Phân tích bữa cơm ngày đói trong Vợ Nhặt tuyển chọn 12 bài văn mẫu siêu hay gồm bài phân tích ngắn gọn, đầy đủ, bài làm của học sinh giỏi. Qua đó giúp cho các em học sinh lớp 12 có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng luyện Văn ngày một tốt hơn.
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại “Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành”. Chi tiết bữa cơm ngày đói đã phản ánh hiện thực cuộc sống mà cái đói đang bao trùm toàn xã hội. Ngoài bài văn mẫu cảm nhận bữa cơm ngày đói, các bạn xem thêm phân tích nhân vật Tràng sau khi có vợ, phân tích nhân vật Tràng, phân tích người vợ nhặt.
Phân tích bữa cơm ngày đói cực hay
- Dàn ý cảm nhận chi tiết bữa cơm ngày đói
- Phân tích Vợ nhặt bữa cơm ngày đói
- Phân tích bữa cơm ngày đói ngắn gọn
- Phân tích bữa cơm ngày đói
- Bữa cơm ngày đói trong Vợ nhặt
Dàn ý cảm nhận chi tiết bữa cơm ngày đói
Dàn ý số 1
1. Mở bài
Giới thiệu về chi tiết bữa cơm gia đình: Một trong số những chi tiết ấn tượng, ý nghĩa nhất của truyện ngắn “Vợ nhặt” là chi tiết về mâm cơm ngày đói với sự xuất hiện của món cháo Cám.
2. Thân bài
– Bữa cơm ngày đói:
- Là một bữa cơm thật thảm hại, thiếu thốn với một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo, một niêu cháo lõng bõng.
- Món cháo cám xuất hiện như một món quà đặc biệt mà bà cụ Tứ chuẩn bị trong ngày đầu tiên con dâu về nhà.
– Hương vị món cháo cám: miếng cháo đắng chát nghẹn ứ nơi cổ.
– Ý nghĩa: Làm tăng giá trị hiện thực khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra.
=> Trong nạn đói, cháo cám món ăn vốn không dành cho con người cũng trở thành món ăn, món quà đặc biệt. Làm nổi bật sức sống mạnh mẽ bên trong những con người nghèo khổ.
3. Kết bài
Qua chi tiết mâm cơm ngày đói, đặc biệt qua hình ảnh nồi cháo cám đã thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim Lân đối với khát khao sống chính đáng ở những người nông dân nghèo.
Dàn ý số 2
a. Mở bài:
– Khái quát về tác giả Kim Lân và nêu được những nội dung chính của tác phẩm Vợ nhặt.
– Nêu được ý nghĩa chi tiết bữa cơm ngày đói trong tác phẩm: Một trong số những chi tiết ấn tượng, ý nghĩa nhất của truyện ngắn Vợ nhặt là chi tiết về mâm cơm ngày đói với sự xuất hiện của món cháo Cám.
b. Thân bài:
– Phân tích bữa cơm ngày đói:
- Đây là một bữa cơm thật thảm hại, thiếu thốn với một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo, một niêu cháo lõng bõng.
- Món cháo cám xuất hiện như một món quà đặc biệt mà bà cụ Tứ chuẩn bị trong ngày đầu tiên con dâu về nhà.
- Hương vị món cháo cám: miếng cháo đắng chát nghẹn ứ nơi cổ.
– Ý nghĩa của bữa cơm ngày đói
- Qua chi tiết này làm tăng giá trị hiện thực khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra.
- Trong nạn đói, cháo cám món ăn vốn không dành cho con người cũng trở thành món ăn, món quà đặc biệt.
- Từ đó làm nổi bật sức sống mạnh mẽ bên trong những con người nghèo khổ.
c. Kết bài:
– Khẳng định đây là một chi tiết nghệ thuật đắt giá
– Thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim Lân đối với khát khao sống chính đáng ở những người nông dân nghèo.
Phân tích Vợ nhặt bữa cơm ngày đói
Vợ nhặt là truyện ngắn hiện thực xuất sắc của nhà văn Kim Lân viết về nạn đói năm 1945. Thông qua nhân vật anh cu Tràng, bà cụ Tứ và chị vợ nhặt, nhà văn Kim Lân không chỉ tái hiện sống động không khí ngột ngạt, tù đọng của nạn đói mà qua đó còn đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của tình thương và sức sống mãnh liệt bên trong con người. Đặc biệt, thông qua chi tiết bữa cơm ngày đói gần cuối tác phẩm, người đọc càng thêm trân trọng vẻ đẹp đáng quý của những nhân vật này, bởi: “Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hy vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”.
