Nghị luận về tôn trọng người khác mang đến 11 bài văn mẫu siêu hay đạt điểm cao của các bạn học sinh giỏi. Thông qua tài liệu này giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kỹ năng viết văn ngày một hay hơn.
Tôn trọng người khác có ý nghĩa rất quan trọng, ý nghĩa đó mang đến lợi ích cho cả bản thân chúng ta, người khác và cả xã hội. Khi bạn dành sự tôn trọng nhất định cho người khác thì bạn sẽ nhận được sự tôn trọng tương ứng. Vậy dưới đây là 11 bài văn nghị luận về tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn mẫu nghị luận về nhân cách và phẩm giá của con người.
Nghị luận về tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình
- Dàn ý nghị luận về ý thức tôn trọng người khác
- Nghị luận tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình
- Nghị luận về ý thức tôn trọng người khác
Dàn ý nghị luận về ý thức tôn trọng người khác
I. Mở bài:
– Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Đưa ra một câu nói hay một câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề tôn trọng người khác.
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói trên nhằm khuyên bảo con người phải biết tôn trọng người khác.
II. Thân bài:
1. Giải thích vấn đề:
– Tôn trọng người khác là: sự hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp, yêu thương mọi người.
– Tôn trọng mọi người xung quanh: không phân biệt địa vị giàu sang hay màu da dân tộc.
=> Điều đó thể hiện một lối sống văn minh của con người hiện đại.
2. Nguyên nhân phải biết tôn trọng người khác:
– Đầu tiên, nếu biết tôn trọng người khác thì bản thân cũng nhận lại được sự tôn trọng của họ.
– Tôn trọng người khác thể hiện chúng ta là người có văn hóa, có lòng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn.
– Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống.
– Những người biết tôn trọng người khác luôn được mọi người tin tưởng và yêu quý.
3. Biểu hiện
* Biết tôn trọng người khác:
– Trong thái độ, lời nói
- Tỏ ra tôn trọng mọi người xung quanh: không phân biệt độ tuổi, trình độ hay giàu nghèo. Mỗi người trong xã hội đều đáng được tôn trọng.
- Lời nói luôn giữ đúng chuẩn mực: lễ phép chào hỏi những người lớn tuổi, nói chuyện nhẹ nhàng lịch sử nơi công cộng…
* Trong cử chỉ, hành động:
- Cư xử đúng phép tắc, theo quy định chung: xếp hàng khi thanh toán hay mua đồ, nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai, vứt rác đúng nơi quy định…
- Chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người, tích cực tham gia các hoạt động chung…
* Không biết tôn trọng: Con cái đánh đập, chửi bới cha mẹ; Chồng đánh đập vợ; Đồng nghiệp nói xấu nhau…
4. Mở rộng:
– Đặc biệt, với học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải có ý thức tôn trọng người khác.
- Với gia đình: chào hỏi bố mẹ trước và sau khi đi học, nói chuyện với người lớn trong gia đình thưa hỏi lễ phép không được cãi lại, với các em nhỏ thì đối xử nhẹ nhàng không nên đánh mắng…
- Với nhà trường: lễ phép với thầy cô, giúp đỡ bạn bè trong học tập, không coi thường hoàn cảnh gia đình bạn…
– Tuy nhiên, có một số học sinh vẫn chưa có ý thức tôn trọng mọi người xung quanh: nói xấu thầy cô, cãi lại bố mẹ, nói tục chửi bậy…
III. Kết bài
– Ý thức tôn trọng người khác có được phần lớn dựa vào sự giáo dục của gia đình nhà trường và xã hội.
– Mỗi người cũng cần tự ý thức phải tôn trọng người khác.
Nghị luận tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình
Bài làm mẫu 1
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những giá trị riêng của bản thân. Thế nên, việc tôn trọng người khác là điều vô cùng quan trọng. Chỉ khi chúng ta tôn trọng người khác thì chúng ta mới khiến người khác tôn trọng mình.
Tôn trọng là một thái độ vô cùng đáng quý. Để thể hiện tấm lòng tôn trọng, con người thường đưa ra đánh giá, nhận xét đúng mực với người khác. Những lời khen, sự coi trọng về phẩm giá, danh dự cũng là cách bày tỏ thiện ý của bản thân. Đó sẽ là sợi dây kết nối người với người, giúp xã hội trở nên văn minh và tốt đẹp hơn.
Mỗi con người được sinh ra trên thế giới này đều là một cá thể độc lập, riêng biệt, mang những nét đặc trưng không thể trộn lẫn. Việc tôn trọng người khác chính là chấp nhận sự khác biệt. Nó biến lời chỉ trích, trách móc thành sự chỉ bảo, góp ý, mang đến cho đối phương vô vàn điều tích cực. Khi cảm nhận được sự tôn trọng, họ cảm thấy tự tin hơn, đồng thời cũng sẽ dành sự yêu quý ngược lại cho chúng ta.
Để có thể bồi dưỡng, rèn luyện thái độ tôn trọng người khác, chúng ta cần cố gắng rất nhiều. Khi gặp ai đó, chúng ta cần có thái độ, cách hành xử đúng mực như chào hỏi, lễ phép với người lớn, biết cảm ơn khi nhận được sự trợ giúp, không chen ngang lúc người khác đang nói,… Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được những điều tưởng như nhỏ bé đó. Nó là cả một quá trình học tập và rèn luyện không ngừng nghỉ để hoàn thiện bản thân. Bên cạnh việc tôn trọng người khác, ta cũng không được quên học cả cách tôn trọng và yêu thương chính mình. Chỉ như vậy, ta mới có thể dần hoàn thiện bản thân và dành được sự yêu mến của mọi người.
