TOP 54 Mở bài Chiếc lược ngà độc đáo, ấn tượng nhất, giúp các em học sinh lớp 9 nhanh chóng viết đoạn mở bài phân tích, cảm nhận truyện ngắn, phân tích ông Sáu, bé Thu, phân tích tình cảm cha con…. thật hay.
Bên cạnh đó, còn có cả những cách mở bài hay nhất, giúp các em ôn thi vào 10 hiệu quả, để đạt kết quả cao trong kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 – 2024 sắp tới. Với 54 mở bài Chiếc lược ngà trong bài viết dưới đây sẽ giúp các em tạo ấn tượng cho người đọc ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Tổng hợp mở bài Chiếc lược ngà hay nhất
- Mở bài Chiếc lược ngà hay nhất
- Mở bài phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Mở bài cảm nhận truyện Chiếc lược ngà
- Mở bài phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà
- Mở bài cảm nhận về nhân vật bé Thu
- Mở bài phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà
- Mở bài cảm nhận về nhân vật ông Sáu
- Mở bài phân tích chi tiết vết sẹo trong Chiếc lược ngà
- Mở bài cảm nhận về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà
- Mở bài phân tích tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà
- Mở bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh
Mở bài Chiếc lược ngà hay nhất
Mở bài 1
Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. ông là nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm viết về cuộc sống gian nan mà hào hùng của đồng bào miền Nam trong cuộc đối đầu lịch sử với quân xâm lược Mĩ. Truyện “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 tại chiến trường miền Tây Nam Bộ, nội dung kể về tình cha con vô cùng đặc biệt và cảm động của người cán bộ cách mạng.
Mở bài 2
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, là người con của đất mẹ An Giang. Là người tài năng và giàu nhiệt huyết, Nguyễn Quang Sáng vừa tham gia chiến đấu vừa viết văn, ông cũng từng làm Tổng thư kí hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất. Bằng trái tim giàu yêu thương và ngòi bút sắc sảo của mình, Nguyễn Quang Sáng đã góp vào nền văn học nước nhà những tác phẩm giàu giá trị. Có thể kể đến nhiều tác phẩm nổi tiếng như tiểu thuyết Đất lửa, tập truyện ngắn Người quê hương hay tiểu thuyết Dòng sông thơ ấu. Và đặc biệt, một tác phẩm rất thành công mà khi nhắc đến Nguyễn Quang Sáng người ta luôn nhớ đến nó như một dấu ấn tiêu biểu, đó là tác phẩm “Chiếc lược ngà”. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được ra đời năm 1966, trong những tháng ngày tháng đấu tranh gian khổ chống Đế quốc Mĩ. Truyện đã ca ngợi tình cảm gia đình, tình thân cao đẹp, giữa khó khăn của bom đạn tình phụ tử vẫn mãi sáng ngời, bất diệt với non sông.
Mở bài phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà
Mở bài phân tích Chiếc lược ngà – Mẫu 1
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ với rất nhiều thể loại khác nhau: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch… Tác phẩm “Chiếc lược ngà” được nhà văn sáng tác năm 1966 tại chính chiến trường miền Nam trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Truyện thể hiện thật thấm thía, cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Qua thiên truyện, chúng ta thấy được tài năng xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật khắc họa miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật khéo léo của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Mở bài phân tích Chiếc lược ngà – Mẫu 2
Trong đời sống tự nhiên, ai ai cũng thầm công nhận một điều rằng, tình cảm của con cái hình như thân thiết và gần gũi với mẹ hơn. Còn với cha thì sao? Tình cha bao la và hy sinh vì con cái cũng không kém gì người mẹ, đôi khi còn mãnh liệt và sâu sắc hơn. Là một chiến sĩ cách mạng xa nhà đi thoát ly cách mạng từ khi đứa con đầu lòng còn chưa đầy tuổi, mãi đến khi hòa bình lập lại ông Sáu mới có dịp về thăm nhà. Nôn nao và hạnh phúc khôn tả khi nghĩ đến giây phút gặp con, ông Sáu lại thấy đau khổ và thất vọng hơn khi con không nhận cha. Cuộc gặp gỡ sau 8 năm xa cách là khởi đầu cho chuỗi những sự việc, thái độ, hành động thể hiện tình yêu thương cha mãnh liệt của Thu.
