Viết đoạn văn ngắn về áp lực học tập của học sinh hiện nay gồm 4 mẫu cực hay. Qua bài nghị luận 200 chữ về áp lực trong học tập các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hữu ích củng cố rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội hay.
Viết đoạn văn về áp lực học tập cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu gồm cả bài làm ngắn gọn và đầy đủ để các em tham khảo. Đồng thời qua đó các em hiểu rõ được tác hại của áp lực học tập đối với mỗi người. Ngoài ra để nâng cao kỹ năng viết đoạn văn các bạn xem thêm: viết đoạn văn về lòng hiếu thảo, đoạn văn nghị luận về định hướng nghề nghiệp.
Viết đoạn văn 200 chữ về áp lực trong học tập
Thời gian gần đây nhiều trường hợp học sinh tự tử vì áp lực học tập đang dấy lên hồi chuông cảnh báo với tất cả chúng ta. Áp lực học tập đang đè nén lên thế hệ học sinh – những mầm non tương lai của đất nước. Các em học sinh áp lực học hành là bởi bản thân mong muốn đỗ đạt một ngôi trường tốt, có một tương lai rạng rỡ, phát triển. Đôi khi những mong muốn ấy vượt quá khả năng, thực lực của chính mình nên tạo ra những áp lực vô hình. Áp lực còn là bởi hầu hết cha mẹ đẩy con mình vào cái chết vì thành tích. Cha mẹ coi con cái như một món đồ trang sức, để khoe khoang, để kì vọng. Điều đó vô tình tạo ra cho con em mình thái độ tự ti, mặc cảm, cảm thấy mình kém cỏi, thua bạn bè không tin vào năng lực của mình. Từ đó gây ra áp lực học tập ngày càng nặng nề, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán nản, không còn hứng thú với việc học tập. Tuy nhiên, chúng ta không thể viện vào lí do áp lực mà dễ dàng tử bỏ việc học tập, buông xuôi, mà ta cần nỗ lực mỗi ngày, Ta cần sống hết mình, học tập và làm việc vì chính tương lai của bản thân. Ai cũng mong muốn cuộc sống hướng tới hạnh phúc bởi vậy mà hãy tạo ra cuộc sống hạnh phúc ngay từ thời điểm hiện tại chứng đừng đợi tường lai thành công mới hạnh phúc.
Viết đoạn văn 200 chữ về áp lực học tập
Cuộc sống của mỗi chúng ta giống như một đóa hoa hồng, vẻ đẹp luôn đi cùng những chiếc gai sắc nhọn. Quả thực, bên cạnh niềm hạnh phúc, sự bình yên mỗi ngày mà chúng ta phải đối diện với vô vàn những áp lực, gánh nặng truân chuyên và trong đó có cả áp lực học tập. Áp lực học hành thực chất là sự dồn nén của cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, mệt mỏi…diễn ra trong quá trình rèn luyện, học tập. Theo thống kê có khoảng 80% học sinh và sinh viên nước ta phải đối mặt với áp lực học tập. Đặc biệt ở những giai đoạn các em chuẩn bị chuyển cấp, thi đại học, thời gian ngủ nghỉ có những em chỉ ba, bốn tiếng đồng hồ, toàn bộ thời gian trong ngày dồn hết cho việc học ở trường, học thêm, học bồi dưỡng… Áp lực học hành đã khiến các em mất ăn mất ngủ, lo lắng căng thẳng kéo dài và thậm chí dẫn đến tình trạng bệnh trầm cảm ngày một tăng. Nhiều bạn nghĩ quẩn và lựa chọn tiêu cực để kết thúc chính là “tự tử”. Mong rằng cha mẹ sẽ là bến đỗ để con cái trở về sau ngày dài mệt mỏi học tập. Gia đình là nơi bình yên nhất để chấp nhận những thiếu sót, những khuyết điểm động viên con vững vàng trong cuộc sống, nỗ lực hơn để thành công. Thầy cô giáo, nhà trường cần tập trung phát triển năng lực toàn diện, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, giao lưu vui chơi để “mỗi ngày đi học là một ngày vui”.
Viết đoạn văn ngắn về áp lực học tập
Áp lực học tập là đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội. Vậy, nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Nó đem tới tác động như thế nào cho cuộc sống của chúng ta? Theo tôi, áp lực học tập xuất phát từ tâm lí coi trọng bằng cấp của đa số người Việt. Từ đó, một bộ phận các bậc phụ huynh cũng như nhà trường vì muốn con cái, học sinh được điểm cao mà đặt ra quá nhiều yêu cầu, gây nên sức ép cho học sinh. Hiện tượng này đã để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực. Trước hết, nó tước đi của trẻ em cơ hội được vui chơi, tham gia các hoạt động thể chất khi phải dành quá nhiều thời gian cho việc học. Đồng thời, khi không đạt được kì vọng và chịu sự la mắng, trách móc của người lớn, trẻ em dễ sinh ra tự ti, chán nản và thậm chí là trầm cảm. Trên thực tế, cách đây không lâu, dư luận từng dậy sóng trước sự việc một nữ sinh tự tử sau khi bị bố mẹ mắng vì điểm kém. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần ý thức được về áp lực học tập, từ đó có cách ứng xử phù hợp với chính bản thân mình cũng như việc học của những người xung quanh. Vai trò của việc học là không thể phủ nhận. Nhưng chúng ta cũng cần cân bằng giữa học tập cũng như vui chơi để có được kết quả tốt nhất.
Đoạn văn nghị luận về áp lực học tập
Ngày nay vấn đề về học tập của các bạn học sinh đang được mọi người quan tâm rất nhiều. Vì vậy đối với một học sinh trung học phổ thông như chúng tôi thì nó đang là một áp lực rất lớn. Có ai đã từng nghĩ rằng: Đằng sau những bảng thành tích và điểm số mà chúng tôi đã đạt được thì hằng đêm chúng tôi đã phải cố gắng, lao lực như thế nào không? Chắc hẳn mọi câu trả lời đều là: “Không”. Bởi vì nếu như họ chịu đặt mình vào vị trí của chúng tôi một lần thì sẽ hiểu được cảm giác mà chúng tôi đang phải gánh chịu đó là “Áp lực về học tập”. Trên thực tế, việc học tốt ở trường có rất nhiều áp lực, vì các bạn phải hoàn thành bài vở, dự án và báo cáo ở trường và học hành chăm chỉ cho các kỳ thi. Ngoài ra, còn có sự căng thẳng khi có một cuộc sống xã hội và được chấp nhận bởi các đồng nghiệp của họ trong các nhóm nổi tiếng cùng với sự căng thẳng về thể chất do một số thay đổi về cảm xúc và thể chất có thể khiến thanh thiếu niên bối rối và căng thẳng. Cuối cùng, chúng ta cũng có thể đề cập đến căng thẳng đến từ các vấn đề gia đình và sự cạnh tranh anh chị em. Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng rất nhiều lý do có thể khiến mình bị căng thẳng, có thể gây ra phản ứng bạo lực, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về áp lực học tập Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.