pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích

Vật lí 11 Bài 2: Một số dao động điều hòa thường gặp Giải Lý 11 Cánh diều trang 18, 19, 20, 21, 22, 23

Tháng Năm 27, 2023 by Pgdphurieng.edu.vn

Advertisement
Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 11 Bài 2: Một số dao động điều hòa thường gặp Giải Lý 11 Cánh diều trang 18, 19, 20, 21, 22, 23 ✅ tại website Pgdphurieng.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Vật lí 11 Cánh diều Bài 2: Một số dao động điều hòa thường gặp giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi trang 18, 19, 20, 21, 22, 23 thuộc chủ đề 1 Dao động.

Giải Lý 11 Bài 2 Cánh diều các em sẽ hiểu được kiến thức lý thuyết về Một số dao động điều hòa thường gặp và biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 2 Chủ đề 1 trong sách giáo khoa Vật lí 11. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.

Mục Lục Bài Viết

  • Giải Vật lí 11 Cánh Diều trang 18, 19, 20, 21, 22, 23
    • Câu hỏi trang 18
    • Câu hỏi trang 19
    • Câu hỏi trang 20
    • Câu hỏi 1 trang 22
    • Câu hỏi 2 trang 22
    • Câu hỏi trang 23

Giải Vật lí 11 Cánh Diều trang 18, 19, 20, 21, 22, 23

Câu hỏi trang 18

Trong bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu dao động điều hòa và định nghĩa các đại lượng mô tả dao động điều hòa. Trong bài học này, chúng ta sẽ sử dụng các đại lượng đó để mô tả một số dao động điều hòa thường gặp trong cuộc sống.

Ở Hình 2.1 trong điều kiện không có lực cản, dao động của quả cầu với biên độ nhỏ là một ví dụ về dao động điều hòa. Mô tả dao động điều hòa này như thế nào?

Gợi ý đáp án

Trong môi trường không có lực cản, giả sử quả cầu bắt đầu chuyển động từ vị trí cao nhất bên phải, thì sau đó quả cầu lần lượt chuyển động qua vị trí cân bằng, rồi qua vị trí cao nhất ở bên trái. Quả cầu quay lại vị trí cân bằng rồi lại đi qua vị trí cao nhất bên phải, tiếp tục về vị trí cân bằng. Quá trình lặp đi lặp lại, không ngừng do không có lực cản. Với biên độ nhỏ, hai vị trí cao nhất ở hai bên là hai vị trí biên của dao động điều hòa.

Tham Khảo Thêm:   Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 1 (Có đáp án) Địa 11 Bài 1 trắc nghiệm

Câu hỏi trang 19

Con lắc đơn trong đồng hồ quả lắc Hình 2.2 gồm một thanh nhẹ có chiều dài 0,994 m. Tính chu kì dao động của con lắc nếu đồng hồ được đặt ở nơi có gia tốc rơi tự do g =9,8 m/s2.

Gợi ý đáp án

Chu kì dao động của con lắc đồng hồ là:

Vật lí 11 Bài 2: Một số dao động điều hòa thường gặp Giải Lý 11 Cánh diều trang 18, 19, 20, 21, 22, 23

Câu hỏi trang 20

Pít-tông bên trong động cơ ô tô dao động lên và xuống khi động cơ ô tô hoạt động (Hình 2.5). Các dao động này được coi là dao động điều hòa với phương trình li độ của pít-tông là x = 12,5cos (60pi t). Trong đó, x tính bằng cm, t tính bằng s. Xác định:

a. Biên độ, tần số và chu kì của dao động.

b. Vận tốc cực đại của pít-tông.

c. Gia tốc cực đại của pít-tông.

d. Li độ, vận tốc, gia tốc của pít-tông tại thời điểm t = 1,25s

Gợi ý đáp án

Phương trình li độ của pít-tông là x = Acos (omega t + varphi )(cm).

a. Ta có: Biên độ của dao động là: A = 12,5 cm = 0,125 m. Tần số góc omega  = 60pi(rad/s).

Tần số của dao động là: f = frac{omega }{{2pi }} = frac{{60pi }}{{2pi }} = 30(Hz).

