Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Viết một đoạn văn song song và một đoạn văn phối hợp theo chủ đề tự chọn.
Nội dung bao gồm 2 đoạn văn mẫu lớp 8. Các bạn học sinh hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn song song và một đoạn văn phối hợp (mỗi đoạn khoảng 7 – 9 câu) theo chủ đề tự chọn.
Đoạn văn song song theo chủ đề tự chọn
Sự thật là những điều có thật hoặc phản ánh đúng với khách quan cuộc sống. Còn ngược lại, giả dối là những điều ngược lại, gắn với hành động nói dối để che giấu đi sự thật. Bản thân sự thật và giả dối cũng tồn tại những nghịch lí. Có những lời nói dối mang đến cho con người những điều tốt đẹp, nhưng cũng có những sự thật lại gây ra tổn thương. Nhưng dù vậy, chúng ta vẫn cần tôn trọng sự thật và tránh xa việc nói dối.
Đoạn văn phối hợp theo chủ đề tự chọn
Mẫu 1
“Có chí thì nên” là câu tục ngữ gửi gắm bài học về ý chí, nghị lực trong cuộc sống. Con người có ý chí, nghị lực và sự kiên trì sẽ đạt được ước mơ, gặt hái được thành công. Mạc Đĩnh Chi là một trong những tấm gương tiêu biểu. Ông sống trong một gia đình nghèo khó. Ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Như vậy, đức kiên trì, bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Trái ngược với người “Có chí thì nên” là những người “Thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Họ luôn sợ hãi thử thách, khi gặp phải khó khăn thì chỉ biết lùi bước. Những người như vậy sẽ mãi gặp phải thất bại. Bởi vậy, mỗi người hãy coi câu “Có chí thì nên” là một bài học quý giá cho bản thân.
Mẫu 2
“Mây và sóng” của Ta-go là một trong những bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Tác phẩm được viết theo thể thơ tự do với những câu thơ có độ dài khắc khác nhau, từ đó khiến cho bài thơ giống như một câu chuyện được kể lại – điều này đã góp phần tạo ra yếu tố tự sự. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Sau khi nghe câu trả lời, em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở nhà và từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Như vậy, “Mây và sóng” đã mang lại những cảm xúc thật đẹp đẽ cho người đọc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 8: Viết một đoạn văn song song và một đoạn văn phối hợp theo chủ đề tự chọn 3 đoạn văn mẫu lớp 8 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.