Mở bài phân tích Chiếc lược ngà – Mẫu 3
Nguyễn Quang Sáng viết tác phẩm “Chiếc lược ngà” khi mà miền Bắc nước ta đã giải phóng đang tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, tăng gia sản xuất và chi viện cho tiền tuyến Miền Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh Nam – Bắc chia hai nhiều người con miền Bắc đã phải đi bộ dọc rừng Trường Sơn để vào Miền Nam đánh Mỹ cứu nước thống nhất nước nhà, nhiều gia đình vì thế mà ly biệt.
Mở bài phân tích Chiếc lược ngà – Mẫu 4
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Các sáng tác của ông tập trung chủ yếu về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc chiến cũng như sau hòa bình. Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông được sáng tác năm 1966. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
Mở bài phân tích Chiếc lược ngà – Mẫu 5
Nguyễn Quang Sáng là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của nền văn học chống Mĩ cứu nước. Ông chủ yếu viết về cuộc sống và chiến đấu của quân và dân Nam bộ. “Chiếc lược ngà” là truyện ngắn tiêu biểu nhất của ông, được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Tác phẩm miêu tả một cách chân thành và cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Mở bài phân tích Chiếc lược ngà – Mẫu 6
Người xưa vẫn hay nói “tình phụ tử không thể đẹp đẽ và ấm áp như tình mẫu tử” và có lẽ cũng chính vì nhận định đó nên hiếm có nhà văn nào viết về tình cha con. Trong số ít đó có thể kể đến Nguyễn Quang Sáng với truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được sáng tác năm 1966. Đây có thể được coi là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Truyện ngắn chắc hẳn đã lấy đi khá nhiều nước mắt của bạn đọc và cũng đã khắc sâu vào trong lòng những ai đã đọc truyện tình phụ tử sâu nặng.
Mở bài cảm nhận truyện Chiếc lược ngà
Mở bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 1
Trong bất kì hoàn cảnh nào tình cảm gia đình luôn gắn bó không thể nào tách rời. Và trong chiến tranh thì tình cảm đó càng được thể hiện sâu sắc. Ta có thể thấy được tình cảm này qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Mở bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 2
Nguyễn Quang Sáng được biết đến là cây bút tiêu biểu của mảnh đất Nam Bộ. Truyện ngắn của ông hấp dẫn người đọc bởi tình huống truyện tự nhiên, kịch tính, bất ngờ, có tính chất đảo chiều, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. “Chiếc lược ngà” là một tác phẩm tiêu biểu. Truyện ca ngợi tình cha con thiêng liêng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Mở bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 3
Nguyễn Quang Sáng (1932-2014), là một trong những tác giả nổi tiếng trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, từng là một người lính tham gia vào các chiến trường Nam Bắc thế nên các tác phẩm của ông luôn mang đậm hơi thở của thời đại. Trong hơn nửa thế kỷ chiến đấu và cầm bút ông đã để lại một số lượng tác phẩm lớn không thua kém gì so với các nhà văn cùng thời. Trước năm 1975 các sáng tác của ông chủ yếu là về đề tài người lính với những mất mát và đau thương trong chiến đấu, với bằng giọng văn mộc mạc, bình dị đậm chất người dân Nam Bộ ông đã tự tạo riêng cho mình một phong cách sáng tác không thể nhầm lẫn với bất cứ nhà văn nào khác.
Mở bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 4
Viết về tình mẫu tử, đó là nguồn cảm hứng khai thác không hề vơi cạn của nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng. Đề cập đến tình phụ tử khách quan ai cũng công nhận đề tài ấy ít được đề cập đến. Nhưng không phải vì thế mà những tác phẩm viết về tình cha con lại phần nào tẻ nhạt, kém xúc động. Chúng ta đã từng xót trước đôi mắt “ầng ậng” nước và day dứt khi phải chứng kiến sự hy sinh thầm lặng của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Để rồi đến với Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng người đọc khó có thể nào quên nỗi hối hận đến thắt lòng của ông Sáu khi đêm đêm nghĩ về con cũng như tình yêu cha sâu nặng của bé Thu. Chiếc lược ngà được viết năm 1966, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Truyện đã tập trung thể hiện tình cảm của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh, đã để lại nhiều xúc động trong lòng người đọc.
