Tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hóa đền Hùng, được Pgdphurieng.edu.vn giới thiệu.
Nội dung chi tiết bao gồm dàn ý và 7 bài văn mẫu lớp 8. Các bạn học sinh có thể tham khảo chi tiết ngay sau đây.
Dàn ý kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan: đền Hùng
- Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: vui vẻ, hào hứng và mong chờ,…
2. Thân bài
– Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan đền Hùng:
- Trên đường đi: thời gian xuất phát, phương tiện di chuyển, thời gian đến nơi,…
- Lúc đến điểm tham quan
- Trình tự các điểm đến thăm
- Những hoạt động chính trong chuyến đi
– Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc…)
3. Kết bài
Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan: đền Hùng.
Kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng – Mẫu 1
Vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, tôi đã có dịp đến thăm đền Hùng – một khu di tích lịch sử nằm ở tỉnh Phú Thọ.
Từ sáng sớm, tôi đã thức dậy để chuẩn bị. Khoảng năm giờ, tôi cùng bố mẹ bắt xe để đi đến đến Hùng. Xe đi khoảng gần hai tiếng thì đến nơi. Nơi đây vô cùng đông đúc, rất nhiều người về đền Hùng để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng. Tôi cùng bố mẹ đến từng địa điểm để dâng hương.
Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng, lăng Vua Hùng, đền Giếng, đền Tổ Mẫu Âu Cơ, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân và cùng với đó là các công trình phụ trợ nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của đồng bào cả nước về Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm.
Đầu tiên, tôi được đến thăm đền Hạ – theo tìm hiểu đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị bao gồm Tiền bái và Hậu cung. Kiến trúc đền Hạ đơn sơ, kèo cầu suốt, quá giang đóng trụ, mái lợp ngói mũi. Tương truyền rằng đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng.
Tiếp đến là chùa Thiên Quang, chùa xưa có tên gọi là “Viễn Sơn Cổ Tự” sau đổi thành “Thiên Quang Thiền Tự”. Ngôi chùa được xây dựng vào thời Trần đến thế kỷ XV xây dựng lại, thời Nguyễn chùa được đại trùng tu. Rồi đến đền Trung hay còn có tên gọi khác là Hùng Vương Tổ Miếu được xây dựng vào thời Lý – Trần. Đến thế kỷ XV, đền bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất gồm ba gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giáng cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi. Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây cũng là nơi vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu người con hiếu thảo sáng tạo ra bánh chưng, bánh dày.
Sau đó, chúng tôi lần lượt đến dâng hương tại đền Thượng, đền Giếng, đền Tổ Mẫu Âu Cơ, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân. Ở mỗi địa điểm, tôi lại được bố mẹ kể cho nghe nhiều câu chuyện hấp dẫn.
Sau chuyến đi, tôi cảm thấy thêm biết ơn các vua Hùng và càng thêm tự hào về nguồn gốc của dân tộc.
Kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng – Mẫu 2
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Bài ca dao đã nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam về lòng biết ơn với các vua Hùng. Vừa qua, tôi đã được đến thăm đền Hùng cùng bố mẹ.
Sáu giờ sáng, bố đã đánh thức tôi dậy. Mọi người cùng ăn sáng, sau đó chờ xe đến đón. Chuyến đi khởi hành vào lúc bảy giờ. Xe đi khoảng gần hai tiếng thì đến nơi. Tôi theo bố mẹ đi thăm quan đền Hùng. Đền Hùng là Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì,tỉnh Phú Thọ.
Từ cổng chính đi lên là Đền Hạ, theo truyền thuyết đây là nơi bà Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con tạo thành sức mạnh dân tộc Việt Nam. Lên nữa là Đền Trung nơi các vua Hùng bàn việc nước với các Lạc hầu, Lạc tướng và trên đỉnh núi là Đền Thượng với bốn chữ vàng “Nam Việt Triệu Tổ” (Tổ muôn đời nước Việt Nam). Đây là nơi Vua Hùng thờ Thánh Gióng và làm lễ tế trời đất cầu mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi tốt, muôn dân ấm no. Cạnh Đền Thượng là ngôi Lăng nhỏ thường gọi là mộ Tổ mang ý nghĩa tượng trưng. Từ Lăng đi xuống về hướng Đông, dưới chân núi là Đền Gióng nơi xưa hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con Vua Hùng thứ 18 soi gương nước trang điểm, vì thế giếng còn có tên là Giếng Ngọc. Giếng ấy nay ở trong lòng đền.
Qua mỗi điểm, tôi và bố mẹ lại dừng chân để thắp hương, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính. Cũng có rất nhiều người cũng giống như chúng tôi vậy. Có thể thấy rằng, khu di tích lịch sử Đền Hùng đã để lại những giá trị về văn hóa, kiến trúc, tâm linh. Nơi đây cũng gợi nhắc con người hướng tới truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” quý giá của dân tộc Việt Nam. Tôi càng cảm thấy tự hào về đất nước của mình nhiều hơn.
Chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đền Hùng đã giúp tôi có thêm trải nghiệm quý giá. Tôi cũng thêm trân trọng và biết ơn các vua Hùng và ý thức được trách nhiệm giữ gìn truyền thống biết ơn của dân tộc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 8: Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hóa đền Hùng Dàn ý & 2 bài văn mẫu lớp 8 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.