TOP 53 Kết bài Lặng lẽ Sa Pa cô đọng, súc tích nhất, giúp các em học sinh lớp 9 nhanh chóng viết đoạn kết bài phân tích Lặng lẽ Sa Pa, phân tích nhân vật ông họa sĩ, anh thanh niên,… thật cô đọng, súc tích.
Bên cạnh đó, còn có cả những kết bài chuyên sâu Lặng lẽ Sa Pa, giúp các em ôn thi vào 10 hiệu quả, để đạt kết quả cao trong kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 – 2024 sắp tới. Với 53 kết bài Lặng lẽ Sa Pa hay nhất dưới đây giúp các em để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mọi người.
Tổng hợp kết bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
- Kết bài chuyên sâu Lặng lẽ Sa Pa
- Kết bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
- Kết bài phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
- Kết bài cảm nhận nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
- Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
- Kết bài phân tích nhân vật cô kĩ sư
- Kết bài cảm nhận về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
- Kết bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Lặng lẽ Sa Pa
- Kết bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
Kết bài chuyên sâu Lặng lẽ Sa Pa
Kết bài 1
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã tập trung bút lực ca ngợi những con người lao động thầm lặng: dám nghĩ, dám làm, không ngại khó khăn gian khổ, hết mình cho đam mê. Trong truyện ngắn, chúng ta đã được làm quen với rất nhiều nhân vật, đó là anh thanh niên, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, họ có cuộc gặp gỡ tình cờ tại đỉnh Yên Sơn. Tuy mỗi người có một công việc, tính cách riêng nhưng cùng gặp gỡ trong thái độ nghiêm túc, say mê trong công việc, bởi vậy Lặng lẽ Sa Pa còn là bức tranh tuyệt đẹp về những con người lao động vô danh nhưng lại hữu danh trong chính công việc lao động của mình.
Kết bài 2
Qua câu chuyện về anh thanh niên làm công tác khí tượng sống một mình trên đỉnh Yên Sơn quanh năm mây mù tuyết phủ, ta chợt nhận ra rằng “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long không hề lặng lẽ, bởi ở đó vẫn có sự xuất hiện của những con người vô danh với những công việc lao động thầm lặng, họ sống hết mình với lí tưởng, nhiệt huyết với công việc, tuy sống ở nơi hoang vắng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng họ vẫn hạnh phúc làm những công việc ý nghĩa, vậy sao có thể coi là lặng lẽ. Truyện ngắn giúp chúng ta hiểu hơn về những con người thầm lặng, những công việc thầm lặng để từ đó tự nhắc nhở bản thân cần sống ý nghĩa, sống hết mình cho đam mê để tạo ra cái đẹp cho cuộc đời.
Kết bài 3
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết tinh cho tài năng và tấm lòng của nhà văn Nguyễn Thành Long với vùng đất Sa Pa và con người lao động nơi đây. Trong không gian lạnh lẽo, rộng lớn ở Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã có phát hiện quan trọng về những con người vẫn đang âm thầm, lặng lẽ làm việc, cống hiến cho đất nước, quê hương, đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Tình yêu nghề, sự nhiệt huyết trong công việc của anh thanh niên đã khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xây dựng, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Kết bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
Kết bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 1
Lặng lẽ Sa Pa không có những chi tiết đặc biệt, không có những nhân vật và hành động lạ lùng, không có những gay go, nhưng nó lại có sức lôi cuốn người đọc đến lạ thường. Truyện ngắn như một lời kể chuyện duyên dáng về những điều vẫn diễn ra bình thường trong cuộc sống bình thường. Cuộc đời thật là đáng sống, con người thật là tốt đẹp. Mỗi người cần phải sống tốt đẹp, bởi sống như thế thật là hạnh phúc. Đọc Lặng lẽ Sa Pa, điệp khúc ấy vang mãi trong hồn ta.
