Bạn đang xem bài viết Vì sao thỉnh thoảng chúng ta bị cảm giác “hụt chân” khi ngủ? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
“Rơi tự do” – cụm từ chỉ cảm giác thường gặp khi một vật hoặc một người rơi từ một vị trí cao xuống thấp mà không kiểm soát được trọng lượng hoặc ý thức của mình.
Thế nhưng, bạn có biết ngay cả khi đang nằm trên giường, bạn cũng có thể bị “rơi tự do”? Bất ngờ thấy hụt chân hay vô ý đạp chân một cái rồi tỉnh dậy? Đây không phải một hiện tượng đơn giản đâu mà có hẳn cơ sở khoa học được lý giải cho hiện tượng này đấy. Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu hiện tượng này nhé.
Hiện tượng “hụt chân” khi ngủ là gì?
Hiện tượng hụt chân là hiện tượng xảy ra khi ta giật mình trong lúc ngủ, thường xảy ra khi cơ thể mệt mỏi hoặc đang chịu áp lực. Chứng co giật cơ trước hoặc trong khi ngủ là cảm giác hoàn toàn bình thường giống như nấc cụt hay nháy mắt vậy,…
Hiện tượng trên còn được các nhà khoa học đặt cho cái tên “Hypnic Jerk” (hay Myoclonic Jerk), có thể hiểu nôm na là cảm giác cơ bắp co giật trong khi ngủ. Hầu như các cơ trên cơ thể chúng ta đều có thể xảy ra co giật nhưng cảm giác rõ ràng nhất là cơ chân.
Vì sao chúng ta gặp phải tình trạng này?
Lý giải nguyên nhân cho hiện tượng hụt chân tưởng chừng kỳ lạ này, một số người cho rằng đó là vì:
Não bộ kiểm tra xem bạn đã “chết” hay chưa
Có những lý giải được đưa ra nhằm giải thích hiện tượng này. Đặc biệt một lý giải cho rằng: Hệ thống thần kinh nhận biết được bạn sắp vào giấc ngủ nên phát tín hiệu kích động bạn, kiểm tra xem bạn đã… “chết” hay chưa.
Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Freiburg ở Đức đã nghiên cứu và đưa ra rất nhiều phỏng đoán nguyên nhân. Một trong số đó được cho là vì não bộ không nhận biết được cơ thể bạn đang ngủ. Bởi trong lúc bạn ngủ thì hơi thở, nhịp tim của bạn chậm lại, nhiệt độ cơ thể giảm và nó thả lỏng để nghỉ ngơi.
Não bộ lúc này tiếp nhận kích thích và có thể phỏng đoán sai nguyên nhân, cho rằng bạn đang… rơi tự do và ngay lập tức phát tín hiệu để cân bằng, làm bạn giật mình và tỉnh giấc.
Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng kéo dài
Ngoài ra thì cơ thể mệt mỏi, áp lực, căng thẳng, nặng nề kéo dài liên miên cũng có thể là lý do chúng ta hay giật mình khi ngủ. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không gây hại tới sức khỏe. Đây là tín hiệu của cơ thể để bạn cân bằng lại cuộc sống, nghỉ ngơi nhiều hơn, bỏ bớt những áp lực.
Tuy vậy, cũng cần lưu ý với những người có tình trạng sức khỏe không ổn định, nhất là những người có vấn đề với giấc ngủ, cảm giác hụt chân sẽ khiến họ cảm thấy lo lắng, tình trạng mất ngủ có thể ảnh hưởng nặng hơn.
Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc và dẫn đến có hại cho sức khỏe. Bạn gặp phải trường hợp này, hãy đến gặp bác sĩ để có cách giải quyết tốt nhất nhé.
Một số lưu ý để không gặp hiện tượng “hụt chân” khi ngủ
Để không gặp tình trạng hụt chân, bạn cần lưu ý:
Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để cơ thể luôn trong trạng thái sức khỏe tốt nhất. Đặc biệt các chất magie, canxi, sắt là quan trọng cho giấc ngủ của bạn.
Tránh các đồ có chất caffeine cao vì dễ bị kích thích, ngủ không sâu.
Thường xuyên uống đủ nước, vận động và tập thể thao.
Để cơ thể thư giãn, không dùng thiết bị điện tử 2 tiếng trước khi đi ngủ. Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh, thoáng đãng.
Xem thêm: Khi ngủ nên để điện thoại ở đâu là tốt nhất cho sức khỏe?
Trên đây là những điều cơ bản cần biết về hiện tượng “hụt chân” khi ngủ. Bạn đừng quá lo lắng nếu cơ thể đang gặp tình trạng này nhé. Chỉ cần ăn uống điều độ kết hợp với nghỉ ngơi lành mạnh là bạn sẽ lấy lại sự cân bằng trong sức khỏe của mình. Chúc các bạn luôn sống khỏe và sống vui.
Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống
Xem thêm:
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vì sao thỉnh thoảng chúng ta bị cảm giác “hụt chân” khi ngủ? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.