Giải Vật lý 11 trang 102, 103, 104, 105 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học bài 24: Nguồn điện thuộc Chương 4: Dòng điện mạch điện.
Giải Lý 11 Kết nối tri thức bài 24 các em sẽ hiểu được kiến thức về khái niệm, công thức tính Nguồn điện và nhanh chóng trả lời toàn bộ các câu hỏi trang102, 103, 104, 105 trong sách giáo khoa Vật lí 11. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình thuận tiện hơn.
I. Nguồn điện. Suất điện động của nguồn điện
1. Điều kiện để duy trì dòng điện
Câu hỏi: Tại sao dòng điện trong trường hợp mô tả ở Hình 24.1 chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn? Làm thế nào để duy trì dòng điện trong trường hợp này lâu dài?
Gợi ý đáp án
Dòng điện trong trường hợp này chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn vì các điện tích âm di chuyển từ quả cầu tích điện âm sang quả cầu tích điện dương làm cho quả cấu trung hoà về điện. Do vậy, thời gian duy trì sự dịch chuyển điện tích xảy ra rất ngắn. Muốn duy trì, ta phải kéo dài thời gian di chuyển của điện tích âm từ quả cầu tích điện âm sang quả cầu tích điện dương.
2. Nguồn điện
3. Suất điện động của nguồn điện
II. Ảnh hưởng của điện trở trong, của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn
1. Điện trở trong của nguồn điện
2. Ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn
Câu hỏi 1: Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện thì số chỉ trên vôn kế và số vôn ghi trên nhãn của nguồn điện có mối liên hệ như thế nào? Điều đó cho biết có gì tồn tại bên trong của nguồn điện?
Gợi ý đáp án
Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện thì số chỉ trên vôn kế luôn nhỏ hơn số vốn ghi trên nhãn của nguồn điện. Điều này cho thấy bên trong nguồn đã có tiêu hao năng lượng chứng tỏ rằng bên trong nguồn có tồn tại điện trở.
Câu hỏi 2: Từ biểu thức (24.5), hãy:
1. Mô tả ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn.
2. So sánh suất điện động và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
3. Trường hợp nào thì hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện bằng suất điện động ξ của nguồn?
Gợi ý đáp án
1. Điện trở trong của nguồn điện gây ra độ giảm thế (một lượng u = Ir).
2. Suất điện động của nguồn điện luôn lớn hơn và hiệu điện thế giữa hai đầu của đoạn mạch một lượng chính bằng độ giảm thể do điện trở trong của nguồn gây ra.
3. Trường hợp điện trở trong của nguồn r = 0 thì hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện bằng suất điện động của nguồn.
Câu hỏi 3: Vì sao sẽ rất nguy hiểm nếu hiện tượng đoản mạch xảy ra đối với mạng điện ở gia đình?
Gợi ý đáp án
Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, cường độ dòng điện tăng lên quá lớn có thể làm cháy hoặc làm cháy vỏ bọc cách điện và các bộ phận khác tiếp xúc nó hoặc gần nó. Từ đó có thể gây hoả hoạn, chập cháy điện trong gia đình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 11 Bài 24: Nguồn điện Giải Lý 11 Kết nối tri thức trang 102, 103, 104, 105 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.