Kết bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 2
Tóm lại “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn hay, cho thấy mối quan hệ giữa người với người, giữa người với công việc thật đẹp. Những vẻ đẹp của tâm hồn, của tính cách nhân vật, của cảnh thiên nhiên được tái hiện trong tác phẩm bằng một lối viết văn nhẹ nhàng mà lôi cuốn và có chiều sâu tư tưởng. Từ những vẻ đẹp đó, độc giả sẽ tự soi vào mình để sống tốt hơn. Đó là ý nghĩa giáo dục của tác phẩm.
Kết bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 3
Cả tác phẩm bàng bạc chất thơ, thẫm đẫm tình người từ khung cảnh cho đến con người lao động. Bằng những cảm nhận tinh tế và hết sức tài hoa, Nguyễn Thành Long đã đem đến một cái nhìn mới về thiên nhiên Sa Pa, một cái nhìn đúng về thế hệ trẻ trong thời kì xây dựng đất nước. Anh thanh niên chính là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam, cống hiến tuổi xuân, sức lực vì quê hương, tổ quốc.
Kết bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 4
Bằng giọng kể chân thật, hồn hậu mà cũng thật giản dị, bằng cách xây dựng truyện theo một trình tự tự nhiên trước – sau, bằng cách kết hợp miêu tả cảnh với tình, tác giả Nguyễn Thành Long đã khéo léo đưa người đọc đến với đỉnh cao Yên Sơn ngập tràn mây và gió, để tiếp xúc và hiểu được những con người thật sự lí tưởng, để yêu thêm cuộc sống, yêu thêm công việc. “Lặng lẽ” mà lại không lặng lẽ, tác phẩm của Nguyễn Thành Long đã để lại tiếng vang cho hôm nay. Hy vọng, đó sẽ là những vang vọng trong tâm hồn của nhiều thế hệ thanh niên mai sau.
Kết bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 5
Lặng lẽ Sa Pa chưa phải là một truyện ngắn xuất sắc. Có thể ra những chi tiết chưa thật đắt, những chỗ tác giả đã nói thay nhân vật, phát biểu quá lộ liễu về chủ đề của tác phẩm. Nhưng dù sao truyện ngắn này cũng là một thành công đáng ghi nhận của cây bút truyện ngắn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy cũng gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật.
Kết bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 6
Truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên… rất gần gũi và mến yêu.
Kết bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 7
Giá như không có chuyến ô tô khách, có lẽ cũng chẳng mấy ai được đặt chân đến Sa Pa, để cảm nhận được vẻ đẹp thanh tú, cái “lặng lẽ” của một vùng núi non trùng điệp mù sương và mộng mơ cao nhất nước Việt này/ trong bản đồ địa hình, Sa Pa nằm bên hữu ngạn sông Hồng, còn con đường sắt dọc theo sông lại nằm ở phía tả ngạn. Cho nên đã thành thông lệ, ai đến Sa Pa hãy đi đường sắt lên chót Lào Cai rồi từ Lào Cai lại đi ô tô khách leo dốc núi 80 km nữa mới đến Sa Pa. Chuyến xe khách Lào Cai – Sa Pa vô tình đã trở thành cầu nối, trở thành người dẫn chuyện. Trên chuyến xe khách có ba nhân vật, ngoài người lái xe già trước cách mạng tháng Tám 1945 còn có ông họa sĩ già vui tính và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ lần đầu đi Tây Bắc. Họ quen nhau trên một chuyến xe, dù sao cũng là một chuyện bình thường. Tuy nhiên tác giả Nguyễn Thành Long đã miêu tả họ thành ba nhân vật có tâm hồn trong sáng, dễ mến.
Kết bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 8
Như vậy nhà văn Nguyễn Thành Long đã mang đến cho chúng ta một hình ảnh anh thanh niên hết lòng vì công việc. Anh thanh niên ấy không có một cái tên cụ thể không phải nhà văn không nghĩ ra được một cái tên cho anh mà đó là ý đồ nghệ thuật. Nhà văn muốn nói tới biết bao nhiêu thanh niên cống hiến cho tổ quốc quên mình trong xã hội ấy.
Kết bài phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
Kết bài phân tích nhân vật ông họa sĩ – Mẫu 1
Những cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ về anh thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh đã làm cho chân dung nhân vật chính trở nên sáng đẹp, chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.
