Nhắc đến những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thủ đô Hà Nội chắc chắn không thể bỏ qua Văn Miếu Quốc Tử Giám. Không chỉ được biết đến là trường đại học đầu tiên của Việt Nam nơi đây còn sở hữu những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng và giàu ý nghĩa lịch sử. Hãy cùng Halo khám phá địa điểm du lịch này nhé!
Nội dung chính
1. Đôi nét về Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu?
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích nổi tiếng của thủ đô cũng như toàn đất nước. Nơi đây tọa lạc ở 58 Quốc Tử Giám – một trong những con phố trung tâm Hà Nội. Do đó, bạn có thể dễ dàng bằng nhiều phương tiện khác nhau để đến với Văn Miếu.
CĐể tiết kiệm chi phí cũng như thuận tiện đi lại, các bạn có thể ghé tới Văn Miếu bằng xe bus. Các tuyến xe bus đi qua Văn Miếu có thể kể đến như:
Ảnh: sưu tầm
Lịch sử của Văn Miếu
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070 đời Thánh Tông dưới triều đại nhà Lý. Lúc bấy giờ, Văn Miếu là nơi thờ các bậc tiên thánh, tiên sư của Đạo Nho và là nơi các Hoàng Thái Tử đến đây học. Sau đó, vào năm 1076, vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng thêm Quốc Tử Giám ở ngay bên cạnh Văn Miếu và được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Ảnh: sưu tầm
Đến đời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Học Viện và trở thành nơi học tập của con cái học giỏi của những nhà thường dân. Sang thời Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông cho xây dựng bia tiến sĩ để tôn vinh những người thi đỗ Tiến Sĩ. Sang thời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập tại Huế, Văn Miếu ngoài Thăng Long được tu sửa và chỉ còn là Văn Miếu Hà Nội.
Trải qua biết bao biến cố trong lịch sử, hiện di tích gần nghìn năm tuổi này vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ của thời Lê và thời Nguyễn. Nếu bạn có kế hoạch đi tới thủ đô du lịch thì hãy note ngay địa điểm này trong cẩm nang du lịch Hà Nội của mình nhé!
Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai?
Từ thuở sơ khai, Văn Miếu được xây dựng làm nơi thờ tự các bậc tiên thánh, tiên sư của Đạo Nho. Sau đó, đến năm 1156, vua Lý Anh Tông đã ban lệnh chỉ thờ Khổng Tử. Sau đó, đến đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử ra dạy học cho các hoàng tử ở Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ Chu Văn An ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
2. Giá vé & giờ mở cửa
Giờ mở cửa:
Giá vé tham quan:
Ảnh: @cutekatiee
3. Khám phá các công trình kiến trúc tiêu biểu ở Văn Miếu Quốc Tử Giám
Tổng quan chung
Quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám sở hữu diện tích lên tới 54.331m2 được chia thành 2 khu vực: nội tự và ngoại tự. Khu Ngoại Tự bao gồm hồ Văn Văn, vườn Giám. Khu Nội Tự bao gồm 5 lớp, mỗi lớp được ngăn cách bằng 3 chiếc cổng (1 cổng lớn chính giữa và 2 cổng nhỏ ở 2 bên) với những công trình tiêu biểu như: Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học.
Dưới đây, chúng mình sẽ cùng bạn khám phá những điểm có thể tham quan khi đến Văn Miếu Quốc Tử Giám:
Đại Trung Môn
Từ cửa Tam Quan bước vào bạn sẽ thấy Đại Trung Môn. Tại đây gồm 3 cánh của chính để dẫn vào bên trong. Xung quanh bao phủ bởi cây xanh mát, hai bên có hồ chạy dọc theo con đường dẫn vào bên trong. Cánh cửa ở Đại Trung Môn gồm 3 gian theo kiểu truyền thống, bên trên là mái lớp ngói mũi hài. Gian ở giữa cổng có 1 tấm biển nhỏ ghi chữ Đại Trung Môn.
Ảnh: @cutekatiee
Khuê Văn Các
Từ Đại Trung Môn tiến vào bên trong bạn sẽ đến với Khuê Văn Các – công trình này đã trở thành một biểu tượng của thủ đô cũng như Việt Nam. Khá thú vị, Khuê Văn Các đã được in ở mặt sau của tờ tiền mệnh giá 100.000 VND.
Khuê Văn Các có nghĩa là “Gác có vẻ đẹp của sao Khuê”. Công trình được thiết kế 1 lầu vuông, 4 mái thượng và 4 mái hạ do Nguyễn Văn Thành – Tổng trấn dưới thời Nguyễn xây dựng vào năm 1805. Gác được xây trên nền vuông với chiều dài 6.8m. Các mặt trụ của Khuê Văn Các đều được trạm chổ hoa văn vô cùng tinh xảo.
