pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích

Vật lí 11 Bài 3: Năng lượng trong dao động điều hòa Giải Lý 11 Cánh diều trang 24, 25, 26, 27

Tháng 10 28, 2023 by Pgdphurieng.edu.vn

Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 11 Bài 3: Năng lượng trong dao động điều hòa Giải Lý 11 Cánh diều trang 24, 25, 26, 27 ✅ tại website Pgdphurieng.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Vật lí 11 Cánh diều Bài 3: Năng lượng trong dao động điều hòa giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi trang 24, 25, 26, 27 thuộc chủ đề 1 Dao động.

Giải Lý 11 Bài 3 Cánh diều các em sẽ hiểu được kiến thức lý thuyết về Năng lượng trong dao động điều hòa và biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 3 Chủ đề 1 trong sách giáo khoa Vật lí 11. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.

Mục Lục Bài Viết

  • Giải Vật lí 11 Cánh Diều trang 24, 25, 26, 27
    • Câu hỏi trang 24
    • Câu hỏi 1 trang 25 
    • Câu hỏi 2 trang 25
    • Câu hỏi 1 trang 26
    • Câu hỏi 2 trang 26
    • Câu hỏi 3 trang 26
    • Câu hỏi 1 trang 27
    • Câu hỏi 2 trang 27
    • Câu hỏi 3 trang 27

Giải Vật lí 11 Cánh Diều trang 24, 25, 26, 27

Câu hỏi trang 24

Một con lắc đơn lớn được treo ở sảnh của tòa nhà Liên Hợp Quốc tại thành phố New York, Mỹ. Quả cầu có khối lượng 91 kg và sợi dây treo dài 22,9 m. Con lắc liên tục dao động với chu kì 9,6 s.

Khi con lắc đơn dao động, nó có những dạng năng lượng nào?

Vật lí 11 Bài 3: Năng lượng trong dao động điều hòa Giải Lý 11 Cánh diều trang 24, 25, 26, 27

Gợi ý đáp án

Khi con lắc dao động, quả cầu chuyển động nên con lắc có động năng. Quả cầu chịu tác dụng của trọng lực, ở độ cao z so với mặt đất nên con lắc có thế năng.

Câu hỏi 1 trang 25 

Mô tả sự biến đổi động năng và thế năng của con lắc đơn khi quả cầu đi từ vị trí biên A, qua vị trí cân bằng O rồi sang vị trí biên B

Tham Khảo Thêm:   Đánh giá Trường THPT Phương Nam có tốt không?

Gợi ý đáp án

Ở vị trí biên A, quả cầu đạt độ cao cực đại nên con lắc có thế năng Wt cực đại. Khi quả cầu đi từ A đến vị trí cân bằng O, độ cao của quả cầu so với mốc thế năng giảm dần, do đó Wt giảm dần. Tại vị trí cân bằng O, độ cao của quả cầu so với mốc thế năng là cực tiểu nên thế năng của con lắc đạt cực tiểu. Từ O đến vị trí biên B, độ cao của quả cầu tăng dần, nên thế năng Wt tăng dần đến giá trị cực đại tại biên B.

Tại vị trí biên A, vận tốc của quả cầu bằng 0 nên động năng của con lắc Wđ = 0. Từ A đến O, vận tốc của quả cầu tăng dần và đạt cực đại tại vị trí cân bằng nên Wđ cũng tăng dần và đạt cực đại tại O. Sau đó, vận tốc của con lắc giảm dần và bằng 0 tại B nên động năng giảm dần từ giá trị cực đại về 0.

Câu hỏi 2 trang 25

Chứng minh rằng cơ năng dao động của con lắc đơn tỉ lệ thuận với bình phương của biên độ dao động

Gợi ý đáp án

Quả cầu chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây nên cơ năng của con lắc đơn được bảo toàn.

Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng.