Trong buổi sáng đầu tiên về nhà chồng, chị vợ nhặt đã cùng bà cụ Tứ dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị bữa cơm gia đình. Sự xuất hiện của chị vợ nhặt như thổi thêm nguồn sinh khí mới cho ngôi nhà của mẹ con Tràng. Ngôi nhà lụp xụp, tồi tàn của mẹ con Tràng trở nên gọn gàng, ngăn nắp, khu vườn nhỏ cũng được dọn sạch cỏ trở nên sạch sẽ, tươi mới. Khuôn mặt bủng beo, u ám của bà cụ Tứ cũng trở nên tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, anh cu Tràng cũng trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Không khí ấm áp, hài hòa của tình thân đã làm cho người ta quên đi những ám ảnh khủng khiếp của nạn đói. Thế nhưng, trong bữa cơm gia đình, một lần nữa không khí như bị trùng xuống bởi cái đói, cái khát vẫn cứ bủa vây, trực chờ để dồn con người ta đến bước đường cùng của sự bất lực và tuyệt vọng.
Bữa cơm đầu tiên khi gia đình có thêm nàng dâu mới cũng thật đặc biệt, không có “mâm cao cỗ đầy” hay những món ăn đặc biệt mà lại đơn giản đến mức thảm hại “Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo.. “. Chỉ với một vài nét miêu tả, nhà văn Kim Lân đã tái hiện đầy chân thực mà cũng không kém phần xót xa về tình cảnh thảm thương của con người trong nạn đói. Khi nạn đói hoành hành, con người bị đẩy đến ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Một niêu cháo lõng bõng mà “mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn” lại là nguồn sống cho cả gia đình cụ Tứ Sự trong cảnh đói khát. Sự sơ sài, thiếu thốn của mâm cơm ngày đói khiến người ta phải xót xa, thương cảm.
Thế nhưng, có thể nói Kim Lân đã rất tinh tế khi xây dựng chi tiết bữa cơm ngày đói, bởi qua đó không chỉ tái hiện tình cảnh khốn cùng của những người nông dân nghèo trong nạn đói mà còn thể hiện giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Trong tận cùng của nạn đói, khi sự sống của con người trở nên mong manh, nhỏ bé thì các nhân vật trong truyện vẫn luôn lạc quan và hướng về một tương lai tốt đẹp phía trước. Trong bữa cơm, bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui vẻ, tốt đẹp sau này để động viên các con “Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà… này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem”. Có lẽ bà lão muốn gieo vào lòng các con hi vọng để các con có thể yêu thương và cùng nhau vượt qua được giai đoạn đầy khó khăn này.
Tấm lòng người mẹ còn được thể hiện qua món quà cưới đầy đặc biệt, bà lão “lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút”. Món cháo cám được bà cụ Tứ giới thiệu với giọng điệu hào hứng, phấn khởi “Vừa khuấy khuấy vừa cười: chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Dù gia cảnh nghèo khó lại gặp nạn đói hoành hành khiến gia đình đã nghèo lại càng thêm cơ cực, thảm thương. Thế nhưng, để chào đón cô con dâu mới, bà cụ vẫn cố gắng chuẩn bị món quà cưới để tạo bất ngờ cho các con. Ngay khi không khí bữa cơm trùng xuống bởi miếng cám đắng chát, nghẹn bứ ở cổ thì bà cụ Tứ vẫn cố động viên các con “Cám đấy mày ạ. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”.
Có thể nói bữa cơm ngày đói đã phản ánh hiện thực đầy khốc liệt của nạn đói, khi con người phải ăn cả những thứ vốn không dành cho con người để duy trì sự sống. Thế nhưng, đằng sau sự thảm hại ấy ta lại cảm nhận được sự ấm áp cao cả của tình người. Miếng cháo đắng chát, nghẹn bứ gợi ra tình cảnh thảm hại thế nhưng nó lại là tất cả tình yêu của bà cụ Tứ dành cho các con. Vị đắng của miếng cháo cũng khơi dậy trong anh cu Tràng trách nhiệm trong gia đình, mà cũng miếng cháo đắng chát thảm hại ấy đã góp phần thể hiện được sự ý nhị, tinh tế và mong muốn vun vén hạnh phúc gia đình của chị con dâu.
Qua chi tiết mâm cơm ngày đói, nhà văn Kim Lân không chỉ lên án tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật mà còn thể hiện sự trân trọng với những vẻ đẹp đáng quý của con người, đó là tình thương, là khát khao hạnh phúc và sức sống mãnh liệt. Trong cơn nguy khốn nhất, dù bị nạn đói vắt kiệt sự sống thì những con người vẫn luôn lạc quan, họ đùm bọc, nâng đỡ nhau và cùng hướng về tương lai tốt đẹp với một niềm tin mãnh liệt.
Phân tích bữa cơm ngày đói ngắn gọn
“Vợ Nhặt” là một trong những tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân. Những trang văn của ông thấm đượm hiện thực của những năm đói kém 1945. Đặc biệt, cách xây dựng chi tiết rất thành công của Kim Lân đã giúp tác phẩm trở nên hấp dẫn, ấn tượng với người đọc. Đặc biệt, chi tiết về bữa cơm ngày đói đãi dâu mới về nhà chồng của bà cụ Tứ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.
Dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng cũng đủ phản ánh hiện thực cuộc sống mà cái đói đang bao trùm toàn xã hội. Khác với cách đối xử của các gia đình khi đón con dâu mới về nhà với bữa cơm tươm tất đủ món, thì ở gia đình bà cụ Tứ: “Giữa mẹ rách… cháo muối”. Nhà văn Kim Lân đã miêu tả chi tiết bữa cơm ấy để gợi lên một xã hội mà nạn đói hoành hành đã cướp đi sinh mạng của không biết bao nhiêu người. Những người nông dân nghèo khổ ấy đang phải vật lộn, chiến đấu với tử thần để giành lại sự sống. Tuy nhiên, trong khả năng của mình, bà Tư vấn nấu món sang nhất cho con dâu: cháo cám. Người mẹ chồng ấy đã không nỡ bỏ bữa ăn đầu tiên của con dâu khi ở nhờ nhà mình vì quá nghèo. Dù không phải là món ngon đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng đó là điều quý giá và trân trọng nhất mà bà Từ dành cho cô con dâu mới. Rõ ràng lúc bấy giờ chỉ cần có cái ăn để duy trì sự sống chứ không cần ăn no hay không, nạn đói năm 1945 đã được nhà văn Kim Lân khắc họa một cách rõ nét và chân thực nhất.
Qua đó, người đọc cảm kích tấm lòng đáng quý của bà cụ Tứ, trong cảnh nghèo khó, người đời tranh giành nhau, bà vẫn chia sẻ cuộc sống ấy với cô con dâu mới. Đồng thời thể hiện sự kiên cường, không chịu khuất phục trước cuộc sống của những người dân nghèo khổ nơi đây.
Phân tích bữa cơm ngày đói
Bài làm mẫu 1
Kim Lân là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn, am hiểu sâu sắc về nông thôn Việt Nam với những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê. Ông viết chân thật và xúc động về cuộc sống của người dân quê với tình cảm đứa con của ruộng đồng. Và tác phẩm “Vợ nhặt” được trích từ tập “Con chó xấu xí” của ông là một trong số những tác phẩm tiêu biểu tái hiện được chân thật cuộc sống khổ cực của người nông dân trước nạn đói khủng khiếp 1945. Qua tác phẩm, ta thấy nổi bật lên chi tiết bữa cơm ngày đói của gia đình Tràng gây nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Truyện ngắn Vợ nhặt tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được Kim Lân sáng tác ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.
Chi tiết bữa cơm ngày đói cũng là bữa cơm đầu tiên đón con dâu về nhà Tràng là một chi tiết đặc sắc vừa tái hiện chân thực tình cảnh khốn cùng của người nông dân trong hoàn cảnh nạn đói hoành hành, vừa mang một giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Thông thường bữa cơm ngày đầu tiên đón con dâu về sẽ rất quan trọng vì nó thể hiện được sự gắn kết của con dâu với nhà chồng. Nhưng với gia đình Tràng thì bữa cơm đầu tiên ấy lại vô cùng đơn giản đến thảm hại “Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành”. Chỉ với những chi tiết đơn giản nhưng Kim Lân đã khắc họa được sự khủng khiếp của nạn đói lúc ấy. Lúc này ăn chỉ để sống qua ngày, con người đang cố gắng giành lấy chút sự sống mong manh từ tử thần. Bữa cơm được chuẩn bị vô cùng sơ sài đến thảm hại, chắc hẳn chúng ta ai cũng biết với bữa cơm như vậy thì sao mà ăn ngon lành cho được nhưng ở đây cả gia đình Tràng đều ăn rất ngon lành. Có lẽ ai cũng hiểu được hoàn cảnh lúc này nhưng họ cố nén cảm xúc trong lòng và cố tỏ ra vui vẻ để động viên nhau, làm động lực giúp nhau vượt qua hoàn cảnh khốn cùng này. Nhưng cũng có lẽ đó là niềm vui thật sự bởi dù trong gian khổ nhưng họ vẫn có nhau, vẫn lạc quan và vẫn hạnh phúc yêu thương nhau. Vượt qua mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu hà khắc và hoàn cảnh nghèo khó bà cụ Tứ vẫn đón nhận, cảm thông và yêu thương cô con dâu mới, gia đình họ vô cùng hòa hợp, hạnh phúc. Chính vì thế mà trong bữa cơm “Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà… này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem”. Những câu chuyện bà nói đều là những chuyện tốt đẹp sau này, đều nói về tương lai tươi sáng đầy hy vọng phía trước. Qua đây ta thấy được sự lạc quan, luôn hướng về phía trước của bà cụ Tứ, cũng như của cả đất nước trong cái giai đoạn khó khăn cực khổ ấy.
