Tham khảo ngay một số mẫu sơ đồ tư duy Trao Duyên của thi hào Nguyễn Du giúp bạn hiểu, học và ghi nhớ tốt hơn.
Phương pháp học bằng sơ đồ tư duy là phương pháp học hiệu quả, được nhiều người lựa chọn. Trong bài viết này, hãy cùng tham khảo ngay một số mẫu sơ đồ tư duy Trao Duyên của thi hào Nguyễn Du sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm văn học này.
1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Trao Duyên
1.1 Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du
Nguyễn Du (1765 – 1802) quê cha ở Hà tĩnh và quê mẹ ở Bắc Ninh. Ông sinh ra tại Thăng Long và tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau. Gia đình ông vốn có truyền thống khoa bảng, văn hóa, văn học. Ông sống trong thời đại xã hội phong kiến khủng hoảng, cuộc đời gặp nhiều sóng gió. Ông được vinh danh là nhà thiên văn học, nhà nhân đạo chủ nghĩa, là danh nhân văn hóa.
1.2 Giới thiệu về đoạn trích Trao Duyên
-
Vị trí của đoạn trích: Nằm ở phần 2 của tác phẩm “Gia biến và lưu lạc”, từ câu 723 – 756.
-
Giá trị nội dung: Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hy sinh quên mình của Thúy Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời “Trao Duyên” đầy đau khổ.
-
Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm.
2. Tham khảo một số mẫu sơ đồ tư duy Trao Duyên để học tập hiệu quả
2.1 Sơ đồ tư duy bài Trao Duyên mẫu 1
- Luận điểm 1: Thúy Vân Trao Duyên cho Vân và nhờ Thúy Vân thay mình để trả nghĩa cho chàng Kim
- Luận điểm 2: Diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân
- Luận điểm 3: tâm trạng của Thúy Kiều khi quay trở về thực tại, hướng về tình yêu của mình và chàng Kim.
Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Trao Duyên lớp 10 để học và ghi nhớ bài dễ hơn.
Ở trong xã hội nhiều bất công, những người đáng lẽ ra phải sống một cuộc sống hạnh phúc, trọn vẹn lại phải đi vào con đường nhiều nước mắt và đau thương nhất. Cái chết không phải là kết thúc đối với Thúy Kiều vì nàng còn phải sống để trả món nợ đời với Kim Trọng. Thúy kiều bất lực với tình yêu của mình và chỉ mong rằng Kim Trọng có thể tha thứ cho mình. Sự bế tắc trong lòng Thúy Kiều đường như chồng chất và đè nén không thể nào thoát ra được.
2.2 Tham khảo sơ đồ tư duy Trao Duyên mẫu 2 – 12 cầu đầu
-
Luận điểm 1: Lời Thúy Kiều nhờ cậy em mình trả duyên
-
Luận điểm 2: Những lí lẽ Trao Duyên của Thúy Kiều khi nhờ Thúy Vân
Trong mẫu sơ đồ tư duy bài Trao Duyên thể hiện rõ hai luận điểm, giúp bạn ghi nhớ tốt hơn.
Thúy Kiều đã hy sinh tất cả, cả cuộc đời của mình, kể cả độ xuân xanh vì gia đình. Thúy Vân là em dù có vô tư đến đâu cũng có thể hiểu nỗi đau và sự hi sinh quá lớn của chị nên cũng không thể khước từ và chị ngậm ngùi đồng ý nhận duyên của chị. Có lẽ cũng chính vì thế mà chúng ta không nghe được bất cứ một lời đối thoại nào của Thúy Vân mà chỉ nghe thấy những lời thuyết phục của Kiều.
Sau khi Trao Duyên cho em xong, Thúy Kiều đã nghĩ đến cái chết. Cuộc đời nàng sau khi báo đáp công ơn sinh thành thì coi như chấm dứt, bởi lẽ tình yêu của nàng đã mất, mất hy vọng, mất định hướng, linh hồn của nàng bây giờ như tê tái, đông cứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời.
2.3 Tham khảo sơ đồ tư duy Trao Duyên lớp 10 mẫu 3 – 14 câu giữa
-
Luận điểm 1: Diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi Trao Duyên, trao lại kỷ vật cho em mình
-
Luận điểm 2: Lời dặn dò của Thúy Kiều dành cho em mình
Hai luận điểm trên được thể hiện chi tiết trong sơ đồ tư duy Trao Duyên để bạn tham khảo.
Tưởng rằng sau khi Trao Duyên là Thúy Kiều nhẹ lòng, không còn vướng bận gì, tưởng rằng con đường phía trước sẽ không còn gì để níu kéo nhưng trong tâm Thúy Kiều vẫn chứa đựng bao nhiêu sự giằng xé, cố níu kéo, đau đớn. Rõ ràng, lí trí bắt buộc Kiều phải chấm dứt tình cảm với Kim Trọng nhưng tình cảm của nàng lại không thể làm vậy. Nỗi đau như đọng lại ở câu thơ “Dù em nên vợ nên chồng” – Kiều tự cảm mình đáng thương, mình là người bạc mệnh nên xót hại cho chính bản thân mình. “Mất người còn chút của tin” Thúy Kiều chỉ có thể Trao Duyên còn tình nàng vẫn không thể trao, nàng không thanh thản, nàng đau đớn đến nỗi nghĩ tới cái chết.
Nàng dùng dằng, gửi gắm tất cả lại cho Thúy vân rồi tâm trạng mâu thuẫn thật sự trong lòng nàng mới bùng lên mạnh mẽ nửa muốn trao, nửa muốn giữ. Nàng đã mất công bao công sức để thuyết phục em nhưng chính lúc em chấp nhận cũng là lúc Kiều bắt đầu chơi vơi cố níu tình yêu lại với mình. Sau đó, Thúy Kiều để mặc cho tình cảm tuôn tràn.
Trên đây là tổng hợp một số mẫu sơ đồ tư duy Trao Duyên được nhiều người lựa chọn bởi sự hiệu quả của nó. Hy vọng những thông tin trên hữu ích giúp bạn dễ học và ghi nhớ bài hơn.