Vật lí 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 trang 82, 83, 84.
Giải bài tập Vật lí 9 bài 30 được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ lý thuyết và giải các bài tập trong SGK phần câu hỏi in nghiêng và phần bài tập. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Vật lý 9 Bài 30 Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Lý thuyết Quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
1. Áp dụng quy tắc nắm tay phải
Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. (chỉ từ cực Bắc của ống dây).
Người ta sử dụng nguyên lí này của cuộn dây để tạo ra các nam châm điện. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các dây hoặc tăng số vòng dây.
2. Áp dụng quy tắc bàn tay trái
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
Câu 1
Treo thanh nam châm gần một ống dây (hình 30.1 SGK). Đóng mạch điện.
a. Có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm?
b. Đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?
c. Hãy làm thí nghiệm kiểm tra xem các câu trả lời trên của em có đúng không?
Gợi ý đáp án
a. Hiện tượng xảy ra: Thanh nam châm bị hút vào ống dây.
Vì khi đóng mạch điện, dòng điện chạy qua cuộn dây theo chiều từ trong ra ngoài, sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải, xác định được chiều từ trường có chiều đi ra từ đầu B, nên B sẽ là cực Bắc, vậy nó sẽ hút cực Nam S của nam châm bên ngoài.
b. Hiện tượng xảy ra: Lúc đầu thanh nam châm bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay ngược lại cho cực Bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây và nam châm bị hút vào ống dây.
Vì khi đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì từ cực tại B sẽ đổi thành cực Nam, giống với cực với nam châm bên ngoài nên sẽ đẩy nhau, sau đó nam châm bên ngoài bị xoay đi và cực Bắc của nam châm ngoài sẽ gần đầu B (cực Nam) của ống dây nên bị hút vào.
c. Dụng cụ thí nghiệm bao gồm: 1 ống dây, 1 thanh nam châm và 1 mạch điện.
Tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ và kiểm tra kết quả.
Câu 2
Xác định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện, chiều đường sức từ và tên từ cực trong các trường hợp được biểu diễn trên hình 30.2a, b, c SGK. Cho biết kí hiệu (+) chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và chiều đi từ phía trước ra phía sau, kí hiệu (•) chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều đi từ phía sau ra phía trước.
Gợi ý đáp án
Ta sử dụng quy tắc bàn tay trái để xác định được định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện, chiều đường sức từ và tên từ cực như hình vẽ:
Câu 3
Hình 30.3 mô tả khung dây dẫn ABCD (có thể quay quanh trục OO’) có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, chiều của dòng điện và tên các cực của nam châm đã chỉ rõ trên hình.
a) Hãy vẽ lực tác dụng lên đoạn dây dẫn AB và lực tác dụng lên đoạn dây dẫn CD.
b) Các cặp lực , làm cho khung quay theo chiều nào?
c) Để cho khung dây ABCD quay theo chiều ngược lại thì phải làm thế nào?
Gợi ý đáp án
a)Xem hình 30.3b
b) Cặp lực làm cho khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ.
c)Khung dây quay theo chiều ngược lại khi cặp lực có chiều ngược lại, muốn vậy phải đổi chiều dòng điện trong khung dây hoặc phải đổi chiều từ trường.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái Soạn Lý 9 trang 82, 83, 84 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.