Tại vị trí cân bằng: Wt = 0, vận tốc của con lắc đạt cực đại vmax = nên động năng của con lắc đạt cực đại:

{{rm{W}}_{dmax }} = frac{1}{2}m{v_{max }}^2 = frac{1}{2}m{left( {omega A} right)^2} = left( {frac{1}{2}m{omega ^2}} right){A^2}.

Cơ năng của con lắc là: {rm{W}} = {{rm{W}}_d} + {{rm{W}}_t} = {{rm{W}}_{dmax }} + 0 = left( {frac{1}{2}m{omega ^2}} right){A^2}.

Như vậy, cơ năng dao động W của con lắc đơn tỉ lệ thuận với bình phương của biên độ dao động A.

Câu hỏi 1 trang 26

Dựa vào đồ thị Hình 3.3, mô tả sự thay đổi của động năng và thế năng của con lắc đơn khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng và từ vị trí cân bằng đến vị trí biên

Gợi ý đáp án

Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng, thế năng của con lắc đơn giảm dần từ giá trị cực đại (bằng cơ năng của con lắc) về 0 (Mốc thế năng tại vị trí cân bằng). Do cơ năng của con lắc được bảo toàn, tổng của động năng và thế năng không đổi nên thế năng giảm bao nhiêu, động năng tăng bấy nhiêu. Do đó, khi vật đi từ biên về vị trí cân bằng, động năng của vật tăng từ 0 đến cực đại.

Tham Khảo Thêm:   Đoạn văn tiếng Anh viết về sự thay đổi của làng quê (11 mẫu) Đoạn văn về sự thay đổi của quê hương bằng tiếng Anh

Khi vật đi từ vị trí cân bằng về vị trí biên, thế năng của con lắc tăng dần từ 0 đến cực đại, trong khi động năng giảm dần từ cực đại về 0.

Câu hỏi 2 trang 26

Dựa vào đồ thị Hình 3.4, tìm số lần vật có động năng bằng thế năng trong mỗi chu kì dao động của vật

Gợi ý đáp án

Xét trong một chu kì, đồ thị của động năng và thế năng cắt nhau tại 4 điểm, nghĩa là có 4 lần vật có động năng bằng thế năng trong mỗi chu kì dao động của vật.

Câu hỏi 3 trang 26

So sánh chu kì biến đổi của động năng và thế năng với chu kì dao động của vật

Gợi ý đáp án

Chu kì biến đổi của động năng và thế năng là bằng hau.

{{rm{W}}_d} = frac{1}{2}m{v^2} = frac{1}{2}m{left( { - omega Asin left( {omega t + varphi } right)} right)^2} = left( {frac{1}{2}m{omega ^2}{A^2}} right)left( {frac{{1 - cos left( {2omega t + 2varphi } right)}}{2}} right).

Như vậy, động năng và thế năng biến đổi với chu kì T = frac{{2pi }}{{2omega }}, bằng một nửa chu kì dao động.

Câu hỏi 1 trang 27

Cho đồ thị vận tốc – thời gian của một con lắc đơn dao động như Hình 3.5. Biết rằng khối lượng của vật treo vào sợi dây là 0,2 kg. Xác định:

a. Chu kì và tần số góc của con lắc.

b. Vận tốc cực đại của con lắc.

c. Cơ năng của con lắc.

d. Biên độ của vật

Gợi ý đáp án

a. Dựa vào đồ thị, ta có: Chu kì dao động là T = 1,2 s.

Tần số góc của con lắc là: omega  = frac{{2pi }}{T} = frac{{2pi }}{{1,2}} = frac{{5pi }}{3}(rad/s).

b. Dựa vào đồ thị, ta thấy: Vận tốc cực đại của con lắc là: {v_{max }} = 0,35m/s.

c. Cơ năng của con lắc được bảo toàn và bằng động năng cực đại. Cơ năng của con lắc là:

{rm{W}} = {{rm{W}}_{dmax }} = frac{1}{2}m{v_{max }}^2 = frac{1}{2}.0,2.0,{35^2} = 0,01225(J).

d. Biên độ dao động của con lắc là: A = frac{{{v_{max }}}}{omega } = frac{{0,35}}{{frac{{5pi }}{3}}} approx 0,0668 (m).