Nhưng những tiếng cười cũng như niềm hy vọng mong manh của cả gia đình nhanh chóng bị dập tắt vì “niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn”. Dường như đã liệu được tình huống này sẽ xảy ra người mẹ nghèo khó với tấm lòng nhân hậu, thương người và hết mực thương yêu con đã “lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Vừa khuấy khuấy vừa cười: chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Tuy nói là chè khoán nhưng thật sự đó là nồi cháo cám chát xít, vốn là thứ thức ăn của súc vật. Qua đây, ta càng thấm thía hơn cái thực trạng tàn khốc của nạn đói 1945 và tội ác tàn bạo của phát xít và tay sai đẩy những con người khổ cực ấy vào tình cảnh khốn cùng. Nhưng qua đây ta lại càng thấy ngời lên được những phẩm chất tốt đẹp của con người, họ bị bần cùng hóa nhưng không hề tha hóa. Nổi bật nhất đó chính là bà cụ Tứ, nào đâu phải bà không biết nồi cháo cám kia chát xít chẳng hề ngon lành gì nhưng bà vẫn bảo “ngon đáo để cơ” mà là bà đang cố động viên con mình cũng như con dâu vượt qua hoàn cảnh khó khăn lúc ấy. Ta cảm thấy như bà mẹ già đang cố kìm nén những cảm xúc tủi hờn nhất, những nỗi lo lắng khôn nguôi về tương lai vào tận sâu trong lòng để cười mà động viên các con: “Cám đấy mày ạ”, “Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”, gieo vào lòng các con mình niềm hy vọng sống và vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Thật xót xa biết bao! Bà cụ Tứ quả thật là một người mẹ nhân hậu, đảm đang, hết mực yêu thương con, sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp của một người mẹ nông thôn Việt Nam. Hơn thế nữa, chẳng phải ngẫu nhiên mà Kim Lân lại để người mẹ ở cái tuổi xế chiều ấy là người lạc quan nhất, luôn đon đả kể chuyện vui và luôn động viên, gieo hy vọng vào lòng các con mình. Bởi lẽ, một người gần đất xa trời như bà cụ Tứ mà còn khát khao sống mãnh liệt đến như vậy thì những người trẻ hơn sẽ lấy đó làm động lực mà tiếp tục nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Bà cụ Tứ là người thắp lửa, giữ lửa, và truyền ngọn lửa khát khao sống, khát khao thoát khỏi đói nghèo, khát khao tự do đến với các con cũng như những người khác.
Không chỉ có bà cụ Tứ mà qua hình ảnh bữa cơm ngày đói nhất là ở chi tiết nồi cháo cám ta còn thấy được sự chuyển biến trong tính cách cũng như thái độ của anh Tràng và người vợ nhặt. Khi Tràng gợt một miếng cháo cám bỏ vội vào miệng “mắt hắn chum ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”. Qua đây ta thấy anh Tràng là một người vô cùng khéo léo trong cách ứng xử. Mặc dù có hổ thẹn vì không lo được cho vợ một bữa cơm đón dâu đầy đủ nhưng anh cũng hiểu được hoàn cảnh mà không một lời oán than. Còn với người vợ nhặt, ta thấy được sự chuyển biến trong tính cách của thị vô cùng rõ ràng. Ta không còn thấy một người đàn bà “chỏng lỏn”, “đanh đá”, “chua ngoa” và “cong cớn, sưng sỉa” khi nói chuyện với anh Tràng, ta không còn thấy người đàn bà bỏ hết cả sự duyên dáng và danh dự vì miếng ăn mà “cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc” trong ngày anh Tràng đưa thị về làm vợ. Mà thay vào đó là một người đàn bà hiểu chuyện: khi nhận bát cháo cám từ tay mẹ chồng “người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tốt lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”. Ta thấy được thị là người dâu hiền, vợ thảo, hiểu chuyện và biết chấp nhận và cảm thông với gia đình chồng mà không một lời kêu ca, muốn cùng gia đình chồng vượt qua khó khăn. Đồng thời, ta cũng thấy được nổi khao khát một mái ấm gia đình hạnh phúc của người đàn bà ấy cho dù có khó khăn nhưng thị vẫn đồng cảm và sẵn sàng đồng cam cộng khổ cùng nhà chồng. Thật đáng quý!
Không chỉ dừng lại ở đó, chi tiết bữa cơm ngày đói còn phản ánh được cái hiện thực tàn khốc lúc đó và lên án tội ác tàn bạo của bọn phát xít và tay sai. Chúng bắt người dân ta phải nhổ lúa trồng đay, triệt đường sống của người nông dân lương thiện. Chúng khiến người dân ta sống cũng như chết, sống lay lắt, vất vưởng như những thây ma ngoài đường, nhiều khi sống cũng không bằng chết. Nhân dân ta phải ăn cháo cám, thứ thức ăn của gia súc, thậm chí có nhà còn không có cám mà ăn. Trong hoàn cảnh ấy, cháo cám lại như một thứ đồ xa xỉ. Quả thật là một hiện thực tàn khốc.
Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn: bữa cơm đón dâu thảm hại chỉ với niêu cháo lõng bõng cùng nồi cháo cám chát xít. Kết hợp với nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật chân thật, sinh động với cách miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế cũng như nghệ thuật trần thuật mộc mạc, chắt lọc, có sức gợi cảm cao Kim Lân đã xây dựng lên được bữa cơm ngày đói của gia đình Tràng trong ngày đầu đón con dâu thật chân thật và nhiều ý nghĩa.
