TOP 3 Dàn ý cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con của Y Phương chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng lập dàn ý cảm nhận khổ 1 Nói với con thật hay.
Khổ 1 bài thơ Nói với con tuy ngắn gọn, nhưng đã để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc. Qua đó, cho ta thấy được cội nguồn để hun đúc nên sự trưởng thành của mỗi con người trong cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Lập dàn ý cảm nhận khổ 1 Nói với con
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào bài thơ Nói với con cũng như khổ thơ đầu bài
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.
2. Thân bài
Người đồng mình là gì?
Người đồng mình: Người vùng mình, người miền mình; người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
Người đồng mình mộc mạc (thô sơ da thịt) nhưng ai cũng giàu chí khí, niềm tin (chẳng mấy ai nhỏ bé) xây dựng quê hương. Sự lao động cần cù của họ đã xây dựng nên quê hương với truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con là niềm tự tin, lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ bền bỉ, cao đẹp của quê hương mình.
4 câu thơ đầu: tiếng lòng hạnh phúc của một người cha khi nhắc về kỷ niệm những ngày con còn thơ ấu với những bước đi chập chững đầu đời. Y Phương gợi nhắc quá khứ, gợi mở cho con những nền tảng đầu tiên về tình cảm gia đình ấm áp, về quá trình sinh ra và lớn lên của một con người.
7 câu thơ sau: gợi mở ra những vẻ đẹp của người dân tộc miền núi bằng câu thơ chứa chan tình cảm: Những con người lao động với đôi bàn tay thô sơ, nhưng khéo léo, giữa cuộc sống nhiều khó khăn vất vả thế nhưng tâm hồn của “người đồng mình” vẫn rất đẹp, rất yêu đời, từng câu hát, câu ca trong lối sinh hoạt văn hóa. “Cha vẫn nhớ mãi về ngày cưới/Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” là lời khẳng định hạnh phúc gia đình, khẳng định thêm về tình cảm gia đình vững chắc là cơ sở để cho con được một cuộc sống êm ấm, và cũng là cơ sở để gây dựng nên một cộng đồng dân tộc với những nét đẹp trong văn hóa, phong tục truyền thống.
3. Kết bài
Khái quát lại nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ nói riêng và bài thơ Nói với con, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Dàn ý cảm nhận khổ 1 bài Nói với con
1. Mở bài
- Giới thiệu những nét tiêu biểu về nhà thơ Y Phương (khái quát đặc điểm về con người, cuộc đời, phong cách nghệ thuật, các sáng tác tiêu biểu,…)
- Giới thiệu những nét tiêu biểu về bài thơ “Nói với con” (hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chủ đạo, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật,…)
- Giới thiệu khái quát về khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Nói với con”.
2. Thân bài
* Cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con trước hết đó chính là gia đình.
- Những hình ảnh thơ “chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước” đã gợi lên hình ảnh những bước đi chập chững đầu đời của mỗi con người.
- Những hình ảnh “tiếng nói’, “tiếng cười” đã gợi lên hình ảnh đứa trẻ với những tiếng bi bô tập nói.
- Những hình ảnh “tới cha”, “tới mẹ” sự cổ vũ của cha mẹ và cha mẹ chính là vòng tay êm ấm, là điểm tựa vững chắc cho mỗi người
→ Gia đình, cha mẹ chính là cội nguồn đầu tiên sinh ra và nuôi dưỡng mỗi đứa con khôn lớn thành người.
* Cội nguồn đó còn là quê hương:
– Quê hương đã được giới thiệu qua lối nói giàu hình ảnh của những người dân vùng cao – “người đồng mình”.
– Hô ngữ “con ơi” khiến cho những lời của người cha càng thêm thân thương, trìu mến.
– Hình ảnh giàu sức gợi:
- “Đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động thô sơ được những con người nơi đây trang trí trở nên đẹp đẽ hơn vừa gợi đôi bàn tay khéo léo, cần cù, tài hoa, giàu sáng tạo của họ đã khiến những nan nứa, nan tre vốn đơn giản, thô sơ trở thành những “nan hoa”.