Ảnh: @phamngkhanhvy
Giếng Thiên Quang
Giếng Thiên Quang có nghĩa là ánh sáng bầu trời. Giếng được xây dựng hình vuông, nằm ở chính giữa lối đi, xung quanh bờ được xây lan can cao ngang lưng để đảm bảo an toàn. Theo như quan niệm của người xưa, giếng Thiền Quang được thiết kế dưới dạng hình vuông tượng trưng cho đất, còn Khuê Văn Các còn cửa tròn tượng cho trời.
Xung quanh giếng là con đường nhỏ để du khách có thể thuận tiện đi dạo quanh và vảo cửa Đại Thành hay tham quan bia tiến sĩ ở 2 bên.
Ảnh: @cutekatiee
82 tấm bia Tiến sĩ
Một trong những công trình kiến trúc thu hút đông đảo du khách tới tham quan chính là 82 tấm bia Tiến Sĩ, phía dưới là con rùa bằng đá xanh mang ý nghĩa trường thọ, khôn ngoan. Trên những tấm bia này được khắc tên của những người đỗ đạt. Các tấm bia này được dựng ở 2 bên giếng Thiên Quang, mỗi bên gồm 41 tấm quay mặt về phía giếng.
Ảnh: sưu tầm
Đại Thành Môn và Đại Thành Điện
Không gian thứ 3 ở Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là Đại Thành Môn – đây cũng chính là khu vực chính của Văn Quốc – Quốc Tử Giám. Cửa Đại Thành Môn được thiết kế 3 gian, 2 hàng cột trước sau, 1 hàng cột ở giữa. Phía trên có treo bức hoành khắc 3 chữ “Đại Thành Môn”. Trước kia, đây chính là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Thất thập nhị hiền, Tứ Phối và là nơi dạy học.
Sau khi tham quan Đại Thành Môn bạn sẽ tiếp tục đến với khu Đại Thành Điện. Ở chính giữa là sân Đại Bái, hai bên sân có 2 dãy nhà, tòa nhà phía trước là Bái Đường – nơi diễn ra lễ Tế Khổng Tử. Điện Đại Thành được thiết kế gồm 9 gian mang đậm phong cách kiến trúc của thời Hậu Lê.
Đền Khải Thánh – Quốc Tử Giám
Khu Khải Thánh là khu sau cùng của di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đây là nơi thờ tự cha mẹ Khổng Tử là Thúc Lương Hột và Nhan Trưng Tại. Trước đây, đền Khải Thánh là nơi học của các sĩ tử. Tại đây có 150 gian phòng cho giám sinh. Tuy nhiên, vào năm 1946 khi thực dân Pháp xâm lược đã bắn đại bác phá hủy hoàn toàn nên đền Khải Thánh hiện nay đã được xây dựng
Ảnh: @dang.7997
Khu Thái Học
Khu Thái Học hiện nay được xây dựng vào năm 2000 dựa trên kiến trúc cũ và trên nền đất Quốc Tử Giám xưa. Khu Thái Học bao gồm nhà Tiền Đường và nhà Hậu Đường, Tả Vu, Hữu Vu, nhà Chuông…
Khu vực Nhà Tiền Đường là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, hội thảo, lễ kỉ niệm. Còn nhà Hậu Đường gồm 2 tầng: tầng 1 là nơi thờ Chu Văn An và khu trưng bày về “Lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám và chế độ học hành thi cử Việt Nam”. Tầng 2 là nơi thờ Vua Lý Thánh Tông (1023-1072), Vua Lý Nhân Tông (1066-1128), Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) – những người có công sáng lập Văn Miếu Quốc Tử Giám và đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hóa, Nho giáo Việt Nam.
Bài viết bạn quan tâm:
- Đền Bạch Mã Hà Nội
- Làng hoa Tây Tựu có gì đặc biệt?
4. Lưu ý khi đi Văn Miếu Quốc Tử Giám
Vì Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một di tích tích sử, chính vì vậy khi đến đây bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Khi vào tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám bạn sẽ phải mua vé. Nếu là người cao tuổi (trên 60 tuổi) thì mang theo CMTND. Nếu là học sinh, sinh viên thì cần mang theo thẻ học sinh, sinh viên để được giảm giá.
- Cần có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Không được xả rác bừa bãi. Không giẫm lên cỏ.
- Không được nằm, ngồi, sờ tay vào những hiện vật. Không viết, chạm khắc lên những tấm bia đá hay các bức tượng
- Khi tham quan nơi thờ tự nên lựa chọn trang phục lịch sự, không nên mặc quần áo ngắn, cộc, không đội nón, mũ khi vào bên trong.
- Không hút thuốc ở những nơi công cộng.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích lịch sử và là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thủ đô. Nếu có dịp ghé tới Hà Nội bạn đừng quên ghé thăm Văn Miếu – ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam nhé. Hy vọng với những thông tin mà Halo cung cấp sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.
Đăng bởi: Uyên Nguyễn
Từ khoá: Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu? Thờ ai? Kinh nghiệm khám phá đầy đủ nhất
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu? Thờ ai? Kinh nghiệm khám phá đầy đủ nhất của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.