Câu hỏi 2 trang 27

Khi nghiên cứu sự biến đổi năng lượng của con lắc đơn trong quá trình dao động, có bạn học sinh khẳng định rằng, nếu ta thay một quả lắc khác có khối lượng lớn hơn nhưng vẫn giữ nguyên biên độ của dao động thì vận tốc của quả lắc mới sẽ lớn hơn khi qua vị trí cân bằng vì nó có cơ năng lớn hơn.

Tham Khảo Thêm:   Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 1 năm 2022 - 2023 sách Cùng học để phát triển năng lực 2 Đề thi kì 2 lớp 1 môn Toán theo Thông tư 27 (Có đáp án)

Nhận thức này đúng hay sai? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Nhận định của bạn học sinh là sai.

Giải thích: Trong quá trình dao động, cơ năng của con lắc được bảo toàn và có giá trị bằng thế năng cực đại và động năng cực đại.

{rm{W}} = {{rm{W}}_{tmax }}{rm{ = mg}}{{rm{h}}_{max }}; {rm{W = }}{{rm{W}}_{dmax }} = frac{1}{2}m{v_{max }}^2. Suy ra, {v_{max }}^2 = 2g{{rm{h}}_{max }}. Từ đó ta thấy, biên độ dao động không đổi thì {{rm{h}}_{max }} không đổi, do đó vận tốc tại vị trí cân bằng (vận tốc cực đại) cũng không đổi, hay khối lượng của vật không ảnh hưởng đến vận tốc của vật tại vị trí cân bằng.

Câu hỏi 3 trang 27

Đồ thị Hình 3.6 mô tả sự thay đổi động năng theo li dộ của quả cầu có khối lượng 0,4 kg trong một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Xác định:

a) Cơ năng của con lắc lò xo.

b) Vận tốc cực đại của quả cầu.

c) Thế năng của con lắc lò xo khi quả cầu ở vị trí có li độ 2 cm.

Gợi ý đáp án

a) Cơ năng của con lắc lò xo được bảo toàn và bằng:

{rm{W}} = {{rm{W}}_d} + {{rm{W}}_t} = {{rm{W}}_{dmax }} = 80 (mJ) = 0,08 J.

b) Vận tốc cực đại của quả cầu là vmax. Động năng cực đại của con lắc lò xo là:

{{rm{W}}_{dmax }} = frac{1}{2}m{v_{max }}^2

Do đó, vận tốc cực đại của con lắc là:

{v_{max }} = sqrt {frac{{2{{rm{W}}_{dmax }}}}{m}}  = sqrt {frac{{2.0,08}}{{0,4}}}  = frac{{sqrt {10} }}{5} (m/s).

c) Khi quả cầu có li độ 2 cm, động năng của con lắc là Wđ = 60 mJ.

Tại đó, thế năng của con lắc là: {{rm{W}}_t} = {rm{W}} - {{rm{W}}_d} = 80 - 60 = 20(mJ).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 11 Bài 3: Năng lượng trong dao động điều hòa Giải Lý 11 Cánh diều trang 24, 25, 26, 27 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Bài Viết Liên Quan

Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 15 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 13 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Kết nối tri thức
Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 28
Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 28
Previous Post: « Cách chèn nhạc vào Google Slides trên máy tính để bàn và thiết bị di động
Next Post: Tìm hiểu về táo kim cương đen vừa ngon vừa lạ, giá nửa triệu/kg »

Primary Sidebar

Tra Cứu Điểm Thi

  • Tra Cứu Điểm Thi Lớp 10
  • Tra Cứu Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT
  • Tra Cứu Đại Học – Tìm Trường

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online Hữu Ích

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết Hữu Ích

DMCA.com Protection Status DMCA compliant imageCopyright © 2025 · Pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích 78win xoilac tv xem bong da truc tuyen KUBET 78win Hitclub