Viết đoạn văn nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo tuyển chọn 3 đoạn văn hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ vai trò, ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống để rèn luyện, ngày càng hoàn thiện bản thân.
Lòng biết ơn thầy cô là việc ghi nhớ, trân trọng công lao của thầy cô đã không quản khó khăn và vất vả dạy dỗ chúng ta nên người. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm đoạn văn về lòng biết ơn, bản lĩnh, lòng vị tha… để viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lý thật hay.
Đoạn văn nghị luận lòng biết ơn thầy cô giáo – Mẫu 1
Mỗi thế hệ sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có bàn tay chăm sóc, tình yêu thương ấp ủ của cha mẹ. Nhưng bên cạnh đó để hoàn thiện một con người lại không thể không nói đến công ơn dưỡng dạy của thầy cô, những người đã cho ta tình yêu thương lớn lao, vô bờ bến và nói đúng hơn là đã tiếp sức cho sự nghiệp của mỗi chúng ta sau này. “Không thầy đố mày làm nên”. Đúng vậy, câu nói ấy không sai, dù ngắn gọn nhưng thật nhiều ý nghĩa, đã ca ngợi công ơn của thầy cô giáo đối với học sinh và nhắc nhở người học sinh cần làm tròn bổn phận của mình .Ở nhà, chúng ta được sự giáo huấn của cha mẹ, còn đến trường thì được thầy cô truyền cho những đạo lý và hơn nữa là tri thức cần có ở mỗi con người. Đứng trên bục giảng thầy cô cũng lo lắm chứ! lo rằng học sinh có hiểu được hay không có tiếp thu những gì mình truyền đạt hay không? Những điều đó làm chúng ta càng thấy rõ hơn về tình yêu thương của thầy cô dành cho học sinh.Trải qua bao thế hệ, thì đạo đức và niềm tin của thầy cô đối với học sinh không bao giờ phai nhạt! Là học sinh chúng ta phải luôn ghi nhớ và trân trọng những công ơn to lớn ấy. Bởi xã hội dù tiến đến đâu thì con người ai ai cũng phải có lòng biết ơn đối với thầy cô giáo.
Đoạn văn nghị luận lòng biết ơn thầy cô giáo – Mẫu 2
“Không thầy đó mày làm nên” câu nói thể hiện rất rõ công ơn của thầy cô đối với mỗi người chúng ta. Với tôi cũng thể, người giáo viên khiến tôi có nhiều kỉ niệm sâu sắc nhất đó là thầy Huy, Thầy chủ nhiệm của tôi hồi năm tôi học lớp 8. Lớp 8, cái tuổi tôi mang trong mình sự ngông cuồng, sự ương bướng của chàng trai trẻ. Tôi bỏ bê học hành, theo lũ bạn đi chơi hết nơi này đến nơi khác, đánh nhau, trêu đùa, ăn trộm vặt… Từ một đứa hiền lành ngoan ngoãn, tôi trở thành một đứa bé hư, không coi trời cao đất dày ra gi. Cha mẹ tôi buồn lắm, Thầy Huy cũng rất buồn. Nhưng chính thầy đã cố gắng kéo tôi lại, khuyên bảo tôi, đưa tôi ra khỏi vũng bùn xã hội, Thầy uốn nắn, chỉ bảo tôi, giúp tôi vượt qua khó khăn, để trở thành một đứa trẻ ngoan và bản lĩnh như ngày hôm nay.
Đoạn văn nghị luận lòng biết ơn thầy cô giáo – Mẫu 3
Từ xa xưa, ông cha ta đã nhắc nhở con cháu phải biết “Tôn sư trọng đạo”. Truyền thống tốt đẹp đó vẫn luôn được giữ gìn và phát huy tới tận hôm nay. Ngày nay, tiếp nối truyền thống quý báu ấy, chúng ta vẫn luôn thể hiện tấm lòng kính trọng tới thầy cô giáo – những người đang ngày ngày chèo lái con thuyền tri thức. Trước hết, biết ơn thầy cô chính là luôn trân trọng công ơn dạy dỗ, chỉ bảo của họ. Chúng ta cần gửi lời cảm ơn sâu sắc đến họ bởi thầy cô là người đã có công dạy dỗ, bảo ban chúng ta nên người. Họ luôn cố gắng truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình cho học sinh. Dù vất vả, gian khó nhưng bằng tình yêu thương sâu sắc với học sinh và lòng nhiệt huyết với nghề, chưa bao giờ thầy cô ngừng quan tâm, chăm sóc và yêu thương chúng ta. Khi chúng ta tỏ lòng thành kính tới thầy cô, họ như được tiếp thêm động lực để tiếp tục công cuộc “trồng người” cao quý. Vì thế, là những học trò đang ngồi dưới mái trường, được thầy cô dìu dắt, thương yêu, chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép và tích cực rèn luyện trong học tập. Có như vậy, thầy cô mới yên tâm, an lòng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lý của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.