Mở bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 5
Tình phụ tử là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao cả. Nếu tình mẫu tử là “nước trong nguồn” êm ái, nhẹ nhàng thì tình cảm cha dành cho con là “núi Thái Sơn”, vĩ đại, mạnh mẽ, bền bỉ và dài lâu. Với sự chiêm nghiệm đó, Nguyễn Quang Sáng đã viết tác phẩm Chiếc lược ngà, một truyện ngắn gây xúc động lòng người về tình cảm của cha con ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Vỏn vẹn trong vài ngày ông Sáu về thăm nhà, đoạn trích ngắn từ câu chuyện đã lấy đi bao nước mắt người đọc, thấu cảm về tình cha con, tình yêu thương gia đình máu mủ ruột già không gì có thể so sánh được và đặc biệt là tình cảm bền bỉ bé Thu dành cho người cha của mình.
Mở bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 6
Tôi đã từng rơi nước mắt trước những tình cảm cha con thật cảm động và cao thượng… Người cha, với biết bao gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng, với bao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủ kín. Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử, nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về tình cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.
Mở bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 7
Tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn vô cùng đặc sắc thể hiện tình cảm cha con sâu sắc của ông Sáu với bé Thu trong thời kỳ chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Mở bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 8
Ra đời cách đây gần 50 năm (1966), nhưng truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, mỗi lần đọc lại, vẫn đem đến cho chúng ta niềm xúc động mới mẻ lạ thường. Sức hấp dẫn của Chiếc lược ngà không phải chỉ ở cốt truyện ít nhiều li kì, hay tính cách nhân vật khác lạ mà chính là ở nội dung sâu sắc và cảm động của câu chuyện. Thêm nữa, tác giả của nó – nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại truyền đến người đọc bằng một lối kể chuyện thủ thỉ thấm đẫm nỗi niềm đau đáu của người cầm bút về số phận của con người, tình cảm con người trong những năm đất nước phải đối mặt với cuộc chiến tranh tàn khốc nhất của thế kỉ XX.
Mở bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 9
Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.“Chiếc lược ngà” là một tác phẩm tiêu biểu của ông. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Mở bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 10
Truyện chiếc lược ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường nam bộ trong khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra ác liệt. Câu chuyện đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc về tình cho con của ông Sáu với bé Thu.
Mở bài phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà
Mở bài phân tích nhân vật bé Thu – Mẫu 1
Viết về chủ đề chiến tranh, người lính cảm động và lấy đi không ít nước mắt của biết bao thế hệ bạn đọc từ trước đến nay, đó chính là “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Trong đó nhân vật bé Thu khiến cho người ta vừa thấy thương vừa thấy trách.
Mở bài phân tích nhân vật bé Thu – Mẫu 2
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng luôn dành những những trang viết mộc mạc, bình dị cùng giọng văn đậm chất Nam Bộ về con người và cuộc sống ở nơi đây. Mỗi trang viết của ông đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một trong số những tác phẩm như thế. Ra đời trong những năm tháng cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, tác phẩm đã thể hiện thành công tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh éo le. Và qua nhân vật bé Thu sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tình cảm thiêng liêng, cao quý ấy.
Mở bài phân tích nhân vật bé Thu – Mẫu 3
Có những trang viết khiến người đọc rơi nước mắt khi chứng kiến những giằng xé, đau đớn và cả nước mắt. Có những nhân vật dù chỉ được vẽ qua nét bút của tác giả nhưng có sức ám ảnh. Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’ của Nguyễn quang sáng là một hình tượng luôn khiến người đọc xúc động mạnh khi lật giở từng trang viết của tác giả.
Mở bài phân tích nhân vật bé Thu – Mẫu 4
Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Với cảm hứng viết về tình cha con và nỗi đau do chiến tranh, chuyện đã để lại cho người đọc những rung động thấm thía. Đặc biệt là diễn biến tâm lý và tình cảm tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà.
Mở bài phân tích nhân vật bé Thu – Mẫu 5
Có một nhà văn đã nói rằng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Nhân vật bé Thu trong truyện đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về tình thương cha mãnh liệt và có cá tính mạnh mẽ.
Mở bài phân tích nhân vật bé Thu – Mẫu 6
Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính – nhân vật bé Thu – một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.