Tóm lại, dành sự tôn trọng cho người khác cũng chính là tôn trọng bản thân, là cách để nâng cao giá trị của mình lên. Điều này càng đặc biệt quan trọng và cần thiết hơn nữa trong xã hội hiện đại. Bởi việc tôn trọng người khác không chỉ thể hiện trình độ nhận thức, văn hóa của chính mình mà còn góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Bài làm mẫu 2
Trong cuộc sống, mỗi con người có một tính cách, một cá tính khác nhau. Tất cả làm nên một thế giới nhiều màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng. Từ việc mỗi người một phong cách dẫn đến quan điểm của chúng ta cũng có sự khác biệt, chính vì thế, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.
Quan điểm là những tư duy, suy nghĩ của con người dẫn đến hành động bộc lộ ra bên ngoài. Việc chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Bên cạnh việc lắng nghe, tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta cũng nên biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của họ làm bài học cho chính bản thân mình.
Việc tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác cũng mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa, lợi ích quan trọng. Khi lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ và khi tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta sẽ được họ tôn trọng lại. Việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai. Lại có những người khi không đồng tình với quan điểm của người khác thì tìm cách vùi dập, hạ bệ họ… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống và trở thành con người có ích, tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình để góp phần khiến cho cuộc sống này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Bài làm mẫu 3
Những gì mình không muốn người khác làm đối với mình thì đừng làm điều ấy với người khác. Khi con người sống biết tôn trọng thì mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp, ý nghĩa hơn. Bởi vậy, tôn trọng người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.
Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Coi trọng người khác còn là kính trọng, quý mến, hòa hợp với người khác trong cuộc sống.
Được người khác tôn trọng và tôn trọng người khác là quyền hạn và trách nhiệm của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai cũng có nhu cầu muốn được mọi người tôn trọng. Được tôn trọng con người mới thấy mình hữu ích, cuộc sống có ý nghĩa và hăng say, tin tưởng làm việc. Được mọi người tôn trọng làm tăng lên nghị lực sống ở chính mình.
Có tôn trọng người, thì người mới tôn trọng mình. Mỗi người đều có lý do và giá trị để tồn tại. Ngay dù là người hèn kém nhất cũng muốn được người khác tôn trọng. Vì thế chúng ta muốn được người khác tôn trọng thì cần phải biết tôn trọng người khác trước.
Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. Biết tôn trọng người khác cũng có nghĩa là biết bắc cầu nối trái tim với trái tim. Tôn trọng nhưng người ở xung quanh bạn giúp ta có thêm nhiều tình hữu nghị và đem lại cho bạn nhiều cơ may thành công. Đừng bao giờ xem thường hay cười chê chỉ vì họ nghèo khó hay xấu xí. Hãy để lòng tôn trọng trở thành chiếc cầu nối tình hữu nghị và mở hướng đến thành công.
Sống biết tôn trọng người khác là một lối sống tốt đẹp, cao quý. Sống biết tôn trọng người khác làm cho cuộc sống chúng ta hiền hòa, đầy ắp yêu thương hạnh phúc. Người biết tôn trọng người khác luôn được người khác yêu quý, tin tưởng và giúp đỡ. Học sinh rất cần phải hình thành và bồi dưỡng ý thức tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc. Bởi học sinh là lớp người nhỏ tuổi trong xã hội. Người nhỏ tuổi phải biết sống khiêm nhường để học hỏi, biết tôn trọng để kính yêu người khác.
Là học sinh không được nặng lời xúc phạm bạn bè, thầy cô. Phải biết yêu mến bạn bè, kính trọng thầy cô. Từ ý thức tôn trọng những gì có ở xung quanh tiến đến tôn trọng mọi người trong xã hội. Không phân biệt đối xử với một ai. Hãy dành lòng tôn trọng cho tất cả. Bởi họ đã đến với thế giới này với thân phận là con người. Có thể họ không bằng mình, không như mình mong muốn, họ khổ đau hay nghèo khó cũng cần phải tôn trọng họ. Không vì sự khác biệt hoặc hơn kém mà ta có thái độ thiếu tôn trọng, không lịch sự tế nhị với họ.
Không chỉ ở thái độ tôn trọng mà cần thể hiện cử chỉ, hành động và lời nói tôn trọng người khác. Khi giao tiếp với người khác phải nhỏ nhẹ, nhiệt tình, không tranh lời hay cắt lời của người khác. Luôn chân thành lắng nghe ý kiến của mọi người. Không công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình. Không bắt nạt người yêu hơn mình.
Tôn trọng người khác không nên vút rác ở nơi công cộng. Tôn trọng không gian sống chung nghĩa là tôn trọng mọi người. Không đổ lỗi cho người khác khi xảy ra sự cố hay thất bại trong công việc. Biết nhận lất lỗi lầm của mình và khắc phục thiệt hại. Sống tin tưởng vào người khác.
Biết tôn trọng người khác, tôn trọng nhân cách của người khác, tức không ép buộc người khác phải làm theo ý của mình.
