất đờm dày, có thể bị đổi màu.
Viêm phế quản có hai loại gồm:
- Viêm phế quản cấp tính: tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn làm cho đường hô hấp trong phổi sưng và đầy chất nhầy. Loại cấp tính thường kéo dài trong vài tuần.
- Viêm phế quản mạn tính: loại này kích thích liên tục các ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm. Viêm phế quản mạn tính nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc phế quản trong phổi bị viêm
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản
Triệu chứng viêm phế quản cấp tính
Bệnh nhân thường có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 – 3 ngày đi kèm với các triệu chứng:
- Đau họng: đau rát ở cổ họng, họng sưng đỏ khiến người bệnh rất khó chịu.
- Viêm họng: phế quản bị viêm nhiễm nhanh chóng lây lan vi khuẩn lên vòm họng. Chính điều này khiến cho họng bị viêm và gây ngứa rát, khó chịu ở họng.
- Đau đầu: viêm phế quản có thể khiến cho người bệnh thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt. Ban đầu chỉ là những triệu chứng đau đầu thông thường nhưng càng về sau thì tình trạng bệnh càng nặng, khiến cho người bệnh mệt mỏi.
- Chảy nước mũi: tai, mũi, họng là các cơ quan có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi họng bị đau rát, viêm thì vùng mũi cũng sẽ nhanh chóng bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể bị hắt xì hơi và chảy nước mũi liên tục.
- Nghẹt mũi: các chất dịch trong mũi xuất hiện nhiều, đông đặc lại sẽ khiến cho người bệnh bị nghẹt mũi.
- Đau nhức cơ thể: viêm phế quản gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, khiến cho bệnh nhân bị đau nhức toàn thân.
- Mệt mỏi: cơ thể thường xuyên mệt mỏi kèm theo hiện tượng tức ngực do viêm phế quản gây ảnh hưởng đến phổi.
- Sốt nhẹ: bệnh nhân thường bị sốt và luôn có cảm giác ớn lạnh. Tuy nhiên, cơ thể chỉ sốt nhẹ và luôn có cảm giác nóng trong người.
Triệu chứng viêm phế quản mạn tính
Dấu hiệu bệnh nặng hơn đi kèm với các triệu chứng:
- Ho nhiều và khạc đờm: xuất hiện những cơn ho, kèm theo đó là tình trạng đờm xuất hiện ở cổ họng. Cơn ho kéo dài rất dễ khiến cho người bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Đờm thường có màu trắng trong, hoặc xám, xanh, vàng,…Tình trạng đờm xuất hiện nhiều nên người bệnh sẽ bị nghẹn họng, khó nuốt hoặc nuốt vướng.
- Khó thở: người bệnh cảm thấy khó thở, hơi thở khò khè, nhất là khó thở khi về đêm.
- Triệu chứng khác: sụt cân, da tím tái, xanh xao, buồn ngủ, lơ mơ, tim đập nhanh,…
Khi mắc phải bệnh viêm phế quản mạn tính, người bệnh cần phải hết sức thận trọng bởi những cơn ho kéo dài thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đau và viêm họng là biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân viêm phế quản cấp
Nguyên nhân gây ra viêm phế quản
Nguyên nhân
Đối với viêm phế quản cấp tính: 90% bắt nguồn từ nhiễm virus, 10% do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trong hầu hết các trường hợp đều là do các virus cảm cúm gây ra.
Đối với viêm phế quản mạn tính: thường do một hoặc hai yếu tố:
- Do nhiều đợt viêm phế quản cấp tính lặp đi lặp lại theo thời gian sẽ làm suy yếu và gây kích thích ở phế quản gây nên viêm phế quản mạn tính.
- Do thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hay nghiện thuốc lá dẫn đến kích thích phế quản và khiến chúng tiết ra đờm nhầy gây viêm nhiễm.
90% trường hợp viêm phế quản cấp tính là do virus
Các yếu tố rủi ro
- Khói thuốc lá: đây là yếu tố nguy cơ quan trọng do tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam khá cao, khói thuốc gây kích thích và viêm niêm mạc phế quản.
- Sức đề kháng thấp: khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ thể dễ dàng bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.
- Tiếp xúc với các hóa chất trong khi làm việc: các hóa chất làm phá vỡ hàng rào bảo vệ của cơ thể khiến cơ thể bị vi khuẩn tấn công và gây viêm.
- Trào ngược dạ dày thực quản: chất tiết và dịch đường tiêu hóa đi ngược dòng lên vùng họng và vào hệ hô hấp gây viêm nhiễm.
Khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh nguyên viêm phế quản
Viêm phế quản có phải biến chứng của Covid-19 không?
