Vật lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và ứng dụng của dòng điện, từ trường. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương II trang 61, 62.
Giải bài tập Vật lí 9 bài 22 được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ lý thuyết và giải các bài tập trong SGK phần câu hỏi in nghiêng và phần bài tập. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Vật lý 9 Bài 22 Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Lý thuyết Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường
I. Từ trường
Từ trường là không gian xung quanh NC, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
Từ mỗi vị trí nhất định trong của thanh nam châm hoặc của dòng điện kim nam châm đều chỉ một hướng xác định
II. Cách nhận biết từ trường
Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.
Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm (làm kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc Nam) thì nơi đó có từ trường
Giải bài tập Vật lí 9 trang 61, 62
Câu C1
Đóng công tắc K trong thí nghiệm ở hình 22.1 SGK. Quan sát và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm. Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không?
Gợi ý đáp án
Kim nam châm sẽ bị lệch ra khỏi hướng Nam – Bắc. Lúc đã năm cân bằng, kim nam châm không song song với dây dẫn nữa
Câu C2
Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam- Bắc. Đưa nó đến vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh nam châm. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm?
Gợi ý đáp án
Khi ấy kim nam châm lệch khỏi hướng Nam – Bắc.
Câu C3
Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam-Bắc. Đưa nó đến vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh nam châm. Ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Nhận xét hướng của kim nam châm sau khi đã trở lại vị trí cân bằng?
Gợi ý đáp án
Kim nam châm vẫn luôn chỉ một hướng xác định.
Câu C4
Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không?
Gợi ý đáp án
Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam-Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại
Câu C5
Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?
Gợi ý đáp án
Đó là thí nghiệm đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc.
Câu C6
Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với Nam – Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm?
Gợi ý đáp án
Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường.
Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 20
Câu 1: Câu nào sau đây là đúng?
A. Một kim nam châm được đặt tự do trên trục thẳng đứng, nó chỉ hướng vị trí Bắc – Nam.
B. Khi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn và cho dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm bị lệch, không còn định hướng Bắc – Nam nữa.
C. Khi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn và không cho dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm lại định hướng Bắc – Nam.
D. Các thông tin A, B, C đều đúng.
Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về từ trường?
A. Từ trường là một dạng vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh nam châm.
B. Từ trường có thể tác dụng lực lên nam châm thử đặt trong nó.
C. Từ trường có ở xung quanh Trái Đất.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 3: Trong thí nghiệm phát hiện từ trường của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào để hiện tượng xảy ra dễ quan sát nhất?
A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì.
B. song song với kim nam châm.
C. Vuông góc với kim nam châm.
D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.
Câu 4: Căn cư vào thí nghiệm Ơxtet, hãy kiểm tra các phát biểu nào đúng sau đây?
A. Dòng điện gây ra từ trường.
B. Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường.
C. Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường.
D. Các dây dẫn có thể tạo ra từ trường.
Câu 5: Điều nào sau đây đúng khi nói về từ trường của dòng điện?
A. Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường.
B. Từ trường chỉ tồn tại xung quanh những dòng điện có cường độ rất lớn.
C. Từ trường chỉ tồn tại ở sát mặt dây dẫn có dòng điện.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 6: Từ trường không tồn tại ở
A. xung quanh nam châm.
B. xung quanh dòng điện.
C. xung quanh điện tích đứng yên.
D. mọi nới trên Trái Đất.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về từ trường của Trái Đất.
A. Xung quanh Trái Đất có từ trường.
B. Cực từ Nam của Trái Đất gần với cực Nam địa lí và cực từ Bắc ở gần với cực Bắc địa lí.
C. Cực từ Nam của Trái Đất gần với cực Bắc địa lí và cực từ Bắc ở gần với cực Nam địa lí.
D. Do Trái Đất có từ trường mà một kim nam châm khi đặt tự do nó sẽ định hướng Bắc – Nam.
Câu 8: Đặt một kim nam châm trên mũi nhọn gần với dây dẫn có dòng điện chạy qua, sau khi kim nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra?
A. Nó xác định nhay vị trí cân bằng mới (vị trí mà ta quay đến).
B. Sau khi buông tay, kim nam châm quay ngược trở lại 180o.
C. Sau khi buông tay, kim nam châm quay một góc 90o.
D. Sau khi đã trở lại vị trí cân bằng, kim nam châm vẫn định hướng giống như vị trí trước khi xoay.
Câu 9: Nếu có một nam châm và trục nhọn thẳng đứng thì em làm cách nào để phát hiện trong dây dẫn AB có dòng điện chạy qua hay không?
A. Đưa nam châm đặt trên trục nhọn rồi đặt ra xa dây dẫn AB.
B. Đưa kim nam châm đặt trên trục nhọn rồi đặt lại gần dây dẫn AB xem nó có lệch khỏi hướng ban đầu không.
C. Đưa kim nam châm đến sát dây dẫn xem nó có hút dây dẫn không.
D. Chỉ đưa cọc nhọn đến gần dây dẫn xem cọc nhọn có bị phóng điện không.
Câu 10: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Bắc – Nam. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian đặt kim nam châm?
A. Không gian đặt kim nam châm không có gì đặc biệt.
B. Không gian đặt kim nam châm có sóng truyền hình truyền qua.
C. Không gian đặt kim nam châm có một từ trường rất mạnh, mạnh hơn nhiều so với từ trường của Trái Đất, hướng của từ trường này không trùng với hướng từ trường của Trái Đất.
D. Không gian đặt kim nam châm có rất nhiều điện tích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường Soạn Lý 9 trang 61, 62 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.