Kết bài phân tích nhân vật ông họa sĩ – Mẫu 2
Những dòng cảm xúc, vấn đề cuộc sống của ông họa sĩ xoay quanh câu chuyện của anh thanh niên đã góp phần khắc họa hình ảnh anh thanh niên có tính chiều sâu hơn.
Kết bài phân tích nhân vật ông họa sĩ – Mẫu 3
Có thể khẳng định rằng, nhân vật ông họa sĩ già là một nét vẽ đẹp trong cuộc sống, là một người ý thức được vị trí, trách nhiệm của mình trong công cuộc chung, con người nhạy cảm trước cái đẹp và khao khát làm đẹp cuộc sống. Ông cùng với các nhân vật khác đã để lại những vang vọng sâu lắng trong lòng người đọc.
Kết bài phân tích nhân vật ông họa sĩ – Mẫu 4
Nhân vật ông hoạ sĩ già là một thành công nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long. Ông là hiện thân của con người luôn ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân đối với công việc, với cuộc đời và với đất nước. Tâm hồn nghệ sĩ cho ông những sợi dây tinh nhạy để rung cảm trước những nét đẹp của cuộc đời, nhận ra chân giá trị của cái đẹp bắt nguồn từ chính cuộc sống đời thường, từ những con người giản dị. Hình ảnh ông cùng các nhân vật khác – những con người lặng lẽ làm nên một Sa Pa không lặng lẽ – đã để lại trong lòng độc giả những ngân vang sâu lắng.
Kết bài phân tích nhân vật ông họa sĩ – Mẫu 5
Nhà văn Nguyễn Thành Long đã thành công khi một lần nữa xây dựng thành công người họa sĩ già với tuổi đời đã xế bóng nhưng vẫn còn đam mê hết lòng vì nghệ thuật. Ở ông ta thấy được một vẻ đẹp của lòng tâm huyết và sự yêu mến cái đẹp.
Kết bài phân tích nhân vật ông họa sĩ – Mẫu 6
Khép lại truyện ngắn người đọc vô cùng ấn tượng với nhân vật ông họa sĩ có tình yêu dành cho công việc. Em rất yêu quý, tự hào về những người làm hội họa và giá trị của nó mang lại cho cuộc sống của mình.
Kết bài phân tích nhân vật ông họa sĩ – Mẫu 7
Nhân vật ông họa sĩ già là nét đẹp trong cuộc sống, một con người ý thức được vị trí, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng đất nước, là người nhạy cảm trước cái đúng, cái sai, cái đẹp luôn hướng thiện, mong muốn làm điều tốt đẹp cho cuộc sống. Hình ảnh ông cùng các nhân vật khác để lại cho Lặng lẽ Sa Pa những vang vọng, tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của mỗi người.
Kết bài phân tích nhân vật ông họa sĩ – Mẫu 8
Bởi nghĩ đến Sa Pa – vùng đất lặng lẽ ấy, người ta chỉ nghĩ đến nơi điều dưỡng, nghỉ ngơi. Nhưng trong thực tế trên những triền núi cao quanh năm lặng lẽ, rét giá ấy có biết bao con người đang lao động thầm lặng mà không lặng lẽ. Họ nhiệt tâm, nhiệt tình, hết lòng vì công việc, ngày đêm say mê dâng mật ngọt cho đời. Chính vì lẽ đó mà họa sĩ thấy trăn trở về sức mạnh và sự bất lực của ngòi bút với cuộc đời, con người và mảnh đất Sa Pa này.