Chu kì của dao động là: f = frac{1}{T} = frac{1}{{30}} approx 0,033(s).

b. Vận tốc cực đại của pít-tông là: {v_{max }} = omega A = 60pi .0,125 approx 23,562(m/s).

c. Gia tốc cực đại của pít-tông là: {a_{max }} = {omega ^2}A = {(60pi )^2}.0,125 approx 4441,3(m/s2).

d. Tại thời điểm t = 1,25 s, li độ của vật là:

x = 12,5cos (60pi t) = 12,5cos (60pi .1,25) =  - 12,5(cm).

Lúc này vật đang ở vị trí biên âm nên vận tốc v = 0.

Gia tốc của vật là: a =  - {omega ^2}x =  - {(60pi )^2}.( - 0,125) approx 4441,3(m/s2).

Câu hỏi 1 trang 22

Hình 2.6 biểu diễn đồ thị gia tốc của quả cầu con lắc đơn theo li độ của nó. Tính tần số của con lắc đơn đó.

Tham Khảo Thêm:   Tiếng Anh 9 Unit 11: Skills 2 Soạn Anh 9 trang 67 - Tập 2

Gợi ý đáp án

Đồ thị gia tốc – li độ của quả cầu con lắc đơn là đường thẳng đi qua gốc tọa độ có dạng: a =  - {omega ^2}x. Từ đồ thị, ta thấy, tại x = {4.10^{ - 2}}(m) thì a =  - 1m/s2. Suy ra, {omega ^2} =  - frac{a}{x} =  - frac{{ - 1}}{{{{4.10}^{ - 2}}}} = 25 Rightarrow omega  = 5(rad/s).

Tần số của dao động là: f = frac{omega }{{2pi }} = frac{5}{{2pi }} approx 0,796(Hz).

Câu hỏi 2 trang 22

Khi làm việc dài ngày trên các trạm không gian vũ trụ, việc theo dõi các chỉ số sức khỏe như chiều cao, khối lượng cơ thể của các nhà du hành vũ trụ là rất quan trọng. Hình 2.7 chụp cảnh một nhà du hành vũ trụ đang ngồi trên dụng cụ đo khối lượng được lắp đặt tại trạm vũ trụ Skylab 2.

Dụng cụ này được thiết kế để cho phép các nhà du hành xác định khối lượng của họ ở điều kiện không trọng lượng. Nó là một cái ghế có khối lượng 12,47 kg gắn ở đầu một lò xo có độ cứng k = 605,6 N/m. Đầu kia của lò xo được gắn vào một điểm cố định của trạm.

Một máy đếm điện tử được kết nối với chiếc ghế có thể đo được chu kì dao động của ghế. Một nhà du hành ngồi trên ghế và đo được chu kì dao động là 2,08832 s. xác định khối lượng của người đó.

Gợi ý đáp án

Chu kì dao động đo được là T = 2,08832 s.

Khối lượng của ghế và người là m:

Advertisement

T = 2pi sqrt {frac{m}{k}}  Rightarrow m = k{left( {frac{T}{{2pi }}} right)^2} = 605,6.{left( {frac{{2,08832}}{{2pi }}} right)^2} approx 66,899(kg).

Khối lượng của nhà du hành là: {m_{ng}} = m - {m_{gh}} = 66,899 - 12,47 = 57,429 (kg).

Câu hỏi trang 23

Một ứng dụng quan trọng của con lắc đơn là trong lĩnh vực địa chất. Các nhà địa chất quan tâm đến những tính chất đặc biệt của lớp bề mặt Trái Đất và thường xuyên phải đo gia tốc rơi tự do ở một nơi nào đó. Ví dụ như trầm tích khoáng sản hay các mỏ quặng có thể làm thay đổi giá trị gia tốc rơi tự do tại nơi đó. Nhờ vậy, các nhà địa chất đo gia tốc rơi tự do để phát hiện các vị trí có mở quặng. Một máy đo gia tốc rơi tự do đơn giản nhất chính là một con lắc đơn. Đo thời gian con lắc đơn có chiều dài l thực hiện một số dao động, từ đó suy ra chu kì T. Sau đó tính g dựa vào cộng thức (2.1). Lặp lại thí nghiệm nhiều lần với các con lắc có chiều dài dây treo khác nhau. Lấy giá trị trung bình g ở các lần đo, ta được gia tốc rơi tự do tại đó.

