Dàn ý nghị luận về biến đổi khí hậu là tài liệu tham khảo được giới thiệu đến các bạn học sinh cùng tham khảo.
Nội dung chi tiết bao gồm 3 mẫu dàn ý. Bạn đọc có thể theo dõi ngay sau đây để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.
Dàn ý nghị luận về biến đổi khí hậu – Mẫu 1
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: biến đổi khí hậu
2. Thân bài
a. Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất.
b. Thực trạng
Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng đến Trái Đất.
c. Nguyên nhân
– Nguyên nhân khách quan: sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục
– Nguyên nhân chủ quan: con người có những tác động xấu đến môi trường tự nhiên, khiến cho biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nhanh chóng và nghiêm trọng hơn
d. Hậu quả
– Mực nước biển đang dâng lên
– Các hệ sinh thái bị phá hủy
– Mất đa dạng sinh học
– Dịch bệnh, thiên tai xảy ra nhiều hơn
e. Biện pháp
– Bảo vệ môi trường trong sạch
– Hạn chế sử dụng rác thải nhựa
– Trồng rừng, trồng nhiều cây xanh
– Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng điện,..
3. Kết bài
Suy nghĩ, đánh giá về biến đổi khí hậu.
Dàn ý nghị luận về biến đổi khí hậu – Mẫu 2
I. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề.
Ví dụ:
Điều mà toàn xã hội phải quan tâm nhất hiện nay, là tiếng chuông báo động lớn nhất, chính là vấn đề biến đổi khí hậu.
II. Thân bài
1. Giải thích
– Biến đổi khí hậu Trái Đất: là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
– Bao gồm: nóng lên toàn cầu, băng tan, nhiệt độ thay đổi, hiện tượng nhà kính,…
2. Thực trạng
- Theo thống kê, số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta với cường độ mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng.
- Ở Mỹ trong năm vừa qua đón những cơn lũ lụt kinh hoàng trong lịch sử khiến nhiều người dân thương vong và ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế quốc dân.
- Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Băng tan hai cực, sóng thần,… lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh, ngày càng có nhiều làng “ung thư” xuất hiện,…
- Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai. Quan tâm và chung tay hành động, chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.Ở nước ta đã có 12 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn.
- Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm.
3. Nguyên nhân
Chủ yếu do hoạt động của con người: chặt phá rừng bừa bãi, khói thải công nghiệp, xả thải nước trực tiếp ra biển, phá hỏng tầng ozon.
4. Hậu quả
– Rừng bị khai thác quá đà gây ra lũ lội, nhiều động vật mất nhà, con người phải chịu cảnh lũ lụt thường xuyên, môi trường khói bụi không có cây lọc khí CO2.
– Băng tan ở hai cực gây ra sóng thần, đời sống người dân cực khổ
– Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên
– Đất nước rơi vào tình trạng khó khăn
– Gây tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng tới vấn đề cây trồng vật nuôi
– Biến đổi khí hậu còn gây nên tình trạng lũ lụt, thiên tai…
– Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nước
– Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân
5. Giải pháp
– Chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
– Có những chính sách khai thác phù hợp
– Kêu gọi mọi người trên toàn thế giới chung tay góp sức bảo vệ trái đất
III. Kết bài
– Trái đất là ngôi nhà của chúng ta, vì thế bảo vệ trái đất không bị phá huỷ bởi ô nhiễm môi trường ta phải chung tay góp sức ngăn chặn hiện tượng này.
– Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển.
– Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
Dàn ý nghị luận về biến đổi khí hậu – Mẫu 3
1. Mở bài
Dẫn dắt, nêu sơ lược những hiểu biết của em về biến đổi khí hậu. Khái quát ý kiến, nhận định của em về vấn đề này (nghiêm trọng, cần có biện pháp giải quyết hữu hiệu, ảnh hưởng rộng khắp,…)
2. Thân bài
– Trình bày cụ thể hơn nhận định, hiểu biết của em về hiện trạng biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay:
– Nêu khái niệm biến đổi khí hậu (theo cách em hiểu)
– Những biểu hiện cụ thể:
- Thời tiết thay đổi thất thường: nhiệt độ tăng cao, mưa trái mùa, tuyết rơi sớm,…
- Sự biến đổi của khí quyển: tầng ozon ngày càng mỏng, một số nơi mất lớp bảo vệ khiến các tia phóng xạ có hại lọt vào bầu khí quyển,…
- Động thực vật biến đổi để thích nghi (động di chuyển sang môi trường sống mới; thực vật biến đổi bề ngoài như: hệ rễ, cấu tạo, chức năng bộ phận,…)
- Ảnh hưởng đến con người
– Nguyên nhân: (phần lớn do tác động của con người)
- Khai thác khoáng sản quá mức( các loại quặng mỏ quý hiếm, các loại thường dùng trong công nghiệp,…) sinh ra lượng bụi và nước thải lớn, các nguyên tố phóng xạ.
- Chặt phá rừng phòng hộ, săn giết động vật trái phép ( nêu một số ví dụ cụ thể nếu biết)
- Lãng phí nguồn nước ( nước ngọt trong sinh hoạt, sản xuất,…dẫn chứng)
- Không kiểm soát chặt chẽ rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp ( cho ví dụ cụ thể: các bãi rác tự phát, các nhà máy xả chất thải chưa qua xử lý,…) dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng(môi trường sinh hoạt, nguồn nước, đất,…)
- Ý thức cá nhân và cộng đồng chưa cao(xem nhẹ hậu quả biến đổi khí hậu, xem việc gìn giữ môi trường sống là việc của riêng một cá nhân hay đoàn thể nào đó, vì lợi ích nhất thời nên cố ý bỏ qua,…)
- Các nguyên nhân khác ( rủi ro trong công nghiệp hạt nhân, công nghiệp vũ trụ, quốc phòng,…)
– Hậu quả:
- Mất cân bằng sinh thái
- Thảm thực vật xói mòn, động vật diệt tuyệt nhiều loài : môi trường sống thay đổi đột ngột khiến nhiều loài không thích ứng được dẫn đến suy thoái, tuyệt diệt (dẫn chứng cụ thể một vài loài mà em biết. ví dụ: chim cánh cụt ở Nam Cực, các loài bướm ở Tây Ban Nha, các loài san hô, cây Lobelia, chuột Bramble Cay…)
- Ô nhiễm nguồn nước dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, sản xuất.
- Thiên tai thường xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người(lũ quét, sạt lở, các cơn bão lớn,…)
- Môi trường sống con người ngày càng thu hẹp và khắc nghiệt( hiện tượng băng tan ở 2 cực, sa mạc hóa do biến đổi khí hậu,…)
- Bệnh tật phát sinh và lây lan nhanh chóng, sức khỏe con người ngày càng kém (môi trường ô nhiễm mang theo nhiều mầm bệnh)
– Biện pháp:
- Cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm phá rừng, cấm săn giết động vật bừa bãi.
- Khai thác hợp lý các nguồn khoáng sản
- Mỗi cá nhân xây dựng ý thức bảo vệ môi trường (tham gia trồng cây, trồng rừng phòng hộ, bỏ rác đúng nơi quy định, xử lý chất thải hợp lý,…)
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề đã khái quát ở phần mở bài (cái nhìn, mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với môi trường sống của cá nhân, công đồng, xã hội,…). Đưa ra ý kiến, phương hướng, lời khuyên.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về biến đổi khí hậu (3 mẫu) Dàn ý nghị luận xã hội của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.