Bạn đang xem bài viết Vật phát ra âm cao hơn khi nào? Những kiến thức về độ cao của âm tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Âm thanh là là một khái niệm tồn tại xung quanh chúng ta, âm thanh đóng góp một phần rất lớn và quan trọng đến đời sống sinh hoạt của cả nhân loại. Có âm thanh con người mới có thể giao tiếp được với nhau. Âm còn được ứng dụng trong âm nhạc hay các nhạc cụ, điện thoại, các máy móc thiết bị âm thanh,…Nhưng thực sự chúng ta có thể hiểu hết về âm. Các câu hỏi như âm thanh được tạo ra như thế nào hay khi nào thì vật phát ra âm thanh cao hơn, hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Độ cao của âm là gì?
Độ cao của âm hoàn toàn phụ thuộc vào số dao động trong mỗi giây của vật hay tần số, phát ra âm thanh ấy. Khi vật chất trong vật dao động càng nhanh có nghĩa là tần số dao động càng lớn thì âm thanh phát ra càng lớn hoặc càng bổng hay còn gọi là âm càng cao và ngược lại thì gọi là âm thấp.
Những kiến thức mở rộng về độ cao của âm
Tần số âm thanh là gì?
Tần số âm thanh được tính bằng đơn vị Hz (được đọc là Héc, là đơn vị được lấy tên từ nhà vật lý người Đức – Heinrich Rudolf Hertz là đơn vị cho biết tần số dao động được thực hiện trong 1 giây). Là một dạng sóng rung độ cơ học ở mức tần số mà con người có thể nghe thấy được. Giới hạn tần số âm thanh mà con người chúng ta có thể nghe thấy được sẽ từ 20 đến 20.000 Hz. Bảng dưới đây sẽ cho ta thấy mô tả tần số theo dạng âm thanh cụ thể đối với con người:
Siêu âm
Siêu âm là loại âm có tần số trên 20000Hz. Như đã nói ở trên,con người chúng ta nghe được âm thanh trong khoảng từ 20Hz – 20000Hz. Ngoài giới hạn trong khoảng này thì đôi tai của con người chúng ta sẽ không thể nghe được nữa. Nên siêu âm là loại âm mà con người không thể nghe được. Siêu âm thường được cá có vú liên lạc với nhau (cá heo, cá nhà táng,…)
Hạ âm
Hạ âm cũng là một loại âm thanh mà con người không nghe được. Tuy nhiên,ngược với siêu âm thì hạ âm lại có tần số nhỏ hơn 20Hz. Hạ âm được ứng dụng trong trong y tế, dự báo động đất hay các ngành nghề liên quan đến nghiên cứu địa chất.
Vật phát ra âm cao hơn khi nào?
Vật phát ra âm cao hơn khi tần số dao động của vật chất bên trong vật lớn hơn, độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm thanh hoặc phụ thuộc vào số lần dao động trong mỗi giây (Hz) của vật phát ra âm thanh.
Bài tập trắc nghiệm về âm
Câu 1: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?
- A) Trong một giây,vật A thực hiện được 300 dao động.
- B) Trong một phút, vật B thực hiện được 4000 dao động.
- C) Trong 5 giây, vật C thực hiện được 600 dao động.
- Trong 20 giây, vật D thực hiện được 1400 dao động.
Câu 2: Vật dao động phát ra âm có tần số 60Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 80Hz. Vật nào dao động nhanh hơn?
- A) Vật có tần số dao động 60Hz dao động nhanh hơn.
- B) Vật có tần số dao động 80Hz dao động nhanh hơn.
- C) 2 vật dao động bằng nhau.
- D) Chưa đủ điều kiện để kết luận.
Câu 3: Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ:
- A) 200Hz đến 20000Hz.
- B) Dưới 20Hz.
- C) Lớn hơn 20000Hz.
- D) 20Hz đến 20000Hz.
Câu 4: Tần số là gì?
- A) Số lần chạm vào vật trong 1 giây.
- B) Độ dài dịch chuyển trong 1 giây.
- C) Số dao động trong 1 giây.
- D) Thời gian thực hiện 1 dao động.
Câu 5: Vật phát ra âm cao hơn khi?
- A) Khi vật dao động mạnh hơn.
- B) Khi vật dao động chậm hơn.
- C) Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.
- D) Khi tần số dao động lớn hơn.
Câu 6: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm?
- A) Khi âm thanh của ta phát ra với tần số cao.
- B) Khi âm thanh của ta phát ra với tần số thấp.
- C) Khi âm thanh của ta nghe to.
- D) Khi âm thanh của ta nghe nhỏ.
Kết luận
Qua bài viết về âm ở trên, hẳn các bạn đã có thể tự trả lời những câu hỏi mà bạn đã bỏ ngỏ về âm thanh rồi nhỉ. Ngoài các kiến thức và thông tin về âm. Thì ReviewEdu còn chuẩn bị các câu hỏi rất thực tế liên quan đến âm hay việc vật phát ra âm cao hơn khi nào, để giúp cho các bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu dụng trong thực tiễn và việc học môn Vật lí sau này.
Xem thêm:
Cách tính điểm trung bình môn đại học dành cho sinh viên chính xác nhất
Thi cấp 3 cần bao nhiêu điểm là đậu? Quy định và cách tính điểm liệt trong kỳ thi cấp 3
Điểm liệt là gì? Bao nhiêu điểm là bị liệt? Quy định điểm liệt trong kỳ thi tuyển sinh
Kỳ thi TOEIC là gì? Cách tính điểm TOEIC? TOEIC bao nhiêu điểm để đạt tín chỉ?
Hai đường thẳng song song có bao nhiêu điểm chung? Khái niệm, đặc điểm và tính chất của hai đường thẳng song song
Đạt học sinh khá cần bao nhiêu điểm? Cách xếp loại học lực khá, giỏi, trung bình
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vật phát ra âm cao hơn khi nào? Những kiến thức về độ cao của âm tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/va-phat-ra-am-cao-hon-khi-nao