Kết bài phân tích nhân vật ông họa sĩ – Mẫu 9
Vẫn với phong cách nhẹ nhàng quen thuộc cùng lời văn đầy chất thơ của mình, Nguyễn Thành Long đã tái hiện lại một ông họa sĩ với những suy nghĩ sâu sắc về anh thanh niên cùng nhưng quan điểm về nghệ thuật vô cùng triệt lý, khiến cho tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” trở nên có chiều sâu và gây ấn tượng mạnh hơn với người đọc. Và quan trọng nhất, ông họa sĩ cùng dàn nhân vật dù được nói đến trực tiếp hay gián tiếp trong tác phẩm đã tái hiện thành công một thế hệ vàng trong lịch sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
Kết bài phân tích nhân vật ông họa sĩ – Mẫu 10
Có thể xem nhân vật ông họa sĩ là nhân vật luận đề mà nhà văn đã khéo léo xây dựng. Toàn bộ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên được nhìn nhận và ghi nhận qua ánh mắt và suy nghĩ của ông họa sĩ. Qua nhân vật ông họa sĩ, Nguyễn Thành Long bày tỏ điểm nhìn nghệ thuật về cuộc sống, lý tưởng sống của con người trong thời đại mới.
Kết bài phân tích nhân vật ông họa sĩ – Mẫu 11
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” giúp ta thêm yêu cuộc đời, thêm yêu cuộc sống và thêm tin vào nghệ thuật chân chính. Bởi vậy dù đã gần nửa thế kỷ trôi qua, những tư tưởng trong truyện ngắn vẫn có sức lay động thấm thía tới tâm can người đọc.
Kết bài cảm nhận nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
Kết bài cảm nhận nhân vật ông họa sĩ – Mẫu 1
Ông họa sĩ cũng là một biểu tượng đẹp cho hình ảnh những con người hết mình vì nghệ thuật. Trái tim nghệ sĩ đầy rung cảm, luôn như ngọn lửa âm ỉ chỉ cần khẽ thổi cũng bùng lên cháy huy hoàng với ước mơ và khát vọng.
Kết bài cảm nhận nhân vật ông họa sĩ – Mẫu 2
Câu chuyện đã cho ta thấy rất nhiều vẻ đẹp khác nhau trong mỗi con người. Truyện ngắn như một lời đề nghị về những lẽ sống cao đẹp cho chúng ta. Khi ta đã hiểu những điều tác giả muốn nhắn gửi, hãy sống sao cho đẹp, cho có ích. Câu chuyện dù viết từ một thời nhưng đến nay vẫn có sức hấp dẫn đối với độc giả bởi những điều tác giả muốn gửi gắm!
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 1
“Lặng lẽ Sa Pa” tác phẩm đã cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh để tiếp viện cho miền Nam thân yêu. Tâm điểm truyện ngắn đó chính là anh thanh niên con người hết mình lao động, cống hiến trong âm thầm để lại hình ảnh đẹp trong lòng người đọc.
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 2
Bằng lối kể chuyện gần gũi, chân thực, đồng thời tác giả miêu tả chi tiết, sắc nét những tâm tư, suy nghĩ, hành động của từng nhân vật giúp cho người đọc như được sống cùng nội dung câu truyện ấy. Không chỉ thế, truyện còn giúp ta có thêm những bài học và động lực sống và làm việc có ích hơn cho sự nghiệp của đất nước, trở thành con ngoan trò giỏi, người có ích cho xã hội.
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 3
Qua bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long chúng ta cần phải biết quý trọng cuộc sống, yêu thương cuộc sống nhiều hơn nữa. Tác giả đã làm nổi bật nên một hình ảnh anh thanh niên chân thật, sống tình cảm và luôn khao khát có một cuộc sống tự do. Anh thanh niên là một trong những hình mẫu lý tưởng cho cuộc sống hiện nay để các bạn trẻ noi gương theo.
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 4
Như vậy, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ xuất hiện trong 30 phút gặp gỡ ngắn ngủi, tác giả đã phác họa được nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. Anh chính là đại diện tiêu biểu cho những người ở Sa Pa là chân dung người lao động mới.
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 5
Những thắng lợi và thất bại, niềm vui sướng và sự đau xót, cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới … ngày nay đang diễn ra xáo động, rạo rực đêm ngày. Những mầm mống, những yếu tố mới, những hi vọng mới cứ kế tiếp nhau ngày càng nảy nở. Đó là cảm nghĩ của chúng ta sau khi đọc xong những trang cuối cùng câu chuyện. Những con người rõ nét, xinh đẹp say sưa lao động nhiệt tình yêu cuộc sống hiện lên trong sách. Những hình tượng thu hút trí tưởng tượng và tình cảm của ta, làm ta thiết tha yêu mến và đồng tình, mong muốn noi gương sống như những con người đó.