Phê phán những người sống không có ý thức tôn trọng người khác: Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có ý thức tôn trọng người khác. Họ thường tỏ thái độ khinh thường, thô lỗ với người khác. Thậm chí là bắt nạt, đe dọa hay xúc phạm nhân phẩm của người khác. Đối với người lớn, họ thường vô lễ, bất kính. Trong công việc họ thường nhận lấy việc nhẹ nhàng, trốn tránh trách nhiệm. Họ hay ganh ghét và hơn thua với người khác và nhận lấy lội ích phần nhiều về mình. Bởi thế, họ thường bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách.
Muốn trở thành người tốt đẹp trước hết sống phải có lòng tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác nghĩa là tôn trọng chính mình.
Mỗi xã hội đều có những quy định và nguyên tắc chung để đảm bảo quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích của mỗi cá nhân trong cộng đồng và cả xã hội. Bên canh các điều luật được quy định cụ thể trong hiến pháp, mỗi cộng đồng còn có những quy ước, quy định được nhiều người chấp nhận và làm theo.
Bài làm mẫu 4
Mạnh Tử có câu “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình: ”. Câu nói của Mạnh Tử đã nêu nên cách ứng xử của con người trong xã hội: mỗi người cần tôn trọng người khác.
Trước tiên phải hiểu tôn trọng người khác là sự hành xử đúng mực, biết coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp, yêu thương mọi người xung quanh. Sống tôn trọng người khác là đối xử một cách công bằng, không phân biệt địa vị giàu sang hay màu da dân tộc. Cách sống này thể hiện bạn là một con người hiện đại và văn minh. Khi biết tôn trọng mọi người thì bản thân cũng nhận lại được sự tôn trọng của họ. Điều đó thể hiện chúng ta là người có văn hóa, có lòng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn. Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống. Và những người biết tôn trọng người khác sẽ luôn khiến cho mọi người tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Họ sẽ yêu quý và cảm thông cho bạn nhiều hơn, giống như bạn đã làm với họ.
Vậy cần làm gì để có thể trở thành một người biết tôn trọng người khác? Người biết tôn trọng sẽ thể hiện ra trong thái độ và lời nói. Họ luôn cư xử với mọi người một cách bình đẳng dù người ấy là ai, đang làm nghề nghiệp gì, đến từ đất nước nào, mang màu da gì? Mọi người đều bình đẳng và đáng được tôn trọng. Tôn trọng người khác với lời nói là luôn giữ đúng chuẩn mực khi lễ phép chào hỏi khi gặp người lớn tuổi, nói chuyện nhẹ nhàng lịch sử nơi công cộng, không cáu gắt quát mắng người khác mà nhẹ nhàng giảng giải, chia sẻ. Không chỉ vậy, hành động của họ cũng sẽ tỏ ra mình là người biết tôn trọng người khác. Cư xử đúng phép tắc cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng. Ví dụ khi ở những nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng nếu có quá nhiều người cần thanh toán, chúng ta phải xếp hàng. Khi tham gia phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, chúng ta cần nhường ghế trên xe cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Không hút thuốc tại nơi công cộng cũng là thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh… Trái ngược với những hành vi trên, cũng có không ít người tỏ ra thiếu tôn trọng mọi người. Người giàu sang có địa vị trong xã hội lại tỏ ra coi thường người công nhân bình thường. Những đứa con khi lớn lên không làm tròn trách nhiệm báo hiếu cha mẹ, lại nhẫn tâm chửi mắng đánh đập đấng sinh thành. Một số người dân thiếu ý thức luôn tìm cách lách luật (đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, không đóng thuế, quan chức nhà nước lại tham nhũng…)
Đối với mỗi học sinh như chúng tôi, là thế hệ tương lai của đất nước thì ý thức tôn trọng mọi người đến từ những điều rất nhỏ. Sự tôn trọng với những người thân trong gia đình như ông bà cha mẹ là những lời lễ phép chào hỏi lịch sử trước và sau khi đi học về, cũng là việc tự ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân hay nhà cửa. Đặc biệt là việc cố gắng học tập chăm chỉ đạt được kết quả cao để không phụ sự vất vả của cha mẹ. Sự tôn trọng với thầy cô là những lời chào hỏi lễ phép, luôn học bài và làm bài trước khi đến lớp, trao đổi thẳng thắn ý kiến với thầy cô nhưng vẫn giữ được sự kính trọng. Sự tôn trọng với bạn bè đến từ cách xưng hô trò chuyện lịch sử, tôn trọng sở thích cá nhân hay cuộc sống riêng tư của bạn, biết cảm thông và chia sẻ với bạn bè khi bạn gặp khó khăn chứ không kì thị xa lánh. Nhưng hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh quen với lối sống ích kỉ, thiếu tôn trọng người khác. Không khó để đọc trên báo những trường hợp học sinh đánh nhau, nói tục chửi bậy ngay tại trường học – nơi dạy con người những điều hay lẽ phải. Thậm chí, khi thế giới của công nghệ tồn tại đã vô hình trở thành con dao hai lưỡi giết chết truyền thống tôn sự trọng đạo đáng tự hào. Những ngày học tập trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19 với những bài giảng trực tuyến được các thầy cô chuẩn bị một cách tâm huyết. Khi đăng lên mạng lại có những bình luận với lời lẽ thô tục dưới các video ấy. Những hành vi này của các bạn học sinh thực sự chính là lời cảnh tỉnh cho thực trạng đạo đức học sinh đang xuống cấp, ảnh hưởng đến nền giáo dục của đất nước. Chính vì vậy, tôi luôn tự nhủ phải cố gắng trau dồi đạo đức của bản thân để trở thành một người sống biết tôn trọng những người xung quanh.
Tóm lại, trong cuộc sống, mỗi con người cần biết tôn trọng mọi người xung quanh để khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Bản thân mỗi học sinh cũng cần tự ý thức sống tôn trọng để xứng đáng trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Bài làm mẫu 5
Ông cha ta có câu:
“Kính trên, nhường dưới”
Hay như:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Đó phải chăng là lời răn dạy con người phải biết sống tôn trọng người khác?
Tôn trọng mọi người xung quanh là sự hành xử đúng mực, biết coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người trong xã hội. Đồng thời phải biết sống hòa hợp và yêu thương mọi người xung quanh. Sống tôn trọng người khác là đối xử một cách công bằng với tất cả mọi người. Không phân biệt địa vị giàu sang, không phân biệt màu da sắc tộc. Cách sống như vậy sẽ thể hiện bạn là một con người văn minh. Sống tôn trọng người khác đem lại cho bạn những điều tốt đẹp. Khi biết tôn trọng mọi người thì bản thân cũng nhận lại được sự tôn trọng của họ. Chúng ta sống biết tôn trọng tức là chúng ta là người có văn hóa, có lòng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn. Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống. Và những người biết tôn trọng người khác sẽ luôn khiến cho mọi người tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ bạn. Họ sẽ yêu quý và cảm thông cho bạn nhiều hơn, giống như bạn đã làm với họ.
Biểu hiện của một con người biết tôn trọng đến từ thái độ và lời nói. Họ luôn cư xử với mọi người một cách bình đẳng dù người ấy là ai, đang làm nghề nghiệp gì, đến từ đất nước nào, mang màu da gì? Mọi người đối với họ đều bình đẳng và đáng được tôn trọng. Tôn trọng người khác với lời nói là luôn giữ đúng chuẩn mực đạo đức. Khi gặp người lớn tuổi thì chào hỏi lễ phép, khi nói chuyện ở nơi công cộng thì nhẹ nhàng lịch sử. Khi người khác mắc lỗi thì không nên cáu gắt quát mắng mà cần nhẹ nhàng giảng giải, chia sẻ. Cùng với đó, hành động của họ cũng sẽ tỏ ra mình là người biết tôn trọng người khác. Cư xử đúng phép tắc cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng người khác. Ở những nơi công cộng như siêu thị, khi có quá nhiều người muốn thanh toán, chúng ta cần xếp hàng đúng theo quy định. Khi tham gia phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, chúng ta cần nhường ghế trên xe cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Không hút thuốc tại nơi công cộng cũng đang thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh… Bên cạnh đó, cũng có những hành vi thiếu ý thức tôn trọng người khác. Một ví dụ tiêu biểu đang làm dậy sóng xã hội, trong đại dịch Covid-19, những người dân châu Á sống ở các nước phương Tây bị chửi mắng, đánh đập bởi những người da trắng. Họ cho rằng chính người châu Á đã tạo ra con vi-rút chết người này và đem chúng đi lây lan khắp nơi. Hoặc không ít lần, chủ quyền biển đảo của nước ta bị những nước lớn mạnh lăm le xâm lược. Những vấn đề này đã vượt qua lòng tôn trọng giữa con người với con người, mà trở thành sự tôn trọng giữa các quốc gia, dân tộc với nhau.
Là một học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước thì tôi luôn ý thức phải tôn trọng mọi người. Sự tôn trọng với những người thân trong gia đình như ông bà cha mẹ là những lời lễ phép chào hỏi lịch sử trước và sau khi đi học về, cũng là việc tự ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân hay nhà cửa. Đặc biệt là việc cố gắng học tập chăm chỉ đạt được kết quả cao để không phụ sự vất vả của cha mẹ. Sự tôn trọng với thầy cô là những lời chào hỏi lễ phép, luôn học bài và làm bài trước khi đến lớp, trao đổi thẳng thắn ý kiến với thầy cô nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng. Sự tôn trọng với bạn bè đến từ cách xưng hô trò chuyện lịch sử, tôn trọng sở thích cá nhân hay cuộc sống riêng tư của bạn, biết cảm thông và chia sẻ với bạn bè khi bạn gặp khó khăn chứ không kì thị xa lánh. Nhưng hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh quen với lối sống ích kỉ, thiếu tôn trọng người khác. Nhiều bạn học sinh khi thấy những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì tỏ ra coi thường, thậm chí có những lời lẽ xúc phạm rất nặng nề khiến cho những bạn ấy cảm thấy tổn thương và mặc cảm. Hay như trong mùa dịch Covid-19, do học sinh được nghỉ học dài ngày. Nhiều bạn nam thanh niên chưa đủ mười tám tuổi đã tổ chức đua xe máy, gây mất trận tự an toàn giao thông cũng như gây hại cho những người tham gia giao thông trên đường. Hành vi này thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường tính mạng của bản thân và người khác…
Ý thức tôn trọng người khác có thể được hình thành qua quá trình giáo dục. Chính vì vậy, bản thân nhà trường phải là cầu nối xây dựng cho học sinh lòng tôn trọng, từ đó là hành trang cho học sinh vững bước vào tương lai.
Bài làm mẫu 6
Chúng ta ai cũng biết một vấn đề bất kì, mỗi người sẽ có cách nhìn nhận, cảm thụ và đánh giá hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta cần tôn trọng quan điểm của người khác cũng như của chính mình.
Quan điểm là cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người, từ đó ảnh hưởng đến tư tưởng, hành động của người đó. Mỗi con người có một quan điểm, một suy nghĩ, một góc nhìn khác nhau, chính vì thế chúng ta cần tôn trọng quan điểm của người khác. Do ảnh hưởng của môi trường sống, nhận thức mà mỗi người lại mang 1 quan điểm khác nhau và có những vấn đề không phải lúc nào cũng có thể phân định rạch ròi đúng hay sai. Việc tôn trọng, lắng nghe quan điểm, ý kiến của người khác chính là một kĩ năng cần thiết để có thể có được sự thuận lợi, tốt đẹp hơn trong công việc và cuộc sống.
Những quan điểm khác nhau của con người tạo nên sự đa dạng, phong phú của cuộc sống, chúng ta không chỉ cần tôn trọng quan điểm của người khác mà cũng cần học tập những quan điểm mới lạ, hay ho của họ để làm cuộc sống của mình thêm ý nghĩa hơn. Lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ một cách chính xác nhất có thể từ đó tránh được những hiểu lầm không đáng có và cuộc sống của con người cũng trở nên văn minh, đẹp đẽ hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải phân biệt được “tôn trọng ý kiến của người khác” và “không có chính kiến bản thân” là hai điều hoàn toàn khác nhau. Trong xã hội vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai,… Những người này cần thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực của mình và cởi mở hơn trong cách tiếp nhận quan điểm của người khác.
Những quan điểm khác nhau trong xã hội góp phần giúp con người hoàn thiện hơn, có góc nhìn đa chiều hơn đối với một vấn đề của cuộc sống. Hãy có chính kiến cho bản thân cũng như tiếp thu có chọn lọc những quan điểm của người khác để tiến bộ hơn từng ngày.
Nghị luận về ý thức tôn trọng người khác
Bài làm mẫu 1
Ông cha ta có câu:
“Kim vàng, ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”
Trong cuộc sống, con người luôn phải xây dựng rất nhiều mối quan hệ xã hội. Những mối quan hệ đó phải được xây dựng dựa trên lòng tôn trọng giữa người với người thì mới có thể tồn tại bền lâu.
Thế nào là tôn trọng mọi người xung quanh? Tôn trọng mọi người xung quanh là sự hành xử đúng mực, biết coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người trong xã hội. Đồng thời phải biết sống hòa hợp và yêu thương mọi người xung quanh. Sống tôn trọng người khác là đối xử một cách công bằng với tất cả mọi người. Không phân biệt địa vị giàu sang, không phân biệt màu da sắc tộc. Cách sống như vậy sẽ thể hiện bạn là một con người văn minh. Sống tôn trọng người khác đem lại cho bạn những điều tốt đẹp. Khi biết tôn trọng mọi người thì bản thân cũng nhận lại được sự tôn trọng của họ. Chúng ta sống biết tôn trọng tức là chúng ta là người có văn hóa, có lòng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn. Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống. Và những người biết tôn trọng người khác sẽ luôn khiến cho mọi người tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ bạn. Họ sẽ yêu quý và cảm thông cho bạn nhiều hơn, giống như bạn đã làm với họ.
Biểu hiện của một con người biết tôn trọng đến từ thái độ và lời nói. Họ luôn cư xử với mọi người một cách bình đẳng dù người ấy là ai, đang làm nghề nghiệp gì, đến từ đất nước nào, mang màu da gì? Mọi người đối với họ đều bình đẳng và đáng được tôn trọng. Tôn trọng người khác với lời nói là luôn giữ đúng chuẩn mực đạo đức. Khi gặp người lớn tuổi thì chào hỏi lễ phép, khi nói chuyện ở nơi công cộng thì nhẹ nhàng lịch sử. Khi người khác mắc lỗi thì không nên cáu gắt quát mắng mà cần nhẹ nhàng giảng giải, chia sẻ. Cùng với đó, hành động của họ cũng sẽ tỏ ra mình là người biết tôn trọng người khác. Cư xử đúng phép tắc cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng người khác. Lễ phép chào hỏi khi gặp người lớn tuổi. Giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn với lòng nhiệt tình và sự chân thành chứ không vụ lợi cho bản thân. Khi ở những nơi công cộng như công viên, cơ quan nhà nước hay công ty luôn biết tôn trọng những quy định chung… Trái ngược với những hành vi trên, những hành vi thiếu tôn trọng diễn ra ngày càng nhiều trong xã hội. Trong gia đình, chỉ vì không có sự tôn trọng lẫn nhau mà những người vợ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Nỗi đau của họ phải trải qua không chỉ là về thể xác mà còn là những dư chấn về tinh thần. Trong công ty, chỉ vì lợi ích cá nhân, hoặc sự thù ghét mà đồng nghiệp có thể nói xấu, lợi dụng lẫn nhau. Không ít người giàu có tỏ ra coi thường những người nghèo khó, coi họ là một món đồ để tiêu khiển. Những hành động đó đều xuất phát từ sự thiếu tôn trọng giữa người với người.
Đối với mỗi học sinh như chúng tôi, là thế hệ tương lai của đất nước luôn phải cố gắng sống biết tôn trọng mọi người. Sự tôn trọng với những người thân trong gia đình như ông bà cha mẹ là những lời lễ phép chào hỏi lịch sử trước và sau khi đi học về, cũng là việc tự ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân hay nhà cửa. Đặc biệt là việc cố gắng học tập chăm chỉ đạt được kết quả cao để không phụ sự vất vả của cha mẹ. Sự tôn trọng với thầy cô là những lời chào hỏi lễ phép, luôn học bài và làm bài trước khi đến lớp, trao đổi thẳng thắn ý kiến với thầy cô nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng. Sự tôn trọng với bạn bè đến từ cách xưng hô trò chuyện lịch sử, tôn trọng sở thích cá nhân hay cuộc sống riêng tư của bạn, biết cảm thông và chia sẻ với bạn bè khi bạn gặp khó khăn chứ không kì thị xa lánh. Nhưng hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh quen với lối sống ích kỉ, thiếu tôn trọng người khác. Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đang diễn ra ngày càng phổ biến trong xã hội. Hay như nhiều bạn học sinh nữ đánh nhau chỉ vì sự lòng đố kỵ ghen ghét với nhau mà không tôn trọng cuộc sống cá nhân của bạn bè mình. Có nhiều bạn gia đình khá giả cho rằng mình là trung tâm vũ trụ, thường xuyên những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn…
Một xã hội có văn minh phần lớn phụ thuộc vào đạo đức và nhân phẩm của mỗi người. Nếu con người chúng ta biết tôn trọng lẫn nhau thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và tốt đẹp hơn.
Bài làm mẫu 2
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, có rất nhiều câu thể hiện lời răn dạy con người phải biết kính trọng mọi người xung quanh mình, không chỉ trong lời nói mà còn ở hành động:
“Tự trọng người lại trọng thân
Khinh đi khinh lại, như lần chôn quang”
Sự hành xử đúng mực, biết coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người trong xã hội chính là sự tôn trọng với mọi người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp và yêu thương mọi người xung quanh. Sống tôn trọng người khác là đối xử một cách công bằng với tất cả mọi người. Không phân biệt địa vị giàu sang, không phân biệt màu da sắc tộc. Cách sống như vậy sẽ thể hiện bạn là một con người văn minh. Sống tôn trọng người khác đem lại cho bạn những điều tốt đẹp. Khi biết tôn trọng mọi người thì bản thân cũng nhận lại được sự tôn trọng của họ. Chúng ta sống biết tôn trọng tức là chúng ta là người có văn hóa, có lòng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn. Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống. Và những người biết tôn trọng người khác sẽ luôn khiến cho mọi người tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ bạn. Họ sẽ yêu quý và cảm thông cho bạn nhiều hơn, giống như bạn đã làm với họ.
Nếu biết tôn trọng mọi người, họ sẽ biểu hiện ra lời nói và thái độ của họ với mọi người. Đối với ai, họ cũng cư xử một cách bình đẳng dù người ấy là ai, đang làm nghề nghiệp gì, đến từ đất nước nào, mang màu da gì? Tôn trọng người khác với lời nói là luôn giữ đúng chuẩn mực đạo đức. Khi gặp người lớn tuổi thì chào hỏi lễ phép, khi nói chuyện ở nơi công cộng thì nhẹ nhàng lịch sử. Khi người khác mắc lỗi thì không nên cáu gắt quát mắng mà cần nhẹ nhàng giảng giải, chia sẻ. Cùng với đó, hành động của họ cũng sẽ tỏ ra mình là người biết tôn trọng người khác. Cư xử đúng phép tắc cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng người khác. Đó là khi nhìn thấy người già xách đồ nặng, chúng ta chạy đến giúp đỡ. Khi tham gia giao thông, tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ như đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy xe đạp điện, đi đúng làn đường quy định, không vượt đèn đỏ. Ở những nơi công cộng thì luôn vứt rác đúng nơi quy định, nói chuyện nhẹ nhàng đủ nghe… Tuy nhiên, cũng có nhiều người vẫn chưa có được sự tôn trọng người khác. Nhiều nam thanh niên đi xe trên đường phóng nhanh, vượt ẩu khi được nhắc nhở lại lớn tiếng chửi mắng. Trong giai đoạn đất nước gồng mình chống đại dịch Covid-19, không ít những hành vi thể hiện sự thiếu tôn trọng mọi người xảy ra. Hành động trốn cách ly rồi live stream trên mạng đã thực sự khiến cộng đồng mạng phẫn nộ. Hoặc những người đi ra ngoài đường không đeo khẩu trang, khi được lực lượng công an nhắc nhở lại lớn tiếng mắng chửi hay ném đồ vào họ. Những hành vi như vậy không chỉ là thiếu tôn trọng mọi người xung quanh mà cũng đang vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng.
Là chủ nhân tương lai của đất nước thì mỗi học sinh như chúng tôi luôn ý thức được tôn trọng mọi người đến từ những điều rất nhỏ. Sự tôn trọng với những người thân trong gia đình như ông bà cha mẹ là những lời lễ phép chào hỏi lịch sử trước và sau khi đi học về, cũng là việc tự ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân hay nhà cửa. Đặc biệt là việc cố gắng học tập chăm chỉ đạt được kết quả cao để không phụ sự vất vả của cha mẹ. Sự tôn trọng với thầy cô là những lời chào hỏi lễ phép, luôn học bài và làm bài trước khi đến lớp, trao đổi thẳng thắn ý kiến với thầy cô nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng. Sự tôn trọng với bạn bè đến từ cách xưng hô trò chuyện lịch sử, tôn trọng sở thích cá nhân hay cuộc sống riêng tư của bạn, biết cảm thông và chia sẻ với bạn bè khi bạn gặp khó khăn chứ không kì thị xa lánh. Nhưng hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh quen với lối sống ích kỉ, thiếu tôn trọng người khác. Nhiều học sinh ngày nay không còn giữ được sự tôn trọng với thầy cô giáo như lời ông cha ta từng răn dạy: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Nhiều học sinh trong giờ học không chú ý nghe giảng, nói chuyện riêng hay thậm chí là trốn học. Những hành vi đó đều là sự thiếu tôn trọng với thầy cô, bạn bè và cả chính bản thân.
Đúng như lời răn dạy của ông cha ta, con người chỉ khi biết tôn trọng nhau mới có thể khiến cho xã hội ngày một phát triển hơn, đất nước mới giàu đẹp hơn. Bản thân học sinh là thế hệ tương lai của đất nước hay luôn ý thức được điều đó và rèn luyện bản thân để trở thành một người có nhân cách tốt đẹp được mọi người kính trọng và yêu mến.
Bài làm mẫu 3
Trong cuộc sống, chúng ta không nên đối xử với mọi người một cách tệ hại mà phải luôn tôn trọng người khác. Như Mạnh Tử có nói: “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”. Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác. Đồng thời nâng cao vẻ đẹp của phẩm chất cao quý này. Nhờ có sự tôn trọng mà mối quan ngày càng trở nên tươi đẹp.
Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người. Chúng ta tôn trọng mọi người ở mọi lúc, mọi nơi và kể cả trong cử chỉ, hành động và lời nói.
Sống biết tôn trọng người khác ta sẽ nhận được lại sự tôn trọng của người đó dành cho mình. Đồng thời việc làm đó sẽ giúp người khác cảm thấy vui lòng, hữu ích, hăng say trong công việc. Nhờ sự tôn trọng đó làm con người tăng nghị lực trong cuộc sống. Chúng ta cần tôn trọng tất cả mọi người xung quanh mình, không chỉ với người quen hoặc người mà bạn cho rằng có địa vị cao hơn mình.
Bạn có thể đánh giá nhân cách của người khác qua việc họ đối xử với người không đem lại lợi ích gì cho họ. Điều này chứng tỏ rằng bạn nên cư xử tử tế với những người “không cùng đẳng cấp” lẫn với những người có tiếng tăm nhất mà bạn từng biết. Và hãy luôn đối xử tử tế với những người thường không nhận được sự tôn trọng. Chẳng hạn như người vô gia cư thường bị xem thường hoặc đối xử khiếm nhã, nhưng họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và sự nhã nhặn như bất cứ ai khác.
Cư xử đúng phép tắc cũng là một trong cách bạn tôn trọng người khác. Hãy cư xử một cách đúng đắn ‘khi bạn đang ở một nơi tập thể hoặc nơi công cộng. Như khi đi mua một món đồ gì đó chúng ta cần phải biết xếp hàng để chờ đến lượt mình chứ không chen ngang, hãy luôn nói chuyện vừa đủ để bạn với bạn bè của mình để nghe và không nên nói lớn tiếng tránh gây ảnh hưởng, làm phiền cho người khác. Nếu các bạn làm được thì sẽ người đất nước ta ngày càng văn minh và phát triển.
Với tư cách là học sinh không được nặng lời xúc phạm bạn bè, thầy cô. Phải biết yêu mến bạn bè, kính trọng thầy cô. Không phân biệt đối xử với một ai mà hãy dành lòng tôn trọng cho tất cả mọi người kể cả họ không bằng mình, không như mình mong muốn, họ khổ đau hay nghèo khó cũng cần phải tôn trọng họ. Bởi vì họ cũng là con người luôn sự tôn trọng, lịch sự tế nhị với họ.
Không chỉ ở thái độ tôn trọng mà cần thể hiện trong cử chỉ, hành động và lời nói. Khi giao tiếp với người khác phải nói nhỏ nhẹ, nhiệt tình, không tranh lời hay cắt lời của người khác. Luôn chân thành lắng nghe ý kiến của mọi người. Không công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình. Không bắt nạt người yêu hơn mình.
Tôn trọng người khác thì không nên vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng. Tôn trọng không gian sống chung nghĩa là tôn trọng mọi người. Không đổ lỗi cho người khác khi xảy ra sự cố hay thất bại trong công việc. Biết nhận lấy lỗi lầm của mình và khắc phục thiệt hại. Như thế thì mới tạo được sự tin tưởng của mọi người dành cho mình và tạo ra mối chiếc cây tình hữu nghị giữa hai hay nhiều người.
Lứa tuổi học trò ngày càng mất đi văn hóa kỉ luật, không còn tôn trọng người lớn. Một số học sinh hiện nay không còn “tôn sự trọng đạo” nữa. Ngày nay, học sinh không có sự tôn trọng khi nghe giáo viên nói. Ví dụ điển hình là khi lúc giáo viên giảng bài thì học sinh lại làm lơ, không nghe giảng. Thậm chí có một số bạn ăn vụng trong lúc thầy cô đang giảng bài. Không chỉ thế, học sinh còn cãi lại giáo viên với những lời thô lỗ, hoặc tệ hơn nữa là đánh giáo viên trong trường, trong lớp.
Về vấn đề học sinh không tôn trọng giáo viên có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do giáo viên, giáo viên sử dụng quyền lực người thầy cô, người lớn tuổi của mình để áp đặt, đe nẹt học trò vào khuôn phép thay vì cảm hóa, thuyết phục. Nếu cách này thành công thì giáo viên giữ được trật tự lớp học, có được sự tuân phục nhưng không thể đạt được mục tiêu giáo dục. Nếu không thành công thì dẫn đến một số kết quả không lường tới được.
Thứ hai là do đạo đức học sinh ngày nay ngày càng suy thoái do thời buổi xã hội, gia đình đã tác động đến học sinh. Gia đình chưa thật sự quan tâm đến con em mình. Nhà trường còn chú trọng đến dạy chữ, chưa thật sự quan tâm đến dạy người, xã hội thì có quá nhiều sự tác động xấu đến học sinh…
Để giải quyết vấn đề bạo lực học đường thì nhà trường cùng với gia đình hợp tác giáo dục lại con em mình. Hãy luôn dùng những biện pháp hợp lí vừa phải, đừng dùng những biện pháp quá đàng áp thì học sinh ngày càng thêm tồi tệ mà thôi. Nhà trường mở những lớp nói về cách ứng xử trong cuộc sống. Ngoài ra các giáo viên nên hòa đồng, gần gũi với học sinh hơn. Như thế thì tình thầy-trò ngày càng thắm thiết và giúp cho việc học ngày càng dễ dàng.
Ý thức tôn trọng người khác của học sinh hiện nay có thay đổi được hay không một phần là do nên giáo dục và một phần là học sinh phải tự nhận thức. Nếu có được mối quan hệ tôn trọng này thì đất nước ta ngày càng phát triển và văn minh hơn.
Bài làm mẫu 4
Cuộc sống của chúng ta có vô vàn sắc màu, mà mỗi sắc màu sẽ làm cuộc sống thêm tươi đẹp hơn. Trong đó sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác là vô cùng quan trọng.
Trước tiên, tôn trọng chính là chúng ta đánh giá cao, và không có lời lẽ, hành động không vi phạm hay xúc phạm đến người khác. Còn quan điểm của mỗi người dựa vào suy nghĩ, cách đánh giá sự vật, sự việc của mỗi người. Nên sẽ không ai giống ai về quan điểm cả. Chúng ta có suy nghĩ cùng với cách đánh giá, các hệ giá trị của bản thân cũng rất khác nhau.
Tôn trọng quan điểm của người cũng như tôn trọng người đó và đồng thời tôn trọng sự khác biệt của mỗi người. Đưa ra một vấn đề sự dụng điện thoại có người phê phán xã hội là một “thế hệ cúi đầu”, nhưng cũng có người cho rằng chiếc điện thoại di động là một bước đột phá, mang lại nhiều lợi ích cho con người. Mỗi quan điểm lại có một ý đúng và sai, ta phủ nhận hay khẳng định ý kiến nào. Hay chỉ trọng một cuộc tranh luận mà chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác giúp cho họ tự tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn vào cuộc sống.
Hãy là người thông minh khi biết tiếp thu những quan điểm tốt và loại bỏ những điểm xấu để cần ngày hoàn thiện bản thân hơn. Và tôn trọng quan điểm của người khác sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân. Xây dựng một xã hội văn minh thì nên biết tôn trọng quan điểm của người khác.
Bài làm mẫu 5
Cuộc sống này vô cùng phong phú, đa hình vạn trạng. Mỗi chúng ta là một cá thể trong cuộc sống ấy lại có những quan điểm khác nhau và chúng ta cần tôn trọng quan điểm của người khác.
Mỗi con người có một quan điểm, một suy nghĩ, một góc nhìn khác nhau về cuộc sống, chỉ khi chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta mới nhận lại được sự tôn trọng của họ dành cho mình. Những quan điểm khác nhau của con người tạo nên sự đa dạng, phong phú của cuộc sống, chúng ta không chỉ cần tôn trọng quan điểm của người khác mà cũng cần học tập những quan điểm mới lạ, hay ho của họ để làm cuộc sống của mình thêm ý nghĩa hơn.
Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Họ có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Ngoài ra, người biết tôn trọng quan điểm của người khác cũng là người tiếp thu có chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của người khác làm bài học cho chính bản thân mình. Lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ một cách chính xác nhất có thể từ đó tránh được những hiểu lầm không đáng có và cuộc sống của con người cũng trở nên văn minh, đẹp đẽ hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai,… những người này đáng bị chỉ trích và cần thay đổi hành động, cách suy nghĩ một chiều này của mình. Chúng ta hãy sống với một cách nhìn khách quan nhất đối với vạn vật xung quanh, cuộc sống có rất nhiều điều tươi đẹp nếu chúng ta biết tiếp thu những điều thú vị từ người khác.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ý thức tôn trọng người khác (Dàn ý + 11 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.