Mở bài cảm nhận về nhân vật bé Thu
Mở bài cảm nhận nhân vật bé Thu – Mẫu 1
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ông ở tỉnh An Giang. Ông đã tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống Thực Dân, Đế Quốc của dân tộc. Vào những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước ông bắt đầu sáng tác văn học, ông viết nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch,.. Năm 1966 khi hoạt động ở chiến trường Nam Bộ đã sáng tác tập truyện “Chiếc lược ngà” và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được trích trong tập truyện cùng tên này. Câu chuyện đã làm người đọc xúc động về tình cảm cha con giữa bé Thu và ông Sáu, cũng như thấy được những đau khổ mà chiến tranh đã gây ra cho con người.
Mở bài cảm nhận nhân vật bé Thu – Mẫu 2
Trên thế giới này, điều quý báu nhất chính là tình yêu gia đình. Thông qua tác phẩm “Chiếc lược ngà”, tác giả đã cho thấy tình yêu cha con thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu. Bé Thu mang trong người tích cách mạnh mẽ, ương bướng lại gan dạ. Về đầu, bé Thu không chịu nhận ông Sáu làm cha cũng chỉ vì bức hình mà cô xem được lại không giống ông Sáu. Những điều đó là vì vết sẹo trên gương mặt ông Sáu. Mặc dù mọi người trong nhà đều khẳng định ông Sáu là cha của cô nhưng cô vẫn không thừa nhận. Nhưng rồi sự thật vẫn là sự thật, tình cha con cũng sẽ chẳng thể nào phủ nhận được. Đến cuối cùng, bé Thu cũng đã chấp nhận ông Sáu làm cha, tình yêu cha cũng dần dần đón nhận ông Sáu, cứ thế từng ngày khắc sâu vào trái tim cô. Một tình yêu sâu sắc mà sẽ chẳng bao giờ mờ nhạt.
Mở bài cảm nhận nhân vật bé Thu – Mẫu 3
Chiếc lược ngà là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được viết vào năm 1966 tại chiến trường miền đông Nam Bộ trong những tháng ngày sục sôi đánh Mĩ. Truyện tuy viết về đề tài chiến tranh nhưng lại ca ngợi tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng mà bom đạn kẻ thủ không thể nào tàn phá nổi. Nhân vật bé Thu để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Một em bé đáng yêu, cá tính mạnh mẽ, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình thương đối với cha mình.
Mở bài cảm nhận nhân vật bé Thu – Mẫu 4
Nhân vật bé Thu được nhà văn chú ý xây dựng với những nét vừa hồn nhiên vừa hết sức sâu sắc. Bé Thu là một đứa bé bướng bỉnh, gan lì, đáo để nhưng lại thương cha hết mực. Có thể nói, hình ảnh ông Sáu trong lòng bé Thu được bao bọc bởi sự tinh khiết, mãnh liệt, bất khả xâm phạm.
Mở bài cảm nhận nhân vật bé Thu – Mẫu 5
Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm hay và nhiều xúc cảm về tình cha con trong thời chiến. Câu chuyện cha con của bé Thu và ông Sáu thực chất không hề lạ lẫm nhưng lại có màu sắc rất riêng. Nguyễn Quang Sáng đã có nhiều dụng công để phân tích nhân vật Thu, điển hình của những cô bé nhỏ nhắn nhưng có sức mạnh phi thường, tuy có chút ngang ngạnh nhưng lại nhiều chiều sâu cảm xúc, sâu sắc vô cùng.
Mở bài phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà
Mở bài phân tích nhân vật ông Sáu – Mẫu 1
Khi phân tích nhân vật ông Sáu, ta thấy ông là một người nông dân Nam Bộ, đều tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã chỉ rõ ông Sáu ra đi đánh giặc vào năm 1946 và mãi đến năm 1954, ông mới được về thăm nhà một vài ngày.
Mở bài phân tích nhân vật ông Sáu – Mẫu 2
Câu chuyện về tình cha con của ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà gây xúc động cho người đọc vô cùng. Tình cha con ấy được đặt thử thách trong hoàn cảnh chiến tranh nên càng có nhiều điều đáng nói. Sự khốc liệt của chiến tranh, của thời gian không thể làm tàn lụi đi tình cảm ấy. Hơn hết càng khiến cho tình cảm ấy thêm thiêng liêng khi những con người trong câu chuyện nhìn nhận được tình cảm, tình nghĩa, sự quan trọng của tình cảm gia đình.
