Bạn đang xem bài viết Vì sao đáy chảo chống dính bị cong vênh, lồi lõm? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chảo chống dính là đồ dùng không thể thiếu trong gian bếp nhà bạn. Tuy nhiên, không ít trường hợp đáy chảo chống dính bị cong vênh hoặc lồi lõm sau thời gian dài sử dụng. Nguyên nhân là vì sao? Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Tác hại của việc đáy chảo chống dính bị lồi lõm, cong vênh
Đáy chảo chống dính bị lồi lõm hoặc bị cong vênh có thể gây ra một số tác hại làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn và độ chín của thực phẩm như sau:
Hiệu suất nấu giảm
Tình trạng đáy chảo chống dính bị lồi lõm, cong vênh sẽ khiến cho bề mặt đáy của chảo không còn bằng phẳng như trước nữa. Lúc này, đáy chảo sẽ giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt từ bếp truyền đến đáy chảo và có thể gây ra tình trạng làm chín thức ăn không đều.
Không những vậy, bề mặt cong vênh của đáy chảo sẽ khiến cho một phần nhiệt hoặc khí ga bị thất thoát ra ngoài nhiều hơn so với bề mặt đáy phẳng của chảo, từ đó khiến cho công việc nấu nướng của bạn trở nên tốn kém thời gian hơn.
Chảo không cố định được vị trí
Với bề mặt đáy của chảo chống dính bị cong vênh hoặc lồi lõm sẽ khiến cho chảo không thể cố định được vị trí khi bạn đặt trên bếp.
Chính vì thế, chảo dễ bị xê dịch khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và gặp nhiều khó khăn hơn trong suốt quá trình nấu ăn, nhất là khi nấu trên các loại bếp điện như bếp hồng ngoại và bếp từ.
Mất thẩm mỹ
Chảo chống dính là một trong những dụng cụ nấu ăn phổ biến trong nhà bếp. Vì thế, việc cong vênh hoặc biến dạng đáy chảo cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ không gian góc bếp của bạn.
Ảnh hưởng sức khỏe
Tình trạng đáy chảo chống dính bị biến dạng cũng sẽ khiến cho lớp kim loại bị thay đổi và thậm chí lớp phủ men chống dính có thể bị bong tróc.
Khi bạn nấu ăn ở nhiệt độ cao, một số hợp chất từ kim loại hoặc lớp phủ chống dính bị bong tróc sẽ có cơ hội hòa lẫn vào trong thức ăn, từ đó đi vào cơ thể bạn dễ dàng hơn. Lâu dần, những chất này sẽ tích tụ lại và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Nguyên nhân khiến đáy chảo chống dính bị lồi lõm, cong vênh
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến cho đáy chảo chống dính bị cong vênh hoặc bị lồi lõm:
Chất liệu chảo
Đối với những dòng chảo rẻ tiền hoặc có chất lượng nguồn gốc không rõ ràng, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao một cách thường xuyên thì hay dẫn đến tình trạng đáy chảo bị lồi lõm hoặc bị cong vênh sau khoảng thời gian ngắn sử dụng.
Không những vậy, hiện tượng đáy nồi chảo bị biến dạng thường gặp khi bạn sử dụng nó thường xuyên trên bếp ga hoặc bếp hồng ngoại, nhất là loại chảo được làm từ chất liệu nhôm mỏng hoặc inox đáy mỏng.
Sốc nhiệt
Hiện tượng sốc nhiệt cũng thường gặp khi bạn có thói quen sử dụng chảo sau khi nấu, rồi ngâm vào nước lạnh đột ngột để thuận tiện hơn cho việc vệ sinh chảo.
Điều này vô tình làm cho chất liệu của chảo bị thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh một cách bất ngờ, từ đó khiến cho đáy chảo bị biến dạng như méo mó, công vênh hoặc lồi lõm.
Sử dụng chảo không đúng cách
Hiện tượng sốc nhiệt mà Pgdphurieng.edu.vn vừa mới chia sẻ phía trên được xem là một trong những thói quen sử dụng chảo không đúng cách, khiến cho đáy chảo dễ bị biến dạng.
Ngoài ra, tùy theo chất liệu chảo mà bạn sử dụng để chế biến món ăn có tính chất chua hoặc quá mặn, cũng sẽ làm cho đáy chảo dễ bị cong vênh.