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 6
Đọc xong tác phẩm, chúng ta tự hỏi: Sa Pa có lặng lẽ không? Sa Pa lặng lẽ trong cảnh vật mơ màng, thơ mộng, nhưng đằng sau cái lặng lẽ ấy lại là một bầu nhiệt huyết, là sự say mê, hết mình và cống hiến. Qua câu chuyện về những mảnh đời lặng lẽ tưởng như thầm lặng, tác giả cũng muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa, không chỉ vì bản thân mà còn vì xã hội, đất nước:
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 7
Nhan đề của truyện là “Lặng lẽ Sa Pa” nhưng Sa Pa có thật sự lặng lẽ không? Tác giả đã giải thích một cách hết sức đơn giản cho người đọc: “Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ của Sa Pa, một Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi có những con người đang làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Qua cách đặt nhan đề của truyện và xây dựng nhân vật chính với những đặc điểm vô cùng đáng mến đáng trân trọng, tác giả muốn nêu bật chủ đề và cũng là ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm: ca ngợi những con người sống đẹp, lao động một cách say mê và quên mình cho đất nước, nhắn nhủ đến mỗi người đọc: “Hãy yêu thương nhau và sống đẹp hơn”.
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 8
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh. Qua đó, tác giả muốn nói với người đọc: trong cái im lặng của Sa Pa… vẫn luôn có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. Qua câu chuyện về nhân vật anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những vấn đề ý nghĩ và niềm vui lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người.
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 9
Sung sướng thay những con người sống với một khát vọng cao thượng và tìm thấy chỗ đứng của mình trong đời. Không cớ gì đi tìm một công việc phải to tát, vĩ đại thì con người mới bộc lộ được hết phẩm chất của mình, trong bất kì hoàn cảnh nào, ngay khi sống giữa thâm sơn cùng cố, sống trong hoàn cảnh “cô độc nhất thế gian”, con người có tâm hồn đẹp, có lối sống đẹp vẫn đầy sức hấp dẫn. Cùng với ông họa sĩ, nhà văn Nguyễn Thành Long thực sự đã vẽ được thành công chân dung của một nhân vật đẹp trong đời, một chân dung tuy chỉ kí họa trong mấy mươi phút nhưng vẫn có một vẻ đẹp thâm trầm…
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 10
Như vậy bằng ngòi bút đầy tài năng của mình, tác giả đã làm hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh anh thanh niên thật đẹp với những phẩm chất vô cùng đáng quý đáng ngợi ca. Anh chính là hình ảnh tiêu biểu cho những con người lao động mới đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 cuối thế kỷ XX có cuộc sống đẹp đẽ và luôn cống hiến hi sinh thầm lặng để xây dựng đất nước ngày một tốt đẹp hơn.
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 11
Tóm lại, với những câu văn nhẹ nhàng, trong sáng, cùng lối kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật anh thanh niên với nhiều vẻ đẹp đáng quý trọng. Anh thanh niên chính là hình ảnh tiêu biểu cho những người lao động bình dị, đang âm thầm nỗ lực, cố gắng để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng tốt đẹp, giàu mạnh hơn.
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 12
Với truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.
Kết bài phân tích nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 13
Với nhan đề vừa mâu thuẫn nhưng lại vô cùng hợp lý, “lặng lẽ” những con người nơi đây đang âm thầm và làm việc một cách khẩn trương, để kịp hoàn thành nhiệm vụ giao cho cấp trên, lao động một cách hăng say, đầy nhiệt huyết của một tuổi trẻ đang trong độ tuổi nhiệt huyết nhất, công việc thầm lặng của họ lại có ý nghĩa lớn lao, đáng được tôn vinh. Truyện ngắn là tiếng nói, là bản hùng ca nhưng lại chỉ lặng lẽ, để mọi người hiểu và yêu mến những con người này thôi, tác giả hay anh thanh niên chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được đền đáp, công việc của mình lại có ý nghĩa to lớn như vậy.