Mở bài phân tích nhân vật ông Sáu – Mẫu 3
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ. Đoạn trích trong SGK Ngữ Văn 9 đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử.
Mở bài phân tích nhân vật ông Sáu – Mẫu 4
Có thể nói, ông Sáu là một người cha yêu thương con vô bờ bến. Ông anh dũng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Ngày tạm biệt quê hương bước chân vào chiến trường đứa con gái bé bỏng của ông mới lên một tuổi. Bảy năm ròng rã ngoài chiến trường đã dấy lên trong ông khao khát được gặp lại vợ con, được nghe con gọi một tiếng “ba”. “Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi, tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: Thu! Con!”.
Mở bài phân tích nhân vật ông Sáu – Mẫu 5
Nguyễn Quang Sáng là cây bút chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam Bộ trong 30 năm chiến tranh. Truyện thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đọng lại trong tâm hồn người đọc khi cảm nhận câu chuyện chính là ấn tượng khó quên về nhân vật ông Sáu là người cha, người chiến sĩ chịu nhiều thiệt thòi nhưng có tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng.
Mở bài cảm nhận về nhân vật ông Sáu
Mở bài cảm nhận nhân vật ông Sáu – Mẫu 1
Chiến tranh nổ ra! Bao gia đình phải chia ly, bấy nhiêu bóng dáng hào kiệt đã ngã xuống, máu hòa với nỗi hận chôn sâu dưới làn mưa bom đạn . Vậy mà, mặc cho chiến tranh có tàn phá nặng nề đến mức nào, thì tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng vẫn đậm sâu, đẹp đẽ một cách lạ thường. Đặc biệt, nhân vật ông Sáu với tình thương con tha thiết đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả, để rồi người ta thêm vững lòng tin vào một thứ tình cảm thiêng liêng, bất diệt.
Mở bài cảm nhận nhân vật ông Sáu – Mẫu 2
Năm 1966, cuộc kháng chiến chống Mỹ đã diễn ra ác liệt, biết bao nhiêu người đã phải hi sinh, mãi mãi nằm lại trong lớp đất sâu. Nguyễn Quang Sáng cũng đã kịp thời viết nên truyện ngắn Chiếc lược ngà cổ vũ mạnh mẽ cho tinh thần chiến đấu của nhân dân miền Nam. Chiếc lược ngà một tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đã gây nhiều xúc động cho độc giả. Có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người đọc chính là nhân vật ông Sáu – cha bé Thu, một chiến sĩ cách mạng phải rời xa gia đình khi đứa con bé bỏng chưa tròn một tuổi.
Mở bài cảm nhận nhân vật ông Sáu – Mẫu 3
Nguyễn Quang Sáng (Nguyễn Sáng) sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là bộ đội thời đánh Pháp, sau năm 1954 tập kết ra miền Bắc mới bắt đầu viết văn. Trong những năm đánh Mĩ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Những trang văn của ông đậm đặc màu sắc Nam Bộ, bao sự tích anh hùng, những tình huống hấp dẫn đầy kịch tính và giàu chất. Ông để lại nhiều tác phẩm đặc sắc bằng nhiều thể loại, các tập truyện ngắn và nhiều tiểu thuyết khác nổi tiếng, được bạn đọc đón nhận. Ngoài ra ông còn có một số kịch bản phim.
Mở bài cảm nhận nhân vật ông Sáu – Mẫu 4
Chiến tranh đã qua đi hơn nửa thập kỉ, nhưng những nỗi đau mà nó để lại vẫn vẹn nguyên trong tiềm thức người Việt. Đã có bao tác phẩm ra đời tái hiện lại nỗi đau này và “Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con và nỗi đau trong chiến tranh do quân giặc gieo rắc thời chống Mĩ. Ông Sáu là một trong những nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề ấy.
Mở bài cảm nhận nhân vật ông Sáu – Mẫu 5
Trong các tác phẩm văn học thời kỳ kháng chiến về đề tài gia đình, có lẽ chúng ta không thể bỏ qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Đặc biệt là hình ảnh của ông Sáu, một người chiến sĩ cách mạng dũng cảm và một người cha với tình yêu thương con sâu sắc, mãnh liệt.