Tham Khảo Thêm:   GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giải Giáo dục công dân 8 trang 59

Trong thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do tại một địa phương, các nhà địa chất sử dụng đồng hồ để đo thời gian các con lắc đơn có chiều dài khác nhau thực hiện 100 chu kì dao động. Kết quả đo được cho trong Bảng 2.1. Xác định gia tốc rơi tự do tại địa phương đó.

Gợi ý đáp án

Thời gian con lắc thực hiện 100 dao động là Delta t.

Chu kì dao động của con lắc là T = frac{{Delta t}}{n} = frac{{Delta t}}{{100}}.

Gia tốc rơi tự do là g. T = 2pi sqrt {frac{l}{g}}  Rightarrow g = frac{{l{{left( {2pi } right)}^2}}}{{{T^2}}} = frac{{l{{left( {2pi } right)}^2}{{.10}^4}}}{{Delta {t^2}}}.

Lần lượt thay các giá trị l và Delta tđược cho trong Bảng 2.1, ta được các giá trị gia tốc rơi tự do:

{l_1} = 500mm = 0,5m; Delta {t_1} = 141,7s; {g_1} = frac{{{l_1}{{left( {2pi } right)}^2}{{.10}^4}}}{{Delta {t_1}^2}} = frac{{0,5.{{left( {2pi } right)}^2}{{.10}^4}}}{{141,{7^2}}} approx 9,8308(m/s2).

{l_2} = 1000mm = 1m; Delta {t_2} = 200,6s; {g_2} = frac{{{l_2}{{left( {2pi } right)}^2}{{.10}^4}}}{{Delta {t_2}^2}} = frac{{1.{{left( {2pi } right)}^2}{{.10}^4}}}{{200,{6^2}}} approx 9,8107(m/s2).

{l_3} = 1500mm = 1,5m;Delta {t_3} = 245,8s;{g_3} = frac{{{l_3}{{left( {2pi } right)}^2}{{.10}^4}}}{{Delta {t_3}^2}} = frac{{1,5.{{left( {2pi } right)}^2}{{.10}^4}}}{{245,{8^2}}} approx 9,8014(m/s2).

{l_4} = 2000mm = 2,0m;Delta {t_4} = 283,5s;{g_4} = frac{{{l_4}{{left( {2pi } right)}^2}{{.10}^4}}}{{Delta {t_4}^2}} = frac{{2,0.{{left( {2pi } right)}^2}{{.10}^4}}}{{283,{5^2}}} approx 9,8239 (m/s2).

Gia tốc rơi tự do tại địa phương là:

bar g = frac{{{g_1} + {g_2} + {g_3} + {g_4}}}{4} = frac{{9,8308 + 9,8107 + 9,8014 + 9,8239}}{4} = 9,8167(m/s2).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 11 Bài 2: Một số dao động điều hòa thường gặp Giải Lý 11 Cánh diều trang 18, 19, 20, 21, 22, 23 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Advertisement
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Lời bài hát Đừng nói tôi điên
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu nói Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật Những bài văn hay lớp 12
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu nói Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật Những bài văn hay lớp 12
Soạn bài Cuộc họp của chữ viết (trang 62) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 7
Soạn bài Cuộc họp của chữ viết (trang 62) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 7
Previous Post: « Cây ngũ gia bì có mấy loại? Loại nào được ưa chuộng hơn hiện nay
Next Post: Toán 8 Bài 4: Hình bình hành Giải Toán 8 Cánh diều trang 105, 106, 107, 108 »

Primary Sidebar

Tra Cứu Điểm Thi

  • Tra Cứu Điểm Thi Lớp 10
  • Tra Cứu Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT
  • Tra Cứu Đại Học – Tìm Trường

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online Hữu Ích

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Copyright © 2023 · pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích