Nói dối gây ra những tác hại cho bản thân, và những người xung quanh. Bởi vậy, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.
Tài liệu bao gồm dàn ý chi tiết và 12 bài văn mẫu, sẽ được đăng tải chi tiết dưới đây. Hy vọng có thể cung cấp thêm ý tưởng cho các em học sinh lớp 7 hoàn thiện bài viết của mình.
Dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần chứng minh: Nói dối có hại cho bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Nói dối là cung cấp thông tin sai với sự thật, nói sai những gì mình nghe thấy hay nhìn thấy.
- Hành vi này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi người xung quanh và chính bản thân.
b. Chứng minh
– Nói dối khiến lòng tin bị đánh mất:
- Bài học về chú bé chăn cừu nói dối và bị chó sói ăn thịt khi đã nói dối mọi người.
- Lý Thông đã nói dối với nhà vua mình đã giết chằn tinh và cuối cùng đã bị biến thành con thạch sùng.
– Nói dối khiến đạo đức của con người đi xuống: nói dối trở thành thói quen xấu.
– Ảnh hưởng đến sự phát triển của một xã hội, đất nước.
3.Kết bài
Khẳng định nói dối là hành vi sai trái, gây ra nhiều tác hại.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân – Mẫu 1
“Một lần bất tín, vạn lần bất tin” – nói dối là hành vi xấu, gây ra những hậu quả tiêu cực cho bản thân, cũng như những người xung quanh.
Đầu tiên, nói dối nói sai, nói không đúng với thực tế cuộc sống. Lời nói dối thường được sử dụng với mục đích dùng để che đậy một dã tâm muốn lừa lọc hay lấp liếm lỗi lầm mà con người đã gây ra. Ví dụ như học sinh nói dối cha mẹ đi chơi game, học sinh nói dối thầy cô để trốn học…
Lời nói dối làm đánh mất đi niềm tin của những người xung quanh. Một lần nói dối, bạn sẽ nhận được sự tha thứ. Nhưng nói dối nhiều lần, khi bị phát hiện sẽ khiến cho mọi người không còn tin tưởng vào bạn. Khi đó, nói dối cũng trở thành một thói quen xấu, ảnh hưởng đến uy tín và đạo đức cá nhân của bạn. Khi chúng ta nói dối sẽ luôn cảm thấy thấp thỏm, lo âu và sợ bị mọi người phát hiện. Từ đó, tinh thần luôn không thoải mái, không thể học tập và làm việc một cách hiệu quả.
Chúng ta cần phải sống thật với bản thân, với gia đình, với mỗi người xung quanh thì mới cảm thấy hạnh phúc và thanh thản. Nhờ có sự thật mà chúng ta mới tạo dựng được niềm tin từ người khác để từ đó dễ dàng bước đến thành công trong cuộc sống. Một người nông dân, trong quá trình sản xuất luôn sử dụng những điều kiện tốt nhất để tạo ra một sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng sẽ được họ tin tưởng. Một người giáo viên sẽ trở thành tấm gương cho học sinh khi biết sống ngay thẳng trung thực.
Nhiều lời nói dối còn ảnh hưởng đến một xã hội, một dân tộc. Người làm lãnh đạo lại dối trên lừa dối. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Người kinh doanh buôn bán bán sản hàng giả, hàng nhái… Tất cả đều là những hành vi đáng lên án, gây ảnh hưởng sống đến cuộc sống của mọi người.
Trong cuộc sống hiện đại, dường như nói dối đã trở thành một căn bệnh phổ biến. Bởi vậy, mỗi người nên chân thật với chính mình, đừng tìm đến những lời nói dối tiêu cực. Nhờ có vậy, cuộc sống của chúng ta mới ngày càng hạnh phúc hơn.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân – Mẫu 2
Tục ngữ có câu: “Ăn gian nói dối” để chỉ những người gian xảo, dối trá. Nói dối là một thói quen không tốt, gây hại cho mỗi người.
Nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với thực tế, để đạt được một mục đích nào đó, thường không chính đáng. Một lời nói dối dùng để che đậy dã tâm hay muốn lấp liếm lỗi lầm mà con người đã gây ra thì đó là một lời nói dối sai trái, đáng lên án.
Lời nói dối khiến con người đánh mất đi niềm tin của những người xung quanh. Ông cha ta đã có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Để xây dựng uy tín, lấy được lòng tin của mọi người phải mất rất nhiều thời gian. Nhưng chỉ cần một lời nói dối có thể khiến cho lòng tin hoàn toàn biến mất. Câu chuyện về chú bé chăn cừu là một dẫn chứng điển hình. Khi đang chăn cừu, vì quá buồn chán, cậu bé đã nói dối dân làng có chó sói đến ăn thịt đàn cừu của cậu. Ban đầu, dân làng tin lời cậu bé, chạy đến để giúp đỡ. Nhưng sau khi phát hiện cậu bé nói dối, còn bị cậu chế giễu khiến họ rất tức giận. Lần thứ nhất, rồi đến lần thứ hai, dân làng vẫn đến giúp đỡ. Nhưng sau nhiều lần bị cậu bé lừa, họ đã không còn tin tưởng vào cậu bé. Cuối cùng, khi chó sói đến thật, cậu bé kêu cứu nhưng chẳng còn ai tin lời, đến giúp đỡ cậu nữa. Kết quả là đàn cừu đã bị chó sói ăn thịt. Câu chuyện chính là bài học cho chúng ta về tác hại của nói dối.
Không chỉ vậy, hành vi nói dối lặp lại thường xuyên sẽ trở thành một thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách của con người. Rộng hơn, l ời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Một doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân. Một xã hội văn mình, thì sự thật cần được tôn trọng.
Có đôi khi, những lời nói dối thiện chí cũng đem lại ý nghĩa tốt đẹp. Nhưng dù vậy, chúng ta cũng không nên nói dối. Là một học sinh, em vẫn luôn ý thức rèn luyện đức tính trung thực trong học tập, nhất là trong thi cử (không quay cóp, chép bài bạn) và trong cuộc sống.
Như vậy, nói dối sẽ gây ra những tác hại vô cùng to lớn. Chính vì vậy, mỗi người cần tôn trọng sự thật, tránh xa lời nói dối để cuộc sống của bản thân tốt đẹp hơn.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân – Mẫu 3
Ông cha ta có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Một trong những điều khiến cho chúng ta đánh mất đi lòng tin của người khác chính là việc nói dối. Nói dối có tác hại to lớn trong cuộc sống của con người.
Hiểu đơn giản nhất, “nói dối” là nói sai, nói không đúng với thực tế cuộc sống. Nếu một lời nói dối dùng để che đậy một dã tâm muốn lừa lọc hay lấp liếm lỗi lầm mà con người đã gây ra thì đó là một lời nói dối sai trái mà cả nhân loại đều lên án. Lời nói dối có hai khía cạnh đối lập nhau lời nói dối thiện chí và lời nói dối bất thiện. Những lời nói dối bất thiện thường xuất phát từ một mục đích vụ lợi cá nhân hoặc để che giấu những việc làm sai trái. Còn những lời nói thiện chí nhằm mục đích cứu người hoặc bảo vệ họ khỏi những đau khổ.
Người Trung Hoa có câu: “Trung ngôn nghịch nhĩ” (lời nói thật tuy rằng khó nghe nhưng vẫn dễ chịu hơn lời nói ngọt ngào man trá). Lời nói dối sẽ gây ra những tác hại to lớn cho mỗi người. Trước hết, việc nói dối sẽ khiến người nói rơi vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị mọi người phát hiện. Đặc biệt là khi người ta dùng hết lời nói dối này để che đậy lời nói dối khác. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống. Ví dụ như trong cuộc sống có không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình Nếu nói dối chót lọt thì dần dần sẽ tiếp tục nói dối, và trở thành thói quen xấu. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình. Quan trọng nhất là nói dối sẽ khiến chúng ta mất đi lòng tin của những người xung quanh. Cuộc sống của bạn sẽ rơi vào khó khăn vì không có ai chịu tin tưởng, giúp đỡ…
Bên cạnh đó, không phải lời nói dối nào cũng xấu. Còn “những lời nói dối đẹp đẽ” lại được xuất phát từ thiện tâm, muốn người nghe được an tâm được yên lành và được hạnh phúc. Căn cốt của lời nói dối này là xuất phát từ chữ tâm và chữ tình. Lời nói dối của bác sĩ giúp bệnh nhân có niềm tin chiến thắng bệnh tật. Lời nói dối của người mẹ giúp đứa con có sức mạnh để tiếp tục… Tuy vậy, chúng ta cũng nên hạn chế nói dối bởi xét đến cùng cội nguồn của cái đẹp vẫn là sự thật. Hơn nữa, nếu đã nói dối một lần thì có thể nói dối nhiều lần tiếp theo. Lời nói dối này chồng lên lời nói dối khác sẽ khiến niềm tin dành cho chúng ta bị mất đi.
Khi còn là một học sinh, việc ý thức rèn luyện đức tính trung thực, tránh xa hành vi nói dối là vô cùng quan trọng. Điều đó đôi khi xuất phát từ những hành động rất nhỏ như không quay cóp, chép bài bạn, dám nhận sai và sửa sai. Và từ đó, mỗi học sinh sẽ trở thành những tấm gương tốt.
Tóm lại, nói dối có tác hại rất lớn trong cuộc sống của con người. Chính vì vậy, hãy rèn luyện để có được bản lĩnh tránh xa những lời nói dối, sống trung thực với chính mình.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân – Mẫu 4
Ông cha ta có câu: “Lời nói gói vàng” để thể hiện sự trân trọng với lời nói của con người. Nhưng ngày này, trọng lượng của lời nói ấy bị giảm đi rất nhiều và gây ra một vấn đề đó chính là nói dối. Lời nói dối đã trở thành một tật xấu của con người hiện nay.
Lời nói xuất phát từ những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm của chính họ. Nó đã trở thành một công cụ rất quan trọng trong đời sống của con người. Nhưng nhiều người lợi dụng thứ công cụ đó để bóp méo sự thật. Nói dối là cách nói không đúng sự thật, người phát ngôn ra chúng nhằm mục đích che dấu chân tướng, sự thật và để bao biện cho những hành động xấu phục vụ mục đích của bản thân.
Khi một người nói dối, trước hết họ đang đi ngược lại với sự thật, sau đó là lương tâm của mình. Trong lòng họ nghĩ một đằng nhưng khi nói ra lại một nẻo. Hoặc có thể là cách nói sai, truyền đạt sai lệch tính chất của sự việc hay tình huống làm người khác hiểu nhầm và gây ra nhiều những tác động tiêu cực. Nếu nói dối như vậy, chúng ta sẽ đánh mất lòng tin của mọi người. Các bạn còn nhớ câu chuyện về cậu bé chăn cừu nói dối dân làng. Cuối cùng đàn cừu của anh ta đã bị sói ăn mất. Có lẽ, sau lần ấy anh ta đã phải trả giá cho lời nói dối tưởng chừng như vô hại của mình bằng cả một đàn cừu. Nói dối, không chỉ là mất đi tiền bạc vật chất, nó khiến chúng ta đánh mất nhiều thứ hơn cả lòng tin đó chính là sự tôn trọng. Lúc ấy, lời nói của ta sẽ mất trọng lượng, rồi chẳng còn ai nghe chúng ta nói, tin chúng ta làm. Đó là một sự bất lương của con người. Khi ta nói dối, ta mất sự thiện lương và trung thực, mất lòng tin và cả sự kính trọng của mọi người dành cho bản thân mình. Hơn thế, lời nói dối đôi khi khiến chúng ta mất cả tình yêu thương bởi không một tình yêu nào trên thế gian là không cần sự trân thành và thủy chung. Hết lần này đến lần khác, ta lừa dối những người yêu thương mình rồi đến một ngày, họ sẽ không còn tin tưởng thậm chí rời xa ta vì bị tổn thương bởi sự lừa lọc và dối trá.
Trong cuộc sống hiện đại, con người dường như càng hay nói dối. Nhiều người nói dối vì lợi ích cá nhân. Ví dụ người kinh doanh thì nâng cao giá trị của món hàng. Học sinh nói dối thầy cô để trốn học… Trong một ngày ta đếm không hết hàng tỉ những lời nói dối của con người. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng, thành những công cụ để kiếm ăn.
Vậy những thế hệ tương lai của đất nước nên làm gì để khắc phục những lời nói dối ấy. Trước hết hãy sống thật với chính mình, đừng đi trái với lương tâm để rồi lòng mình trở nên hèn mọn. Mỗi người hãy rèn luyện cho mình đức tính trung thực để không bị sa ngã, không hạ thấp giá trị của lời nói khiến chúng mất trọng lượng. Hãy cảnh tỉnh những kẻ gian dối, cho họ biết lời nói của họ nguy hiểm nhường nào.
Đôi khi lời nói dối nào cũng xuất phát từ lòng tốt, nhằm giúp con người trở nên mạnh mẽ, hướng đến ánh sáng và làm những điều có ích hơn. Tuy vậy, ranh giới của chúng thật mong manh, mỗi con người nên tự chủ trước những lời nói dối ấy.
Như vậy, nói dối có tác hại rất lớn đối với con người. Chúng ta có thể đạt được mục đích hiện tại nhưng lại để lại những hậu quả, những vết sẹo lớn mãi về sau. Các bạn, đừng nói dối và hãy sống chân thành.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân – Mẫu 5
Nói dối là lời nói không đúng sự thật. Những lời nói dối dù là vô tình hay cố ý đều gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà nhất là chính bản thân người nói dối, về nhân cách, uy tín làm cho người khác không còn tin mình nữa.
Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng và làm xấu đi các mối quan hệ. Nhân cách của người nói dối trong mắt người khác cũng trở nên méo mó. Những lời nói dối ban đầu có thể đánh lừa người khác nhưng cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ hé lộ, đến lúc ấy chẳng những lời nói dối của bạn mà toàn bộ con người bạn cũng sẽ bị nghi ngờ. Những ai nói dối thường xuyên thì xem như là một tật xấu mà họ đang nắm giữ, niềm tin mà người khác dành cho bạn đã không còn nguyên vẹn như ban đầu.
Khác với những lời nói dối vô hại, có những người nói dối để đánh lừa người khác, nhằm đạt mục đích của mình. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người nói dối phải sống trong chính những câu chuyện mà họ đặt ra và điều quan trọng hơn là bản thân người nói dối sẽ không còn được thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà khiến cho đạo đức của bản thân ngày càng đi xuống.
Trong một ngày người ta đếm không hết những lời nói từ bản thân trên thế giới này cả. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng thành công cụ để kiếm ăn, họ có thể đánh đổi tất cả để được lời nói dối. Cũng như câu ông bà ta thường hay nói, người nói dối như nước rửa chân không thể dùng uống được. Những lời nói không chỉ hại người khác mà còn hại cho chính bản thân mình.
Nói dối bao giờ cũng là điều không nên làm, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nói dối không hẳn là xấu hoàn toàn. Ví dụ như một bác sĩ nói dối sự thật về bệnh án cho bệnh nhân biết nhằm giúp họ sống lạc quan, yêu đời hơn. Những lời nói dối như vậy có thể dễ dàng thông cảm được.
Việc nói dối trong đa số trường hợp đều không tốt với mục đích nào đó để đánh lừa người quen, mặc dù đôi khi lời nói dối cũng tốt kể cả cho người nói và người nghe nhưng đa số trường hợp sẽ khiến bản thân người nói dối mang cảm giác, tâm lý nặng trĩu khi luôn phải nghĩ mình nói dối sao để ứng phó lại làm cho tâm hồn không được nhẹ nhàng thoải mái. Chính vì điều ấy, bản thân bạn tuyệt đối không nói dối nhé cho dù lời nói thẳng sẽ khó nghe, làm người nghe khó chịu nhưng thà mất lòng trước còn hơn được lòng sau.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân – Mẫu 6
Cuộc đời mỗi chúng ta là một hành trình rộng lớn. Trong hành trình ấy, con người không thể sống cô độc mà phải hòa mình vào xã hội. Một trong những sức mạnh gắn kết con người với con người chính là sự chân thành, trung thực. Còn lời nói dối sẽ chỉ đem lại những nguy hại.
Nói dối là nói sai sự thật, cố ý làm người khác hiểu lầm. Nói dối là hành động không trung thực, là căn bệnh của nhiều phần tử trong xã hội ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể nói dối.
“Giấy không thể gói được lửa”, nói dối lần đầu có thể trót lọt, không ai phát hiện ra nhưng có lần thứ nhất sẽ có những lần sau. Dần dần nó sẽ hình thành thói quen xấu. Và khi mọi người phát hiện được sự thật, niềm tin của họ ngay lập tức suy giảm và nếu bạn vẫn tiếp tục nói dối, niềm tin ấy sẽ biến mất. Ngược lại, mỗi lần bạn nói gì đó, bạn sẽ nhận lại thái độ nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng từ người nghe.
Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Thậm chí nó còn khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nhiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.
Cả thế giới đã từng phải ngỡ ngàng trước một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa của một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân cũng do lời nói dối. Giáo sư Hwang Woo Suk (Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc) nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu nhân bản người. Đặc biệt là nghiên cứu về tế bào mầm. Nhưng sau đó, qua các cuộc điều tra, người ta phát hiện ra các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông nhận rất nhiều tiền từ nhà nước, mọi người đã tin ông, nhưng chỉ đưa ra kết quả giả. Hậu quả là ông bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự và phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Như vậy, không có lời nói dối nào hoàn hảo đến mức tuyệt đối, cũng không có sự dối trá nào mãi mãi không bị phát hiện.
Bên cạnh đó, có những lời nói dối mang đến mục đích tốt đẹp, như lời nói dối của bác sĩ với bệnh nhân nan y để họ yên tâm, lạc quan hơn vào sự sống còn lại. Lời nói dối ấy phải vì mọi người, vì nhân văn mới thực sự có ý nghĩa. Mối quan hệ giữa người với người cần có niềm tin và sự chân thành. Mỗi cá nhân cần nhận thức tác hại của lời nói dối để từ đó biết giữ và rèn cho mình tính trung thực, chính trực. Tạo dựng được niềm tin nơi mọi người là một yếu tố cần thiết và quan trọng để chúng ta hòa mình vào cuộc sống, hoàn thiện và phát triển bản thân, đồng thời cùng chung tay góp phần đưa xã hội đi lên.
“Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Cuộc sống là của tất cả chúng ta nên ai cũng có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nó. Đừng nói dối để nhận lại hậu quả khôn lường cho chính mình. Con đường thành công sẽ không xuất hiện cho những người sống mà dùng lời nói dối để đối đãi mọi người xung quanh.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân – Mẫu 7
Trung thực, thật thà luôn là đức tính vô cùng đáng quý của mỗi người trong cuộc sống. Tuy nhiên, có nhiều khi chúng ta đã gặp phải những lời nói dối. Đa phần những lời dối trá đó đều mang hại và hoàn toàn sai trái, và thật đúng khi nói rằng: “Nói dối có hại cho bản thân”.
Nói dối là nói những lời không chân thật, sai lệch với sự thật đôi khi trái hẳn với thực tế một cách vô tình hoặc cố ý. Trong thực tế, ta đã gặp nhiều trường hợp con người nói dối có chủ đích, đó là lời bác sĩ nói dối bệnh nhân ung thư về bệnh tình của anh ta, rằng bệnh của anh không đáng lo ngại và anh hãy lạc quan lên, sắp được ra viện rồi… Ở đây, lời nói dối nhằm mục đích giúp người bệnh có tâm lý thoải mái hơn khi chữa bệnh, không căng thẳng, tránh ảnh hưởng đến việc điều trị. Lại có những lời nói dối thể hiện tình yêu thương và sự vị tha, đó là lời của người mẹ nghèo dù rất đói nhưng vẫn cố gắng chịu đựng mỉm cười nói với những đứa con: “Mẹ ăn no rồi” để nhường cho con phần cơm còn lại. Những lời nói dối này không nhằm mục đích xấu mà xuất phát từ mục đích tốt đẹp, từ tình yêu thương của người nói.
Trái lại, cũng có nhiều lời nói dối nhằm mục đích không tốt. Một cậu bé nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi; học sinh vì mải chơi chưa làm bài tập hay học bài cũ, liền nói dối bị quên vở; một cô bé xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim… Trong những trường hợp này, người nói dối nhằm mục đích che đậy tội lỗi và đều mang ý xấu. Bên cạnh đó, có những lời nói dối còn trắng trợn và đáng sợ hơn nhằm đổi trắng thay đen, nhằm hãm hại và đẩy người khác vào bước đường cùng. Việc nói dối nhiều lần sẽ thành thói xấu khó bỏ, khiến con người thản nhiên cho qua, lâu dần sẽ trở thành “căn bệnh” khó chữa và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có hại cho bản thân và ảnh hưởng xấu đến người khác.
Nói dối để che giấu những điều sai trái, lỗi lầm có thể giúp con người thoát khỏi những tình huống bất lợi ngay tức thời. Nhưng về lâu dài sẽ trở thành thói xấu, mang hại cho bản thân người nói dối. Người xưa có câu “Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra” ý chỉ dù có che đậy kỹ càng bằng những lời nói dối hoàn hảo đến đâu, sẽ có một ngày sự thật sẽ được phơi bày. Và khi đó người nói dối sẽ là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh. Khi họ gặp khó khăn nào trong cuộc sống, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác. Dần dần, bạn sẽ bị tách biệt, bị cô lập khỏi thế giới và thật bất hạnh cho những người nào gặp phải trường hợp như vậy. Không chỉ có vậy, một khi ta đã làm sai chuyện gì, ta vẫn không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm, tâm lý sẽ luôn hoảng loạn và không yên ổn. Liệu chúng ta có thể yên tâm sống một cuộc sống lúc nào cũng trong trạng thái nơm nớp lo sợ hay không?
Đối với những lời nói dối mang tính chất trêu chọc, nhằm thỏa mãn thú vui nào đó của bản thân mình cũng thật sự nguy hiểm. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ câu chuyện “Cậu bé chăn cừu”, cậu bé đột nhiên nảy ra ý muốn trêu chọc các bác nông dân nên hai lần nói dối có sói đến ăn cừu của mình khiến cho mọi người đang bận rộn làm các công việc của mình vội vàng chạy đến giúp cậu đuổi sói. Chứng kiến cảnh các bác nông dân như vậy, cậu ta thích chí ôm bụng cười. Hết lần này đến lần khác đều như vậy, đến cuối cùng khi sói đến thật, thì dù cậu bé có gào khản cổ vẫn chẳng có một ai tin và đến cứu vì họ đã mất niềm tin ở cậu. Và hậu quả là sói đã ăn thịt hết đàn cừu của cậu. Từ đó trở đi, cậu bé không bao giờ được mọi người tin tưởng nữa. Qua câu chuyện này, người xưa muốn khuyên răn con người không được nói dối.
Hầu hết, những lời nói dối đều mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Những lời nói dối có hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Nếu vậy, chúng ta cần làm gì để bản thân không nói dối? Mỗi người cần tự mình nhận thức rõ ràng về tác hại của việc nói dối cũng như hậu quả xấu mà nó mang lại. Bên cạnh đó, rèn luyện cho mình đức tính trung thực, ngay thẳng, thật thà, không nói sai sự thật. Đặc biệt là không được dựng chuyện, bịa chuyện để nói xấu hay bôi nhọ người khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng cần sáng suốt, biết cân nhắc để nói năng hay ứng xử cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng trường hợp để có những ứng xử linh hoạt.
“Một lần bất tín, vạn lần bất tin” – Lời nói dối sẽ ảnh hưởng không tốt đến mỗi người. Mỗi người hãy tự nhắc nhở mình về điều đó để sống thật tốt.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân – Mẫu 8
Trong đời, ai cũng có một lần nói dối. Và mỗi người đều hiểu được rằng nói dối có hại. Nhưng vì sợ hãi, họ đã trốn tránh sự thật, trốn tránh trách nhiệm của những việc mà mình đã làm.
Nói dối là nói sai, nói không đúng sự thật. Nói dối là một hành vi thể hiện sự dối trá. Nhiều người quan niệm, nói dối chỉ xấu khi nó bị phát hiện. Đây là một suy nghĩ rất sai, cần phải thay đổi. Cho dù vì một mục đích gì đi chăng nữa, nói dối vẫn rất có hại cho bản thân và cho mọi người xung quanh.
Nói dối khi đã trở thành một thói quen sẽ vô cùng nguy hiểm. Thói quen này bắt nguồn từ việc nói dối những điều rất nhỏ trong cuộc sống. Bạn nói dối những việc rất nhỏ vì không muốn ai biết, không muốn phải xấu hổ nhưng bạn đâu biết rằng, đằng sau nó là một lỗi lầm, một vũng bùn mà bạn có thể giẫm phải. Có những lúc, bạn biết lời nói dối của mình sẽ bị phát hiện nhưng bạn vẫn nói dối vì nếu may mắn, sẽ không ai biết được điều đó. “Đâm lao thì phải theo lao”, và từ những ý nghĩ, hành động như thế, tật nói dối lớn lên, trở thành thói quen xấu. Nói dối sẽ khiến bạn suốt ngày lo sợ việc bại lộ, bạn sẽ mất ăn mất ngủ. Và khi đó, nhân cách của bạn cũng bị mất đi. Đặc biệt là lòng tin của mọi người đối với bạn sẽ biến mất.
Quả là nói dối có hại cho bản thân. Hãy luôn ghi nhớ điều đó để trở thành những con người tốt đẹp, được mọi người xung quanh tin tưởng và yêu thương.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân – Mẫu 9
Có câu nói thế này: “Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá”. Lời nói dối gây ra những nguy hại to lớn cho con người.
Nói dối là nói sai sự thật, cố ý làm người khác hiểu lầm sự thật. Đó là hành động không trung thực, là căn bệnh của nhiều phần tử trong xã hội ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể nói dối.
Khi một người nói dối là họ đang đi ngược lại với chính bản thân mình. Họ là người hiểu rõ nhất sự thật của vấn đề và họ đang cố che giấu nó. Điều này sẽ khiến cho họ phải sống trong sự day dứt, hoang mang rằng đến một ngày nào đó sự thật sẽ bại lộ. Một đứa trẻ khi bị điểm kém sẽ không dám nói với bố mẹ của chúng, cũng không dám kể với bạn bè bởi sợ bị chê cười. Điều đó sẽ khiến nó không thể biết được mình đang hổng kiến thức ở đâu, làm sao để khắc phục và tình trạng có thể sẽ ngày càng tệ hơn. Tệ hơn, nói dối có thể khiến cho đạo đức cá nhân đi xuống. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình. Dần dần điều đó sẽ hình thành trong mỗi học sinh một thói quen xấu. Chúng sẽ luôn nghĩ ra một lý do nào đó để ngụy biện cho việc không học bài củ mình. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.
Không có lời nói dối nào hoàn hảo đến mức tuyệt đối, cũng không có sự dối trá nào mãi mãi không bị phát hiện. Ở một góc độ nào đó, có những lời nói dối sẽ mang đến mục đích tốt đẹp như lời nói dối của bác sĩ với bệnh nhân nan y để họ lạc quan vượt qua căn bệnh của mình… Nhưng hầu hết nói dối đều không đem lại kết quả tốt cho bản thân. Nhiều người nói dối như một thói quen, nói dối trở thành ngụy biện cho những việc là không tốt của họ. Quan trọng hơn cả, mối quan hệ giữa người với người cần có niềm tin và sự chân thành. Vì vậy, mỗi cá nhân cần phải ý thức được tác hại của lời nói dối để tự rèn cho mình tính trung thực. Tạo dựng được niềm tin với mọi người là yếu tố quan trọng để chúng ta hòa mình vào cuộc sống, hoàn thiện và phát triển bản thân.
Hãy luôn nhớ rằng con đường thành công sẽ không sẽ không xuất hiện cho những người sống mà dùng lời nói dối để đối đãi mọi người xung quanh.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân – Mẫu 10
Có ai đó đã từng nói rằng: “Lời nói dối không có chân, nhưng tai tiếng thì có cánh”. Quả thật, lời nói dối đã gây ra những tác hại vô cùng to lớn đến con người.
Đầu tiên, cần phải hiểu được rằng nói dối là nói sai sự thật. Con người nói đối thường nhằm mục đích che đậy một điều gì đó để bảo vệ lợi ích cá nhân. Những lời nói dối đa phần đều xuất phát từ mục đích không tốt đẹp. Nó sẽ gây ảnh hướng đến những người xung quanh, cũng như chính bản thân người nói dối.
Chắc chắn, trong cuộc sống, mỗi người đều từng một lần nói dối. Nhưng nếu nhiều lần tái phạm sẽ tạo thành một thói quen không tốt. Lời nói dối một đôi lần có thể trở nên vô hại, song nhiều lần như thế sẽ trở thành một căn bệnh gây nguy hiểm khó lường.
Không có lời nói dối nào mà không bị phát hiện. Một lời nói dối đôi khi sẽ khiến chúng ta vĩnh viễn đánh mất niềm tin nơi người khác. Có đôi khi, những lời nói dối còn gây hại cho người khác.
Chính vì vậy, chúng ta luyện tập cho mình được những thói quen tốt. Cần cố gắng khắc phục điểm yếu của mình, biết đối mặt và tôn trọng sự thật để rút ra những bài học quý giá.
Nói dối có hại cho bản thân – đó là một lời khuyên quý giá cho tất cả mọi người. Hãy sống thật với mình, với người và với đời. Đừng để con rắn gian dối len lỏi vào tâm hồn chúng ta, chúng ngày ngày sẽ gặm nhấm nhân cách con người, đẩy chúng ta tách biệt riêng với đồng loại.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân – Mẫu 11
Albert Camus đã từng nói: “Sự thật, giống như ánh sáng, làm người ta chói mắt. Sự giả dối thì ngược lại, là ánh chiều hôm tươi đẹp bao trùm lên mọi vật”. Câu nói trên đã gợi cho người đọc những suy tư về tác hại của lời nói dối.