Mở bài phân tích chi tiết vết sẹo trong Chiếc lược ngà
Mở bài phân tích chi tiết vết sẹo – Mẫu 1
Nếu như trong Chuyện người con gái Nam Xương tác phẩm được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng cốt truyện trở nên hấp dẫn và đầy kịch tính nhờ những chi tiết đặc sắc như chi tiết kỳ ảo và chi tiết cái bóng thì trong Chiếc lược Ngà – Nguyễn Quang Sáng, vai trò của những chi tiết ấy cũng thể thiếu được. Và đó chính là chi tiết chiếc lược ngà cùng vết thẹo dài trên ông Sáu.
Mở bài phân tích chi tiết vết sẹo – Mẫu 2
Trong mưa bom lửa đạn, trong chất cay xè của mùi thuốc súng, tình cảm cao đẹp nhất của tình đồng chí đồng đội trào dâng. Những bùi ngùi dấu tận đáy lòng của những người cha lên đường chiến đấu gửi lại quê hương đứa con thân yêu nhất của mình để rồi trong giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành quân nỗi nhớ con không còn dấu được. Tình cảm thiêng liêng ấy càng mãnh liệt hơn trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Mở bài cảm nhận về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà
Mở bài cảm nhận về tình cảm cha con – Mẫu 1
Nhắc tới tình cảm gia đình người ta thường nói tới tình mẫu tử, nhưng có thứ tình cảm cũng không thua kém gì là tình phụ tử. Truyện ngắn “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn hay khắc họa tính cách nhân vật và tình cảm cha con sâu sắc.
Mở bài cảm nhận về tình cảm cha con – Mẫu 2
Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. “Chiếc lược ngà” là một tác phẩm tiêu biểu của ông. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Mở bài cảm nhận về tình cảm cha con – Mẫu 3
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam bộ chuyên viết về cuộc sống của nhân dân miền Nam trong hai cuộc kháng chiến và khi đất nước hòa bình. Chiếc lược ngà là truyện ngắn được ông sáng tác vào năm 1966, thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô cùng ác liệt. Trong hoàn cảnh cam go ấy, nhà văn đã gửi gắm nhiều giá trị nhân văn vào tác phẩm, một trong những giá trị đó chính là tình cảm cha con anh Sáu và bé Thu đầy xót xa và cảm động.
Mở bài phân tích tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà
Mở bài phân tích tình cảm cha con – Mẫu 1
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn gốc An Giang, những tác phẩm của ông gắn liền với vùng đất và con người miền Tây Nam Bộ. “Chiếc lược ngà” là một tác phẩm hay và tiêu biểu của ông. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật, truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh.
Mở bài phân tích tình cảm cha con – Mẫu 2
Trong khói lửa chiến tranh, người ta cứ ngỡ tưởng rằng, trong các tác phẩm văn học thời kì đó, chỉ có bom mìn, lửa đạn, chỉ có đau thương và mất mát, chỉ có máu và nước mắt chan hòa cùng với nhau… nhưng có một tác phẩm viết về tình cha con thật nhẹ nhàng, sâu lặng, thấm thía và cảm động vẫn cứ lặng lẽ xuất hiện ngay giữa trận địa chiến đấu chống quân thù, đó là truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một trong các truyện ngắn thành công nhất trong sự nghiệp cầm bút của ông. Tác phẩm được sáng tác năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra rất quyết liệt. Qua tác phẩm, người đọc thấy được tình cảm cha con thật đẹp, thiêng liêng, cao cả trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Mở bài phân tích tình cảm cha con – Mẫu 3
Trong mỗi chúng ta, ai mà chẳng được sống trong những giây phút xúc động của tình cảm gia đình. Đến với văn học ta càng cảm nhận rõ nét hơn sự rung cảm đến tột cùng đó. Nếu đến với ” Bếp lửa” của Bằng Việt ta được sống lại cuộc sống êm đềm bên người bà… Đến với ” Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ta được chìm ngập trong tình mẹ con sâu nặng…Thì đến với tác phẩm ” Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu.
Mở bài phân tích tình cảm cha con – Mẫu 4
Nguyễn Quang Sáng là một cây bút truyện ngắn nổi tiếng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm của ông thường viết về cuộc sống và con người Nam Bộ cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Truyện ngắn “Chiếc lược Ngà” được viết năm 1966, lúc tác giả hoạt động cách mạng ở chiến trường Nam Bộ. Tác phẩm ngợi ca tình cha con thiêng liêng, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.