Hình ảnh bữa cơm ngày đói mà đặc biệt là nồi cháo cám đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Ta thấy được một hiện thực nạn đói vô cùng tàn khốc nhưng qua đó lại ngời lên những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con người. Trong cái khó khăn, bần cùng cơ cực ấy nhưng họ vẫn có nhau, vẫn yêu thương nhau, vẫn hạnh phúc và luôn lạc quan tin tưởng vào cách mạng thành công và tương lai tươi sáng.
Bài làm mẫu 2
Vợ nhặt là truyện ngắn hiện thực xuất sắc của nhà văn Kim Lân viết về nạn đói năm 1945. Thông qua các nhân vật Tràng, bà cụ Tứ và chị dâu, nhà văn Kim Lân không chỉ tái hiện một cách sinh động không khí oi bức. Sự ngột ngạt, trì trệ của nạn đói cũng đã tô đậm thêm vẻ đẹp của tình yêu thương và sức sống mãnh liệt bên trong con người. Đặc biệt, qua chi tiết bữa đói bữa no ở gần cuối tác phẩm, người đọc càng trân trọng những vẻ đẹp đáng quý của những nhân vật này, bởi: “Trong hoàn cảnh éo le, dẫu cận kề cái chết, nhưng con người ta lại không. nghĩ về cái chết, nhưng vẫn hướng về cuộc sống, vẫn hy vọng, tin tưởng vào tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống để làm người. “
Sáng đầu tiên về nhà chồng, chị vợ và bà cụ Tứ đã dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm gia đình. Sự xuất hiện của chị vợ như thổi luồng sinh khí mới vào ngôi nhà của mẹ con Tràng. Căn nhà lụp xụp, xập xệ của mẹ con Tràng trở nên gọn gàng, ngăn nắp, mảnh vườn nhỏ cũng được dọn cỏ trở nên sạch sẽ, tươi mát. Vẻ mặt ủ rũ, ủ rũ của bà cụ Tứ cũng trở nên khác hẳn ngày thường, anh trai Trang cũng trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Không khí đầm ấm, chan hòa tình thân khiến mọi người quên đi những ám ảnh kinh hoàng về cái đói. Tuy nhiên, trong bữa cơm gia đình, một lần nữa không khí như giảm đi bởi cái đói, cái khát vẫn bủa vây, chực chờ lùa người ta đến tận cùng của sự bất lực, tuyệt vọng.
Bữa cơm đầu tiên khi gia đình có nàng dâu mới cũng rất đặc biệt, không có “mâm cao cỗ đầy” hay những món ăn đặc sắc mà lại đơn giản đến mức thảm hại. con rối và đĩa muối ăn cháo hành .. “. Chỉ với vài nét miêu tả, nhà văn Kim Lân đã tái hiện chân thực tình cảnh bi đát của con người trong nạn đói. cái chết, một nồi cháo lỏng lẻo mà “mỗi người hai bát cạn” là nguồn sống của cả gia đình ông Tư Sư giữa cái đói và cái khát Cái mâm cơm sơ sài, thiếu thốn ngày đói khiến mọi người cảm thấy tiếc cho họ.
Tuy nhiên, có thể nói Kim Lân đã rất tinh tế khi xây dựng chi tiết bữa cơm ngày đói, bởi qua đó không chỉ tái hiện cảnh ngộ của những người nông dân nghèo khổ trong nạn đói mà còn thể hiện giá trị nhân đạo. vô cùng sâu sắc. Trong thời kỳ đói kém, khi mạng sống con người trở nên mong manh, nhỏ bé, nhưng các nhân vật trong truyện vẫn luôn lạc quan và hướng tới một tương lai tốt đẹp. Trong bữa cơm, bà cụ Tứ nói về những điều vui, điều tốt trong tương lai để động viên con cháu “Bà cụ kể chuyện vui, chuyện vui sau này: Có tiền thì mua cặp. của những con gà … Không cần phải nhìn lại nhiều, nhưng có những con gà cho bạn xem. ” Có lẽ bà cụ muốn truyền cho bạn niềm hi vọng để hai bạn có thể yêu thương và cùng nhau vượt qua quãng thời gian khó khăn này.
Tấm lòng của người mẹ còn được thể hiện qua món quà cưới đặc biệt là bà lão “xúng xính xó bếp, bưng ra một cái nồi bốc khói nghi ngút”. Món cháo cám được bà cụ Tứ giới thiệu với giọng hào hứng “Vừa khuấy vừa cười: chè đây, ngon quá”. Tuy nhà đã nghèo nhưng nạn đói hoành hành khiến gia đình vốn đã nghèo lại càng thêm khốn khó, bi đát hơn. Tuy nhiên, để đón con dâu mới, bà cụ vẫn cố gắng chuẩn bị quà cưới để tạo bất ngờ cho con cháu. Ngay khi không khí bữa cơm trùng xuống miếng cám đắng nghét cổ họng, bà cụ vẫn ra sức động viên lũ trẻ: “Cảm ơn anh nhé. Cả xóm mình còn không có cám mà ăn”.
