Đoạn văn nghị luận về lối sống có lương tâm là tài liệu hữu ích, gồm 2 đoạn văn mẫu. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức, củng cố kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia sắp tới.
Ngoài ra các bạn tham khảo thêm một số đoạn văn khác như: Đoạn văn nghị luận về lối sống chân thật, 109 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ. Chúc các bạn học tốt.
Đoạn văn nghị luận về lối sống có lương tâm – Mẫu 1
Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. Lương tâm tồn tại ở hai dạng: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt. Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân. Lương tâm là nơi sâu thẳm nhất của con người, nhờ đó con người nhận biết điều lành điều dữ. Đồng thời lương tâm không chỉ giúp cho con người hành động để chu toàn bổn phận làm người của mình mà còn giúp mọi người tuân theo chỉ thị của lương tâm. Sống có lương tâm giúp con người biết làm điều thiện, tránh xa điều ác, biết cảm thông, chia sẻ hơn là thù ghét, đố kị, biết nhường nhịn hơn là ganh đua, biết phân biệt lẽ đúng – sai, phải – trái và mong muốn được làm điều tốt đẹp cho người khác. Sống có lương tâm giúp con người tu dưỡng đạo đức, sống chân thiện và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra cộng đồng. Để trở thành người có lương tâm, chúng ta cần phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, thói theo quan niệm tiến bộ. Lương tâm mỗi người không bao giờ bị cắn rứt khi không làm điều gì sai trái và luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện. Sống có lương tâm là biết sống vì người khác, biết nhường nhịn lẫn nhau, liên tục bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ giữa người với người sẽ giúp lương tâm được bình yên và có được cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc đời. Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Lương tâm luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động. Lương tâm là vô giá. Làm người, có thể đánh mất tất cả nhưng không bao giờ được để mất lương tâm.
Đoạn văn nghị luận về lối sống có lương tâm – Mẫu 2
Có hai thứ bạn nhất định phải gìn giữ cẩn thận: đó là lương tâm và tình yêu tổ quốc. Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác, với xã hội. Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái: thanh thản và cắn rứt lương tâm, nhưng dù ở trạng thái nào nó cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Để trở thành người có lương tâm, phải thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức tiến bộ, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đạo đức đối với gia đình, xã hội và đất nước. Thường xuyên bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, không làm những việc trái với lương tâm, đạo đức và luật pháp. Người sống có lương tâm trong sáng, tốt đẹp luôn biết sống vì người khác, biết trân trọng mọi thứ ở xung quanh mình. Bởi thế, họ luôn được người khác tôn trọng và yêu quý, nhất định sẽ có được tình yêu cuộc sống và cảm nhận được hạnh phúc. Người sống không có lương tâm sẽ luôn phải sống trong dằn vặt, đau khổ bởi họ luôn đố kị và đầy lòng tham. Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng. Lòng tốt chưa chắc sẽ được đền đáp và cái xấu không phải lúc nào cũng được trừng trị. Thế nhưng, hãy giữ một trái tim kiên cường, một lương tâm trong sạch, và đừng bao giờ tuyệt vọng trước những trắc trở trên con đường tìm kiếm thành công và hạnh phúc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về lối sống có lương tâm Viết đoạn văn nghị luận xã hội của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.