Bạn đang xem bài viết Vì sao có người ăn đồ ngọt xong lại cảm thấy chua miệng? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tại sao gặp tình trạng chua miệng khi ăn đồ ngọt cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi rất ít ai biết nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Đó là lý do bạn nên đọc nội dung bài viết này.
Nguyên nhân gây chua miệng khi ăn đồ ngọt
Bị chua miệng do đồ ăn thừa
Đây là nguyên nhân thường gặp khi bị chua miệng khi ăn đồ ngọt. Các loại thực phẩm chứa các loại men gây chua hay chất điều vị như bánh mì, phở, bún, sẽ còn tồn đọng trong miệng sau khi ăn nếu như vệ sinh răng miệng không kỹ. Các chất chua còn sót lại của các loại thực phẩm nói trên sẽ bám lại ở kẽ răng gây ra cảm giác chua miệng.
Bị chua miệng do axit trong các thực phẩm ngọt
Nhiều người lầm tưởng khi ăn các thực phẩm ngọt sẽ mang lại cảm giác ngọt ngào thế nhưng vẫn có một số loại mang đến cảm giác chua do chứa một lượng axit nhất định. Điển hình như khi nhai và nuốt trái cây chín ngọt, miệng vẫn cảm nhận được vị chua thanh.
Ngoài ra, có thể kể đến các thành phẩm từ tinh bột, mật ong, đường phèn, bột ngọt,… đều có thể tạo vị chua rõ rệt tại khoang miệng. Thế nhưng, mức độ chua ở mỗi người còn phụ thuộc vào tính chất cũng như sự kết hợp các thành phần thức ăn với nhau.
Bị chua do vi khuẩn khoang miệng
Theo Bác sĩ Đông y Thanh Tuấn, khoang miệng của ta chính là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi sinh vật có lợi lẫn có hại. Loại có lợi sẽ giúp nghiền thức ăn bằng cách hỗ trợ tuyến nước bọt tiết dịch. Còn loại có hại sẽ gây ra các vấn đề răng miệng do phân hủy các mảnh vụn thức ăn còn sót lại.
Đồ ăn ngọt chính là thứ ưa thích của các vi sinh vật có hại như nấm men, axit lactic,…. Chúng sẽ phân giải các thức ăn thừa nhanh chóng để hình thành các hoạt chất có tính axit, đây chính là nguyên nhân chính gây chua miệng.
Các hoạt chất axit này có thể gây ra mức độ chua khác nhau tùy vào mật độ pH ở trong mỗi loại thức ăn. Độ pH càng thấp thì độ chua càng cao. Ngoài ra, độ chua do vi sinh vật có hại gây ra còn phụ thuộc vào thời điểm, thể trạng cơ thể của từng người nên không thể đưa ra được thang đo chung cho tất cả mọi người.
Bị chua miệng do tổn thương ở lưỡi
Theo Thạc sĩ – BS Bùi Hữu Hoàng, Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, triệu chứng chua miệng cũng là biểu hiện của việc lưỡi bị nhiễm trùng. Nguyên nhân là do nước bọt tiết ra không còn ổn định, khiến cho thức ăn bám dính trên răng. Về lâu dài, lưỡi sẽ bị tưa, sần sùi, nứt nẻ hay đóng cặn, làm cho bạn ăn bất cứ thực phẩm nào cũng thấy chua, bất kể có là đồ ngọt đi chăng nữa.
Cách khắc phục khi bị chua miệng khi ăn đồ ngọt
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, nhất là sau khi ăn xong. Kết hợp với chỉ nha khoa để lấy hết các cặn thức ăn còn bám lại trên kẽ chân răng hay dùng bàn chải lông mềm, dụng cụ cạo lưỡi chuyên nghiệp để gỡ bỏ mảng trắng trên lưỡi để tránh các vi khuẩn có hại lây lan.
Uống lượng nước lọc vừa đủ sau khi ăn đồ ngọt để cung cấp nước cho khoang miệng ngăn ngừa chứng hôi miệng, đồng thời cuốn trôi hết thức ăn còn bám lại xuống bao tử.
Sử dụng các loại nước súc miệng có thành phần lành tính từ thiên nhiên để cân bằng độ pH trong khoang miệng, hạn chế được cảm giác chua khi ăn đồ ngọt.
Thay đổi chế độ ăn hợp lý đặc biệt là việc tiêu thụ lượng đường mỗi ngày. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ American Heart Association AHA khuyến cáo nam giới chỉ nên tiêu thụ 37.5gr đường mỗi ngày trong khi nữ là 25gr để ngăn ngừa chứng chua miệng khi ăn đồ ngọt.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ hoặc không thể khắc phục, bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Trên đây là toàn bộ những lý giải cũng như cách khắc phục về chứng chua miệng khi ăn đồ ngọt. Hi vọng các bạn sẽ cảm thấy bổ ích và áp dụng thành công khi gặp tình trạng trên nhé!
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vì sao có người ăn đồ ngọt xong lại cảm thấy chua miệng? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.