Có thể nói, bữa cơm đói hàng ngày phản ánh hiện thực khốc liệt của nạn đói, khi con người phải ăn những thứ không phải để con người duy trì sự sống. Tuy nhiên, đằng sau sự đáng thương ấy, chúng ta cảm nhận được sự ấm áp cao cả của tình người. Cháo đắng, cay xé lưỡi gợi ra một hoàn cảnh thật đáng thương nhưng đó là tất cả tình yêu thương của bà cụ Tứ dành cho các con của mình. Vị đắng của bát cháo cũng khơi dậy ở anh Tràng trách nhiệm trong gia đình, nhưng chính vị đắng của cháo đã góp phần thể hiện sự dịu dàng, tinh tế và khát khao vun vén hạnh phúc gia đình của chị. con dâu.
Qua chi tiết mâm cơm ngày đói, nhà văn Kim Lân không chỉ lên án tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật mà còn thể hiện sự trân quý đối với vẻ đẹp đáng quý của con người, đó là lòng yêu thương, khát khao. khát khao hạnh phúc và sức sống mãnh liệt. Trong cơn hiểm nghèo, dù bị đói khát tính mạng nhưng mọi người vẫn luôn lạc quan, đùm bọc, đùm bọc lẫn nhau và hướng tới tương lai tốt đẹp với một niềm tin sắt đá.
Bài làm mẫu 3
“Vợ Nhặt” một trong những tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân. Những trang văn của ông thấm đượm được tính hiện thực những năm nạn đói 1945. Đặc biệt việc xây dựng chi tiết rất thành công của Kim lân giúp tác phẩm càng trở nên thu hút và gây ấn tượng với người đọc. Trong đó, bữa ăn đầu tiên đón nàng dâu mới ở phần cuối tác phẩm gây nên nhiều suy nghĩ trong lòng độc giả.
Mặc dù chi tiết bữa cơm đón nàng dâu ngày đói ở cuối tác phẩm là một chi tiết nhỏ nhưng lại có sức ám ảnh và lay động người đọc. Thông thường, bữa cơm đón nàng dâu mới là một bữa ăn có vai trò quan trọng thể hiện sự gắn kết, đầm ấm giữa gia đình nhà chồng với thành viên mới trong gia đình. Thế nhưng, trong truyện ngắn “Vợ nhặt” bữa ăn này lại hết sức đơn giản nếu không muốn nói là tuềnh toàng và thảm hại. “Giữa cái mẹt rách… muối ăn với cháo”. Ở đây, Kim Lân đã thể hiện tài năng ngôn ngữ của mình với đầy sức gợi hình và gợi tả. Bữa ăn chỉ được chuẩn bị qua loa, sơ sài. Nó nói lên sự nghèo đói của một gia đình ở tầng lớp dưới cùng của xã hội. Đồng thời, chính bữa cơm này cũng tái hiện lại chân thực cái đói cái nghèo những năm 1945. Họ đang cố gắng giành giật lại từng chút sự sống từ bàn tay của tử thần. Và điều cần nhất lúc này không đòi hỏi đến ăn ngon, đủ ăn mà chỉ cần có ăn để được sống. Do đó, xét trong tình cảnh hiện thực năm 1945 mặc dù bữa cơm có đơn sơ, tuềnh toàng và sơ sài bao nhiêu thì bữa cơm do bà cụ Tứ là một sự cố gắng trong hoàn cảnh giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Đặc biệt, liêu cháo loãng nhanh chóng hết nên mẹ con cụ Tứ phải ăn cám. Đồ ăn vốn dĩ dành cho động vật, không phải cho con người.
Nhưng trái ngược với những thứ đơn sơ, với cái đói cái nghèo là không khí đầm ấm trong bữa ăn. “Cả nhà đều ăn rất ngon lành”. Nhưng đến lúc phải ăn cám thì “một nỗi tủi hờn len vào tâm trí của mọi người”. Tuy nhiên, họ vẫn chấp nhận, cam chịu, nén những tủi nhục vào bên trong chứ không một lời ca thán. Cả cô con dâu kia, dường như cũng hiểu được tình cảnh trớ trêu để chấp nhận lấy chồng trong cái nghèo, cái đói bủa vây như vậy. Bao trùm không khí bữa ăn vẫn dào dạt tình người. Bà cụ Tứ chắt chiu từng chút niềm vui, cố gắng tạo ra không khí hòa hợp, vui vẻ. “Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện… toàn chuyện sung sướng về sau này”. Bà vừa là người thắp lửa và cũng là người truyền lửa. Thắp lên những niềm vui, lạc quan vào cuộc sống và truyền cho con cái những lạc quan ấy để các con hướng về tương lai. Đặc biệt là câu nói bông đùa của bà cụ Tứ “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Câu nói toát lên khí chất của một bà mẹ vừa hóm hỉnh, nhân hậu nhưng cũng đầy đắng cay trong câu nói để mong các con vui vẻ, xua tan đi không khí u ám chiếm lĩnh không gian ngôi nhà bà.