Ví dụ, bạn dùng chảo chống dính để chế biến các món kho hoặc mặn chứa nhiều muối (hay nước mắm), đồng thời có thói quen dùng dụng cụ kim loại để xào nấu trên loại chảo này, đều là những nguyên nhân khiến cho chảo chống dính bị mỏng lại và gây ra hiện tượng lồi lõm.
Vệ sinh, bảo quản chảo không đúng cách
Mỗi dòng chảo sẽ được nhà sản xuất khuyến nghị cách vệ sinh và bảo quản chảo khác nhau. Vì thế, trước khi sử dụng chảo, bạn nên dành chút thời gian để đọc các thông tin trên nhãn tem sản phẩm để biết cách vệ sinh cũng như bảo quản chảo đúng cách.
Chẳng hạn, tránh sử dụng miếng rửa chén bằng cọ để vệ sinh chảo chống dính và tránh ngâm chảo vào nước lạnh sau khi chảo còn đang rất nóng (sau khi chế biến món ăn xong). Ngoài ra, hạn chế sử dụng các đồ dùng kim loại (hoặc nhọn sắc) khi xào nấu trên chảo chống dính.
Những loại đáy chảo dễ bị lồi lõm, cong vênh
Trên thị trường, bạn có thể gặp 3 loại chảo chống dính là loại chảo gắn đáy, chảo đáy đúc đa lớp và chảo dập liền nguyên khối.
Cụ thể những loại chảo này dễ bị cong vênh và lồi lõm như sau:
Chảo gắn đáy
Loại chảo này có giá thành rẻ vì được làm từ chất liệu nhôm khá mỏng, chảo inox đáy mỏng hoặc loại chảo nhôm nhưng lại gắn đáy inox. Dòng chảo này thường có khả năng chịu nhiệt kém nên khi bạn nấu ăn thường xuyên dưới nhiệt độ cao, dễ làm cho đáy chảo bị biến dạng.
Chảo đáy đúc đa lớp
Chảo đáy đúc đa lớp thường được sản xuất từ công nghệ hiện đại hơn dòng chảo gắn đáy, vì độ dày của chảo được thiết kế 3 lớp hoặc 5 lớp. Chính vì thế, đáy chảo giảm thiểu được tình trạng bị biến dạng, đáy được thiết kế nhiều lớp thì có mức độ biến dạng của nó ít hơn.
Chảo đáy đúc nguyên khối
Chảo đáy đúc nguyên khối là dòng chảo cao cấp nhất hiện nay, vì sở hữu đáy chảo cực dày và sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhất nên giá thành cao.
Có thể nói, chính vì đúc nguyên khối nên độ bền sản phẩm gấp 3 lần so với loại chảo thông thường, gồm cả việc hạn chế mức độ biến dạng của đáy chảo sau khoảng thời gian dài sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng chảo cho bếp từ để hạn chế bị lồi lõm, cong vênh
Nếu bạn đang sử dụng chảo cho bếp từ hoặc dòng bếp điện nói chung và để giảm thiểu tình trạng bị biến dạng đáy chảo thì bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Chỉ nên sử dụng chảo khi ráo nước hoàn toàn.
- Nên cho dầu vào chảo, rồi tráng sơ qua trước khi bật bếp.
- Nên sử dụng các dụng cụ bằng gỗ để giảm thiểu sự ma sát lên lớp chống dính được phủ phía bên trong lòng chảo.
- Vệ sinh chảo bằng miếng rửa chén bát bằng lưới hoặc mút, nói chung chất liệu mềm là được để tránh làm trầy xước bề mặt chảo.
- Nên điều chỉnh công suất bếp từ nhỏ cho đến lớn, tránh bật bếp ngay từ đầu với công suất lớn dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt – nguyên nhân làm cho đáy chảo bị biến dạng.
- Tránh thói quen ngâm chảo còn đang nóng (sau khi nấu) vào nước lạnh đột ngột, vì dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt làm biến dạng đáy chảo.
Hy vọng bạn đã biết được vì sao đáy chảo chống dính bị cong vênh, lồi lõm sau khi Pgdphurieng.edu.vn đã chia sẻ những thông tin phía trên rồi nhé. Nếu gặp phải tình trạng gì khi sử dụng các đồ dùng nhà bếp, bạn hãy để lại bình luận phía dưới để Pgdphurieng.edu.vn giải đáp thắc mắc cho bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vì sao đáy chảo chống dính bị cong vênh, lồi lõm? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.