Kết bài phân tích nhân vật cô kĩ sư
Kết bài phân tích nhân vật cô kĩ sư – Mẫu 1
Là nhân vật nữ duy nhất trong truyện nhưng tác giả lại bỏ qua việc miêu tả ngoại hình của cô mà tập trung khắc họa những vẻ đẹp bên trong. Đó là nét tâm lí nhạy cảm đầy tinh tế, cô kĩ sư trẻ ôm trong mình niềm háo hức, hăng hái và nó lại càng thêm hưng phấn hơn sau khi cô gặp gỡ và nghe câu chuyện của anh thanh niên. Cô kĩ sư nông nghiệp trẻ đã yên tâm về quyết định lên công tác ở miền núi vì thế chúng ta có lý do để hy vọng rằng ở Sa Pa hay ở một nơi nào đó của miền Tây Bắc, nơi có những con người lao động thầm lặng cho đất nước có sự góp mặt của cô kĩ sư.
Kết bài phân tích nhân vật cô kĩ sư – Mẫu 2
Cô kỹ sư trẻ tuy không được khắc họa đậm nét nhưng cũng đủ sức chuyển tải được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nếu ông họa sĩ già là địa điện cho cái nhìn, sự ghi nhận của nhân dân đối với cuộc sống và lao động của những con người anh hùng, khám phát và lan tỏa giá trị cuộc sống ấy thì cô kỹ sư là lớp người kế cận đã tiếp cận và hình thành lý tưởng sống đẹp, sống vì đất nước.
Kết bài cảm nhận về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
Kết bài cảm nhận Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 1
Tóm lại, với cách xây dựng tình huống truyện tự nhiên, hợp lí, lời văn mượt mà, giàu chất thơ, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động âm thầm, lặng lẽ trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
Kết bài cảm nhận Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 2
“Lặng lẽ Sa Pa” viết về con người bình thường, nhịp sống bình thường. Nhưng phía sau nhịp sống bình thường ấy là những âm vang âm sắc cuộc đời. Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói nhỏ nhẹ để ngợi ca cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ những vẻ đẹp của con người, có năng lực trình độ, nhiệt thành và hăng say cách mạng trên mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Kết bài cảm nhận Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 3
Hình ảnh những con người ở Sa Pa thật đáng để mọi người đang bon chen giành giật, vun vén cho quyền lợi cá nhân mình đều suy nghĩ. Những con người ấy đã tạo thành cái thế giới của con người miệt mài lao động trong lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.
Kết bài cảm nhận Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 4
Đọng lại khi đọc Lặng lẽ Sa Pa là niềm vui đang cựa mình trỗi sống, là khát vọng được cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, bằng sự nghiệp giản dị mà cao cả của mình. Hạnh phúc nảy mầm mỗi khi con người ý thức được phận vị của mình và hoạt động tự giác, hăng say với tất cả những khả năng mà mình có được. Qua một cảnh ngộ gặp gỡ, với mấy con người giản dị, trong truyện ngắn lãng mạn diệu kì, Nguyễn Thành Long đã khơi gợi trong lòng người đọc biết bao suy nghĩ. Lặng lẽ và thâm trầm, hào hứng và sôi nổi, ngỡ ngàng và lắng đọng, truyện ngắn đã gieo vào lòng người đọc cảm nhận sâu sắc về hạnh phúc. Và sự lan tỏa của hạnh phúc.
Kết bài cảm nhận Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 5
Câu chuyện Lặng lẽ Sa Pa viết về những con người bình thường, họ không có tên riêng, chỉ là những danh từ phiếm chỉ: anh thanh niên, cô kĩ sư, ông hoạ sĩ, … nhưng đã góp phần ngợi ca một cách đầy đủ nhất cuộc sống của những con người thầm lặng đang cùng nhau góp công xây dựng đất nước.