Có thể thấy rằng, chi tiết bữa ăn ngày cưới ở phần cuối tác phẩm vừa tô đậm giá trị hiện thực nạn đói năm 1945. Để qua đấy, người đọc có thể hình dung ra được những thảm cảnh của người lao động. Nạn đói đe dọa đến sự sống và bao trùm mọi ngóc ngách, ngôi nhà của những người lao động nghèo, cướp đi sinh mạng của biết bao con người khốn khó. Đồng thời chi tiết này cũng có tác dụng tô đậm thêm giá trị nhân đạo của tác giả. Kim Lân thể hiện một nỗi cảm thương sâu sắc cho người nông dân lao động đồng thời cũng ca ngợi sức mạnh cũng như khí chất của con người lao động thời kỳ bấy giờ. Dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu, họ vẫn sống và đối xử với nhau bằng hơi ấm của tình người. Và bằng việc sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng tác giả đã gây ấn tượng mạnh vào tâm trí của người đọc.
Bài làm mẫu 4
Thành công của truyện ngắn “Vợ nhặt” không chỉ bởi nội dung đặc sắc cùng tinh thần nhân văn cao cả mà còn được tạo nên bởi hàng loạt những chi tiết đặc sắc. Một trong số những chi tiết ấn tượng, ý nghĩa nhất của truyện ngắn Vợ nhặt là chi tiết về mâm cơm ngày đói với sự xuất hiện của món cháo cám.
Trong buổi sáng đầu tiên về nhà chồng, chị vợ nhặt đã cùng bà cụ Tứ quét dọn làm cho ngôi nhà lụp xụp của mẹ con Tràng trở nên sáng sủa như vừa được thổi thêm luồng sinh khí mới. Trong bữa cơm gia đình, tác giả Kim Lân đã đặc biệt chú trọng đến việc miêu tả mâm cơm ngày đói. Đó là một bữa cơm thật thảm hại, thiếu thốn với một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo, một niêu cháo lõng bõng mà mỗi người chỉ được lưng lưng hai bát, xuất hiện trên mâm cơm ngày đói còn là món ăn vốn không dành cho con người – cháo cám.
Điều đáng nói là món cháo cám xuất hiện như một món quà đặc biệt mà bà cụ Tứ chuẩn bị trong ngày đầu tiên con dâu về nhà, điều này được thể hiện trực tiếp qua sự hào hứng, vui vẻ cùng lời giới thiệu đầy hài hước “Chè khoán, chè khoán đây”. Khi không khí bữa ăn trầm lại vì miếng cháo đắng chát nghẹn ứ nơi cổ thì bà vẫn cố động viên các con “Cháo cám đấy. Ngon đáo để. Trong xóm mình khối nhà còn không có mà ăn”.
Nhà văn Kim Lân tập trung miêu tả mâm cơm ngày đói đã làm tăng giá trị hiện thực khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra. Trong nạn đói, cháo cám món ăn vốn không dành cho con người cũng trở thành món ăn, món quà đặc biệt. Cuộc sống trở nên thảm hại vì ám ảnh đói khát nhưng con người trong bức tranh nạn đói ấy chưa bao giờ bi quan, tiêu cực mà luôn hướng đến cuộc sống tốt đẹp ở tương lai, thể hiện sức sống tinh thần đầy mạnh mẽ.
Qua chi tiết mâm cơm ngày đói, đặc biệt qua hình ảnh nồi cháo cám đã thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim Lân đối với khát khao sống chính đáng ở những người nông dân nghèo. Họ là những nạn nhân đáng thương bị nạn đói vắt kiệt sức sống nhưng họ vẫn luôn mang trong mình niềm tin mãnh liệt và sức sống tinh thần mạnh mẽ.
Bữa cơm ngày đói trong Vợ nhặt
Bài làm mẫu 1
Dưới ngòi bút tài năng của mình, nhà văn Kim Lân đã thành công xây dựng chi tiết bữa cơm ngày đói trong tác phẩm Vợ nhặt.
Cũng như bao gia đình khác, trong buổi sáng đầu tiên về nhà chồng, chị vợ nhặt đã dậy thật sớm để cùng mẹ chồng dọn dẹp lại căn nhà sáng sủa, gọn gàng hơn. Bà cụ Tứ cũng chu đáo, không quên chuẩn bị bữa cơm sáng đón tiếp con dâu. Nhưng khác xa so với tưởng tượng của người đọc thì bữa cơm ấy lại là bữa cơm thật thảm hại, thiếu thốn chẳng có gì ngoài một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo, một niêu cháo lõng bõng. Dường như món cháo cáo đã là thức ăn xa xỉ để bà cụ Tứ chiêu đãi con dâu ngày đầu ra mắt nhà chồng. Đó cũng như là một món quà đặc biệt mà bà cụ Tứ chuẩn bị trực tiếp qua sự hào hứng, vui vẻ cùng lời giới thiệu đầy hài hước “Chè khoán, chè khoán đây”. Khi không khí bữa ăn trầm lại vì miếng cháo đắng chát nghẹn ứ nơi cổ thì bà vẫn cố động viên các con “Cháo cám đấy. Ngon đáo để. Trong xóm mình khối nhà còn không có mà ăn”.