“Nói dối” là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn – thường là không chính đáng. Có hai khía cạnh của nói dối: lời nói dối với mục đích xấu và lời nói dối với mục đích tốt. Những lời nói dối với mục đích xấu xa thường mang tính vụ lợi cho bản thân người nói. Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhân vật Bá Kiến đã dùng những lời nói dối trá để đối phó Chí Phèo – lúc này vừa mới ở tù ra. Bá Kiến giở giọng đường mật, nhận chí là họ hàng. Trách mắng Lý Cường – con trai của mình trước mặt Chí với mục đích vỗ về hắn. Sau đó, còn sai người giết gà, mua rượu thiết đãi và cho thêm đồng bạc để Chí về uống rượu. Chỉ như vậy, Bá Kiến đã thành công mua chuộc Chí thành tay sai cho mình.
Nhưng không phải lời nói dối nào cũng bất hảo. Đôi khi, lời nói dối lại xuất phát từ một tấm lòng yêu thương che chở. Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” vì thương con, và để con cảm nhận được tình yêu của cha dành cho con, Vũ Nương đã lấy cái bóng của mình để chỉ cho con trai đây là cha nó. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nhiều vị bác sĩ tuyến đầu đã phải rời xa gia đình trong suốt nhiều tháng. Khi trò chuyện với những đứa con của mình, họ luôn nghe được những câu hỏi như: “Bao giờ bố/mẹ về?”. Và không ít lần, họ đã trả lời rằng “Hết dịch bố/mẹ sẽ về” mà trong lòng không biết bao giờ dịch bệnh sẽ được đẩy lùi. Thì ra, đôi khi, những lời nói dối cũng đem đến hạnh phúc cho người khác. Nhưng chỉ khi lời nói ấy được xuất phát từ một trái tim yêu thương chân thành.
Trong cuộc sống hiện đại, dường như nói dối đã trở thành một căn bệnh phổ biến. Những đứa trẻ nói dối cha mẹ để đi chơi game. Học trò nói dối thầy cô để trốn tiết. Chồng nói dối vợ để đi nhậu với bạn bè… Đó đều là những lời nói dối đem đến những hậu quả xấu. Những lời nói dối sẽ khiến cho những người xung quanh không còn tin tưởng vào chúng ta. Mỗi người cần nhận thức được rằng: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”.
Đối với một học sinh như tôi, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của sự thật và tác hại của thói giả dối. Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng trung thực trong những việc làm nhỏ nhất. Để tương lai có thể trở thành một người có ích đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân – Mẫu 12
Benjamin Franklin – một chính trị gia người Mỹ đã từng khẳng định: “Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”. Có thể khẳng định rằng, nói dối đã để lại nhiều tác hại vô cùng to lớn.
Trước hết, nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn, thường không tốt đẹp, chính đáng. Việc nói dối khiến sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một người nói dối sẽ mất đi niềm tin của mọi người xung quanh. Bởi vậy mới có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Lòng tin vốn đã là thứ khó để xây dựng. Một lần nói dối có thể nhận được sự tha thứ. Nhưng hết lần này đến lần khác nói dối, lòng tin sẽ hoàn toàn bị đánh mất.
Không chỉ vậy, việc nói dối còn khiến cho đạo đức cá nhân đi xuống. Hết lần này đến lần khác, chúng ta dùng lời nói dối để lấp liếm đi những hành vi sai trái thì lâu dần sẽ trở thành một thói quen xấu. Những đứa trẻ nói dối cha mẹ để đi chơi game. Học trò nói dối thầy cô để trốn tiết. Bạn bè nói dối để lợi dụng tiền bạc, của cải… Chắc hẳn chúng ta không quên được truyện cổ tích Thạch Sanh. Lý Thông năm lần bảy lượt nói dối, lợi dụng và hãm hại Thạch Sanh. Từ việc nhờ Thạch Sanh đi trông miếu, chằn tinh là con vật nuôi của nhà vua đến việc bắt đại bàng cứu công chúa. Để rồi đến cuối cùng, Lý Thông đã bị trừng phạt thích đáng, còn Thạch Sanh thì lấy công chúa và được vua truyền ngôi cho.
Có đôi khi, lời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một đất nước. Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân. Bởi vậy, một xã hội văn minh thì con người cần phải trung thực, ngay thẳng.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều lời nói dối với mục đích tốt đẹp, xuất phát từ tình yêu thương. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng không ai thích bị lừa dối. Bởi vậy, con người cần tránh xa những lời nói dối, đặc biệt là học sinh.
Qua chứng minh, nói dối quả thật có hại với con người. Chúng ta hãy sống thật thà, ngay thẳng để trở thành một người tốt đẹp.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân (Dàn ý + 12 mẫu) Những bài văn hay lớp 7 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.