- “Vách nhà ken câu hát” vừa tả thực lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng và gia đình của “người đồng mình” khiến cho những vách nhà ấy như được ken dày thêm lên trong những câu hát, từ đó nó gợi lên một thế giới tâm hồn tinh tế và tràn đầy lạc quan của những người dân miền cao.
- Các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả được động tác khéo léo vừa gợi sự gắn bó với nhau của những “người đồng mình”
– Hình ảnh nhân hóa “rừng cho hoa” và “con đường cho những tấm lòng” cùng điệp ngữ “cho” đã cho thấy tấm lòng rộng mở, hào phóng, sẵn sàng ban tặng tất cả những gì đẹp đẽ nhất, tuyệt vời nhất của quê hương, thiên nhiên.
– Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng mỗi người trưởng thành chính là những kỉ niệm êm đềm đẹp đẽ, hạnh phúc và tuyệt vời nhất của cha mẹ.
- “Nhớ về ngày cưới” là nhớ về kỉ niệm cho sự khởi đầu của một gia đình, một tổ ấm.
- “Ngày đầu tiên đẹp nhất” ấy có thể là ngày cưới của cha mẹ nhưng nó cũng có thể là ngày con chào đời, ngày bố mẹ được hạnh phúc đón chờ con.
3. Kết bài
Khái quát những nét đặc sắc nhất về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của khổ đầu bài thơ “Nói với co” và nêu cảm nhận của bản thân.
Dàn ý Cảm nhận khổ thơ đầu bài Nói với con
a) Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:
- Y Phương là một nhà thơ đặc trưng cho người dân tộc, thơ ông là tiếng nói được phát từ sâu thẳm trái tim, vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
- “Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương nói lên tình cảm thiêng liêng giữa cha và con. Bài thơ giống như lời chia sẻ, trò chuyện của một người đi trước với người đi sau, của một người cha dành cho đứa con máu mủ của mình, những kỷ niệm khó quên.
– Khái quát nội dung khổ 1: Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng: Con lớn lên trong tình yêu thương,sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
b) Thân bài
* Luận điểm 1: Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn
– Ngay từ những câu đầu tiên lời thơ đã giống như một lời tự sự:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
– Một đứa trẻ khi ngày từ khi được hình thành lên từ trong bụng mẹ đã mang rất nhiều tâm sự, yêu thương, bao bọc của những người thân yêu, của cha mẹ.
– Mở rộng lời bài hát “Nhật ký của mẹ” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác có những câu sau: “Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời…” -> Đó chính là nỗi lòng yêu thương của bậc làm cha, làm mẹ dành cho hài nhi bé bỏng của mình.
– Hình ảnh một em bé chập chững biết đi những bước chân đầu tiên trên đường đời luôn được sự cổ vũ động viên từ những người thương yêu chính là cha mẹ.
=> Không khí gia đình tuy nhỏ bé nhưng thật ấm áp, êm đềm, hạnh phúc.
* Luận điểm 2: Con lớn lên trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
– Tác giả lại gieo vào lòng người đọc những tình cảm thân thuộc, tình cảm đồng bào, tình làng nghĩa xóm đầy quý mến, trân trọng.
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
– Tác giả kể về những kỷ niệm, những cánh rừng đầy hoa, những con đường thân thuộc gần gũi, giản dị, nhưng sâu sắc chứa đựng biết bao tình nghĩa.
“Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”
– Động từ “ken, cài” ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình cảm gắn bó quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương.
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
– Rừng núi quê hương đẹp, thơ mộng, trữ tình đã che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.
-> Tác giả muốn qua những câu thơ này để gợi nhớ cho con phải biết yêu thương xóm làng, yêu thương những con người gắn bó với mình, những người tuy không cùng chung dòng máu nhưng lại thân thiết hơn cả ruột thịt.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Từ ngữ giàu hình ảnh, sức gợi cảm.
- Cách nói phù hợp với người miền núi.
- Thể thơ tự do phóng khoáng, cụ thể, giàu sức khái quát, vừa mộc mạc nhưng giàu chất thơ.
- Các phép tu từ so sánh, điệp ngữ.
c) Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung khổ 1 bài Nói với con
- Nêu cảm nhận của em.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận khổ thơ đầu bài Nói với con Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con của Y Phương của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.