Giải Vật lí 8 Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 17, 18, 19, 20 chương I Cơ học được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Vật lý 8: Sự cân bằng lực – Quán tính được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức về hai lực cân bằng, quán tính, từ đó nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải bài tập Vật lí 8 trang 17, 18, 19, 20 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Lý thuyết Sự cân bằng lực – Quán tính
1. Hai lực cân bằng
– Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
– Dưới tác dụng của lực cân bằng:
- Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên
- Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
=> Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
Chú ý:
– Hệ lực cân bằng khi tác dụng vào một vật thì không làm thay đổi vận tốc của vật.
– Ở lớp 6 đã đề cập đến trường hợp vật đứng yên khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
– Đối với lớp 8, yêu cầu xét tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động.
=> Như vậy, tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật được phát biểu khái quát hơn :”Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi không có lực tác dụng lên vật và ngay cả khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau”.
– Việc dự đoán tác dụng của hai lực cân bằng lên vật chuyển động thực hiện trên cơ sở suy luận lôgic. Vì lực gây ra sự thay đổi vận tốc chuyển động, còn hai lực cân bằng khi đặt lên vật đang đứng yên thì sẽ đứng yên mãi, như vậy nó không làm thay đổi vận tốc. Do đó lực cân bằng tác dụng lên vật đang chuyển động cũng không làm thay đổi vận tốc nên vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Kết luận này được kiểm nghiệm bằng thí nghiệm trên máy A – tút.
2. Quán tính
Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. Có thể nói quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc và hướng chuyển động của vật.
– Lực tác dụng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động diễn ra càng nhanh.
Giải bài tập Vật lý 8 Bài 5
Bài C1 (trang 17 SGK Vật lí 8)
: Hãy kể tên và biểu diễn các lực tác dụng lên quyển sách, quả cầu và quả bóng trên hình vẽ có trọng lượng lần lượt là 3N; 0,5N; 5N bằng các vectơ lực. Nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương, chiều của hai lực cân bằng.
Gợi ý đáp án:
– Các lực tác dụng lên cuốn sách:
+ Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.
+ Lực nâng Q của mặt bàn (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên.
– Các lực tác dụng lên quả cầu:
+ Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.
+ Lực căng T của dây treo hướng thẳng đứng lên trên.
– Các lực tác dụng lên quả bóng:
+ Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.
+ Lực nâng Q của mặt sân (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên.
Như vậy, các cặp lực tác dụng lên mỗi vật có cùng điểm đặt (tại tâm của vật), cùng phương thẳng đứng, có độ lớn bằng nhau và ngược chiều nhau.
Bài C2 (trang 18 SGK Vật lí 8)
Quan sát thí nghiệm hình dưới đây và cho biết tại sao quả cân A đứng yên?
Gợi ý đáp án:
Quả cân A đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau (trọng lực P và lực căng dây T) nên nó đứng yên.
Bài C3 (trang 18 SGK Vật lí 8)
: Đặt thêm một vật nặng A’ lên quả cân A (H.5.3b). Tại sao quả cân A cùng với A’ sẽ chuyển động nhanh dần?
Gợi ý đáp án:
– Khi chưa đặt A’ lên trên A thì trọng lượng PA bằng lực căng dây T làm cho quả cân A đứng yên.
– Đặt thêm một vật nặng A’ lên quả cân A thì trọng lực PA + PA’ lớn hơn so với lực căng dây T do đó vật A và A’ chuyển động nhanh dần xuống phía dưới.
Bài C4 (trang 18 SGK Vật lí 8)
Khi quả cân A chuyển động qua lỗ K thì vật nặng A’ bị giữ lại (H.5.3c,d). Lúc này quả cân A còn chịu tác dụng của những lực nào?
Gợi ý đáp án:
Quả cân A chịu tác dụng của hai lực là trọng lực P và lực căng dây T (hai lực này cân bằng nhau).
Bài C5 (trang 19 SGK Vật lí 8)
Hãy đo quãng đường đi được của quả cân A sau mỗi khoảng thời gian là 2 giây, ghi vào bảng bên dưới tính vận tốc A.
Thời gian t(s) | Quãng đường đi được s(cm) | Vận tốc v(cm/s) |
Trong hai giây đầu: t1 = 2 | s1 =….. | v1 =… |
Trong hai giây tiếp theo: t2 = 2 | s2 =…. | v2 =… |
Trong hai giây cuối: t3 = 2 | s3 =….. | v3 =… |
Gợi ý đáp án:
Các em đo kết quả và ghi vào bảng.
Vận tốc v được tính bằng công thức:
Bài C6 (trang 19 SGK Vật lí 8)
Búp bê đang đứng yên trên xe. Bất chợt đẩy xe chuyển động về phía trước (H.5.4). Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?
Gợi ý đáp án:
Búp bê sẽ ngã về phía sau. Bởi vì khi xe đứng yên, búp bê đứng yên cùng với xe.
Khi bất ngờ đẩy xe tới phía trước, phần chân của búp bê chuyển động tới phía trước cùng với xe nhưng phần thân của búp bê do có quán tính, nó lại muốn duy trì trạng thái đứng yên ban đầu, kết quả là búp bê bị ngã ra phía sau.
Bài C7 (trang 19 SGK Vật lí 8)
Đẩy cho xe và búp bê cùng chuyển động rồi bất chợt dừng xe lại. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?
Gợi ý đáp án:
Búp bê sẽ ngã về phía trước. Bởi vì khi xe chuyển động, búp bê cũng chuyển động cùng với xe. Khi xe dừng lại đột ngột, phần chân của búp bê dừng lại cùng với. xe nhưng phần thân của búp bê do có quán tính, nó lại muốn duy trì trạng thái chuyển động ban đầu, kết quả là búp bê bị ngã ra phía trước.
Bài C8 (trang 20 SGK Vật lí 8)
Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau đây:
a) Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bi nghiêng về phía trái.
b) Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.
c) Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được.
d) Vì sao khi cán búa lỏng có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất?
e) Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên. Tại sao?
Gợi ý đáp án:
a) Hành khách bị nghiêng về phía trái vì khi ô tô đột ngột rẽ phải, do có quán tính, họ không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục chuyển động như cũ.
b) Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân chạm đất sẽ dừng lại ngay, nhưng người còn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên chân bị gập lại.
c) Bút tắc mực, khi ta vẩy mạnh thì do có quán tính mà mực chuyển động xuống đầu ngòi bút nên bút lại có mực.
d) Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất thì cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuống. Cán búa chạm đất dừng lại đột ngột trong khi đầu búa tiếp tục chuyển động đi xuống do quán tính nên đầu búa làm cho búa chắc hơn.
e) Cốc vẫn đứng yên vì do quán tính mà nó chưa thể thay đổi vận tốc được ngay.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lý 8 Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính Soạn Lý 8 trang 17, 18, 19, 20 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.