Mở bài phân tích tình cảm cha con – Mẫu 5
Chúng ta đang sống trong một đất nước hoà bình, được sự dìu dắt, yêu thương của cha mẹ, được đùa vui dưới mái trường đầy ắp tiếng ca. Chúng ta có thể quên được chăng những trang sử hào hùng ấy, ngày các lớp cha anh đi trước đã hi sinh cả tính mạng. Máu của các anh đã nhuộm màu phì nhiêu cho đất nước, sự hi sinh tươi đẹp cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Các anh đã hi sinh cả thể xác lẫn tinh thần, hi sinh cả những hạnh phúc mà lẽ ra các anh phải được hưởng.
Mở bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh
Mở bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình – Mẫu 1
Nguyễn Quang Sáng đã để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp văn học khá đồ sộ. Đóng góp lớn của Nguyễn Quang Sáng cho văn học Việt Nam là nhà văn đã ca ngợi những con người bình dị và anh hùng mang đậm tính sử thi và cảm thông cho những phận người nhỏ nhoi cả trong và sau cuộc chiến. Truyện ngắn Chiếc lược ngà thể hiện sâu sắc đặc điểm nghệ thuật ấy trong sáng tác của ông.
Mở bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình – Mẫu 2
Chiến tranh. Hai tiếng vang lên nghe thật thương tâm, cũng chính vì hai tiếng đó mà bao người phải chịu cảnh khổ đau. Chiến tranh tàn khốc, gây ra các cuộc sinh ly tử biệt. Vợ xa chồng, cha xa con, con xa nhà. Chiến tranh không thể tha thứ khi đã cướp đi sinh mạng, xương máu của biết bao người con Việt Nam. Nhưng một phần nào, ta cũng cảm ơn chiến tranh, bởi vì không có nó, những tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc đời không thể nào bộc lộ ra hết được: tình yêu đôi lứa, tình đồng chí đồng đội, tình yêu quê hương và đặc biệt nhất là tình cảm gia đình. Nguyễn Quang Sáng một nhà văn của thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã ngưỡng mộ trước thứ tình cảm cao đẹp này. Ông đã khai thác và xây dựng nên câu chuyện về cuộc gặp gỡ của hai cha con đầy xúc động, đó là “Chiếc lược ngà” được ông viết vào năm 1966.
Mở bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình – Mẫu 3
Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tình cảm gia đình luôn gắn bó không thể tách rời. Và trong chiến tranh thì tình cảm đó càng được thể hiện một cách sâu sắc. Ta có thể thấy được tình cảm này qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Mở bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình – Mẫu 4
Trong đời sống tinh thần của con người, gia đình và tình cảm gia đình là những điều thiêng liêng nhất. Nhưng chiến tranh đã chia cắt những con người trong một mái nhà, khiến người mẹ phải mất con, vợ phải xa chồng, những đứa con sinh ra không được thấy mặt cha. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một phần trong những điều thiêng liêng ấy. Tình cha con sâu nặng giữa ông Sáu và bé Thu bị chia cắt trong lòng người đọc với sự cảm thông sâu sắc bởi cuộc kháng chiến chống Pháp.
Mở bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình – Mẫu 5
Viết về cuộc sống và chiến đấu của quân và dân ta là ưu tiên hàng đầu của nền văn học kháng chiến. Chúng ta có thể tự hào rằng, nền văn học nước nhà đã có những tác phẩm xuất sắc, phản ánh sâu sắc trong cuộc sống và chiến đấu kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ. Các nhà văn đã bám sát hiện thực cuộc chiến, kịp thời phát hiện và ca ngợi những tấm gương anh hùng, đã anh dũng chiến đấu quên mình vì đất nước. Bên cạnh đó, một số nhà văn tìm cho mình một hướng đi mới, hướng ngòi bút vào những câu chuyện cảm động đời thường nhưng không kém phần quyết liệt. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng với cách nhìn nhẹ nhàng, đằm thắm, đã đi sâu vào đời sống tình cảm gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh và phát hiện ra những giá trị sáng ngời cách mạng bằng trái tim trân trọng sâu sắc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp mở bài truyện ngắn Chiếc lược ngà (54 mẫu) Mở bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.