Kết bài cảm nhận Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 6
Có thể thấy chất thơ chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Ý thơ như toát ra từ những câu văn, đoạn văn một cách tự nhiên, đầy rung động. Hình ảnh thiên nhiên Sa Pa và người lao động vô danh ngày đêm thầm lặng trong sự nghiệp dựng xây đất nước đã mang đến cho người đọc những cảm nhận thật đẹp, nó khơi dậy những rung động thầm kín, nhen nhóm lên lí tưởng sống cao đẹp, ý nghĩa trong trái tim mỗi người.
Kết bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Lặng lẽ Sa Pa
Kết bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người – Mẫu 1
Nhà văn Nguyễn Thành Long đã đem đến cho chúng ta niềm cảm hứng dạt dào về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Sa Pa. Người đọc như nghe thấy được những lời khuyên nhủ nhỏ nhẹ, tâm tình của nhà văn qua thiên truyện đầy chất thơ với cái tên độc đáo Lặng lẽ Sa Pa. Đó là hãy nhìn vào mọi người để phát hiện những điều vô cùng nhỏ nhưng đáng ca ngợi biết bao.
Kết bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người – Mẫu 2
Nguyễn Thành Long đã rất thành công khi chọn cách kể chuyện nhỏ nhẹ như lời tâm tình. Sự hòa lẫn giữa lời dẫn chuyện và sự dẫn dắt giữa các nhân vật làm cho câu chuyện trở nên tự nhiên, cảnh vật phô bày trước mắt người đọc. Nhân vật chính hiện lên đã hiệu giúp người đọc nhanh chóng cảm nhận khá toàn diện. Với Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long đã đóng góp một tiếng nói thầm lặng ngợi ca những người anh hùng đã quên mình làm việc, góp sức xây dựng quê hương, đất nước trong thời đại mới. Đó cũng là một phát hiện khá mới mẻ, một điểm nhìn đặc sắc của nhà văn.
Kết bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người – Mẫu 3
Vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, so sánh, tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét,hình khối, sắc màu. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước.
Kết bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
Kết bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 1
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Kết bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 2
Anh thanh niên đã tâm sự với nhà họa sĩ: “Cháu thấy cuộc đời đẹp quá !”. Quả vậy, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã giúp ta yêu thêm cuộc đời, yêu thêm con người. và câu thơ của Thanh Hải chợt ngân vang trong lòng, làm ta xúc động về “một mùa xuân nho nhỏ/ lặng lẽ dâng cho đời…”.
Kết bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 3
Quá khứ – chiến tranh và những đói khát, nghèo nàn của đất nước đã lùi xa. Chúng ta – một thế hệ trẻ của thế kỉ 21 đang từng bước tiến công vào khoa học và hội nhập quốc tế, tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn mới, chúng ta có quyền lãng quên đi những quá khứ của đất nước, của dân tộc nhất là các thế hệ cha anh ta đã cống hiến và hi sinh để có ngày hôm nay. Những bài học về phẩm chất và lí tưởng sống như anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và những con người lao động vô danh vẫn mãi là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau phải noi theo. Hãy cố gắng học tập, tích lũy, rèn luyện để sống có ích cho bản thân, cho xã hội và được mọi người yêu mến, quý trọng.
Kết bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 4
Thông qua tác phẩm “Lặng lẽ Sa pa” nhà văn Nguyễn Thành Long muốn ca ngợi sự hy sinh thầm lặng của những người lao động không tên, không tuổi nhưng họ vẫn âm thầm lặng lẽ tỏa hương, cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho quê hương đất nước. Đó là sự hy sinh vô cùng cao quý, thể hiện tấm lòng cao đẹp của người lao động dù trong thời chiến hay thời bình cũng đáng trân trọng.
Kết bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên – Mẫu 5
“Lặng lẽ Sa Pa” là một tác phẩm hay và đặc sắc. Hình ảnh anh thanh niên vô cùng nổi bật, qua đó ta hiểu thêm về cuộc sống vất vả của những con người thầm lặng và những đức tính vô cùng đẹp của họ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (53 mẫu) Kết bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.