Viêm phế quản do rất nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virus, hóa chất độc hại,… trong đó bao gồm cả virus SARS-CoV-2. Và các triệu chứng của bệnh viêm phế quản cũng tương tự như triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona.
Đặc biệt, biến thể Omicron gây nên tình trạng viêm thanh khí phế quản. Hậu Covid – 19 gây nên tình trạng rối loạn viêm đa cơ quan, trong đó có viêm đường hô hấp trên và viêm phế quản ở cả trẻ em và người lớn.
Biến chứng nguy hiểm
Mặc dù viêm phế quản đơn lẻ không đáng lo ngại nhưng đôi khi viêm phế quản có thể dẫn đến viêm phổi.
Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm lặp đi lặp lại lâu dần có thể gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và COPD là bệnh lý có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ ba chỉ sau đột quỵ và bệnh tim mạch.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là biến chứng nặng nề ở bệnh nhân viêm phế quản
Cách chẩn đoán bệnh
Muốn chẩn đoán bệnh nhân có bị viêm phế quản hay không, bác sĩ thường chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, khai thác quá trình bệnh sử và tiền sử.
Bên cạnh đó, bác sĩ còn cho bệnh nhân thực hiện một số cận lâm sàng giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị như:
- Test nhanh Covid – 19 bằng cách lấy mẫu dịch tỵ hầu: giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp.
- Chụp X quang ngực thẳng: đánh giá được tổn thương nhu mô phổi của bệnh nhân.
- Xét nghiệm máu: giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan về các chỉ số huyết học của bệnh nhân và dựa vào các số liệu về bạch cầu để xác định tình trạng nhiễm trùng.
- Cấy đàm và thực hiện kháng sinh đồ: xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh và phục vụ cho việc lựa chọn kháng sinh phù hợp.
- Hô hấp ký: đánh giá chức năng phổi của bệnh nhân.
Test nhanh Covid – 19 giúp bác sĩ gợi ý nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân viêm phế quản là sốt, ho, viêm họng, chảy mũi,… Do đó, khi có bất kỳ các triệu chứng nào như trên thì cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nơi khám chữa bệnh
Nếu gặp các dấu hiệu nêu trên, bạn có thể để bất kỳ phòng khám chuyên khoa hô hấp hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo một số bệnh viện uy tín và nổi tiếng:
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bình Dân,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân đội 108,…
Các phương pháp chữa bệnh viêm phế quản
Trường hợp bệnh nhân bị viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:
- Kháng sinh: đây là thuốc cần kê toa và việc sử dụng phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Trường hợp sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân viêm phế quản là khi nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc bệnh nhân bị bội nhiễm.
- Thuốc giảm ho: nếu bệnh nhân ho quá nhiều, cổ họng và phế quản sẽ bị tổn thương. Nếu cơn ho khiến bệnh nhân không thể ngủ được, bạn cần phải dùng thuốc ho.
- Các loại thuốc khác: trường hợp bệnh nhân dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bác sĩ có thể chỉ định các thuốc khác để giúp giảm viêm và mở các đường hẹp trong phổi.
Trường hợp bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính thì người bệnh cần phải tiến hành phục hồi chức năng. Liệu pháp này sẽ giúp thiết kế một chương trình tập thể dục hỗ trợ bệnh nhân thở dễ dàng hơn và tăng khả năng tập thể dục.
Hiện nay, để điều trị viêm phế quản người ta sử dụng máy khí dung để hỗ trợ rất hiệu quả. Phương pháp này giúp gia tăng hiệu quả chữa bệnh vì thuốc tác động trực tiếp vào khu vực cần điều trị.
Phòng tránh bệnh viêm phế quản
Lối sống thiếu khoa học sẽ rất dễ khiến bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là viêm phế quản. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần phải chú ý đến sức khỏe của mình và có biện pháp phòng ngừa phù hợp:
- Tự xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung cho cơ thể các loại vitamin cần thiết từ rau xanh và trái cây, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất để có thể giữ gìn và bảo vệ đường thở.
- Hạn chế tối đa việc hút thuốc cũng như sử dụng các chất kích thích, tránh các tác nhân gây dị ứng khác như: lông chó mèo, phấn hoa,…
- Giữ ấm cơ thể trong những ngày thời tiết chuyển lạnh đột ngột bằng một số loại vật dụng cần thiết như khăn choàng cổ, găng tay, tất chân,…
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Giữ ấm cơ thể cũng là một cách để phòng tránh bệnh viêm phế quản
Xem thêm:
- Tràn dịch màng phổi
- Hen phế quản
- Suy hô hấp
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về bệnh viêm phế quản. Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, NHS UK, Cleveland Clinic
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Viêm phế quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.