Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai đã thể hiện được tình yêu thương dành cho người mẹ. Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai.
Tài liệu bao gồm dàn ý và bài văn mẫu, dành cho các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Dàn ý phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai.
2. Thân bài
a. Hình ảnh người mẹ
– Hình ảnh mẹ được đối chiếu với hình ảnh cây cau – một loài cây đã quen thuộc ở làng quê Việt Nam.
– Những hình ảnh về “mẹ” và “cau”:
- lưng mẹ “còng” – cau “thẳng”
- cau “ngọn xanh rờn” – mẹ “đầu bạc trắng”
- cau “ngày càng cao” – mẹ “ngày một thấp”
- cau “gần giời” – mẹ “gần đất”
=> Người mẹ ngày một già đi theo năm tháng, thời gian.
b. Tình cảm của người con dành cho mẹ
– Hình ảnh so sánh “một miếng cau khô/khô gầy như mẹ”: Xót xa, đau đớn khi tuổi tác của mẹ ngày càng lớn, sức khỏe ngày càng yếu đi.
– “Con nâng trên tay”: Thái độ trân trọng, nâng niu của người con dành cho mẹ.
– “Không cầm được lệ”: Nỗi xót xa, cay đắng bị dồn nén.
– Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?”: Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng.
– Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối.
=> Niềm thương cảm, nỗi xót xa và sự trân trọng dành cho người mẹ.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mẹ.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai – Mẫu 1
Có rất nhiều tác phẩm viết về người mẹ đã gửi gắm được tình yêu thương, sự trân trọng và niềm kính yêu. Và bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là một trong số đó.
Trong bài thơ này, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh cây cau – một loài cây đã rất quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam, đặt trong sự đối chiếu với hình ảnh người mẹ:
“Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau – ngọn xanh rờn
Mẹ – đầu bạc trắng
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!”
Sự đối lập giữa mẹ và câu được thể hiện qua các cụm từ “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – ngọn xanh rờn, Mẹ – đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất”. Từ đó, tác giả muốn nhấn mạnh vào sự thay đổi của người mẹ trước thời gian về tuổi tác, ngoại hình.
Đặc biệt, hình ảnh so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” trong khổ thơ tiếp theo càng làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ.
“Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ”
“Miếng cau khô” gợi ra khô héo, không một sức sống. Và khi tuổi già kéo đến, hình dáng của mẹ dường như cũng trở nên hao gầy, bởi một cuộc đời hy sinh cho con cái. Từ “nâng” và “cầm” đã thể hiện được tình cảm của người con dành cho mẹ. Càng yêu thương, trân trọng bao nhiêu, con lại cảm thấy xót xa bấy nhiêu. Cảm xúc dồn nén lại tuôn chảy thành những giọt nước mắt.
“Ngẩng hỏi giời vậy
Sao mẹ già ta?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.”
Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối.
Như vậy, bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai đã bộc lộ nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh già nua của mẹ theo năm tháng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai Những bài văn mẫu lớp 7 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.