Nhà văn Kim Lân tập trung miêu tả mâm cơm ngày đói đã làm tăng giá trị hiện thực khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra cho nhân dân ta. Trong nạn đói, cháo cám món ăn vốn không dành cho con người cũng trở thành món ăn, món quà đặc biệt. Cuộc sống trở nên thảm hại vì ám ảnh đói khát nhưng con người trong bức tranh nạn đói ấy chưa bao giờ bi quan, tiêu cực mà luôn hướng đến cuộc sống tốt đẹp ở tương lai, thể hiện sưc sống tinh thần đầy mạnh mẽ.
Chi tiết bữa cơm ngày đói ấy không chỉ tái hiện lại toàn cảnh nạn đói xã hội chúng ta lúc bấy giờ mà còn thể hiện khát vọng mạnh mẽ, chiến đấu với tử thần để giành lại được sự sống của người nông dân.
Bài làm mẫu 2
Đọc truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, tôi đặc biệt chú ý tới đoạn văn miêu tả bữa cơm ngày đói.
Chi tiết nằm ở phần cuối của truyện ngắn Vợ nhặt. “Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:
– Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy chốc mà có ngay đàn gà cho mà xem…
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có hai lưng bát đã hết nhẵn.
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
– Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
– Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:
– Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta còn khối nhà chả có cám mà ăn đấy…”.
Đó là bữa cơm của gia đình Tràng với lần đầu tiên có sự hiện diện của người phụ nữ “vợ nhặt”. Hình ảnh bữa cơm là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng, gợi mở nhiều điều về hiện thực. Trước hết, đó là sự thảm hại của cuộc sống người nông dân nơi xóm ngụ cư vào những ngày nạn đói hoành hành. Bình thường, cuộc sống của người dân xóm ngụ cư vốn đã đầy ắp những nỗi khó khăn. Giờ giữa nạn đói, mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà Kim Lân lại chú ý đặc tả hình ảnh bữa ăn nhà Tràng. Quan sát bữa ăn của gia đình họ, người đọc không thể không trỗi lên một niềm thương cảm. Bữa ăn chỉ có một ít cháo và rau chuối, không đủ cho ba miệng ăn. Bởi vậy, ngay sau đó bà cụ Tứ đã bổ sung thêm món “chè khoán”. Gọi là “chè khoán” chứ thực chất đó là món cháo cám, một thứ người ta vẫn thường dùng làm thức ăn cho gia súc. Vì không phải là thức ăn của con người nên chỉ mới đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, “hai con mắt thị tối lại”. Còn Tràng, “gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun lại ngay, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”.
Không khí bữa ăn chùng xuống, bởi “không ai nói câu gì”, “tránh nhìn mặt nhau” và đeo đuổi theo “nỗi tủi hờn” của riêng mình. Bữa ăn nhà Tràng quả là thê thảm nhưng dù sao vẫn còn khá hơn nhiều nhà khác. Câu nói của bà cụ Tứ đã mách bảo cho ta thực tế đó. “Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”.
Một đoạn văn ngắn mà đã nói được một cách thấm thía nỗi cơ cực của con người. Qua đây, người đọc có thể nhận ra thái độ cảm thông và cách tố cáo hiện thực của nhà văn Kim Lân.
Khi được hỏi về quan điểm viết truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân nói rằng: “Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai”. Quan điểm đó đã chi phối sâu sắc tới quá trình triển khai, xử lý các tình huống nghệ thuật của nhà văn. Đoạn văn miêu tả bữa cơm ngày đói vẫn không ngoài tinh thần chung đó.
Như đã nói ở trên, hình ảnh bữa cơm gia đình Tràng là một biểu hiện sinh động của tình trạng thảm hại những ngày đói năm 1945. Cái đói đã đẩy con người về hàng súc vật. Nhưng con người vẫn là con người, vẫn tìm cách nương tựa vào nhau mà sống, vẫn khát khao, hi vọng. Bởi vậy, có một không khí khác trong đoạn văn miêu tả bữa cơm ngày đói của Kim Lân. Đó là không khí đầm ấm, đầy ắp tình người của gia đình Tràng. “Chưa bao giờ trong gia đình này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế”. Nhân vật tạo nên không khí đầm ấm đó không ai khác hơn là bà cụ Tứ. Trong bữa ăn “bà lão nói toàn chuyện vui”, lúc nào cũng “tươi cười, đon đả”. Có thể cái “tươi cười, đon đả” của cụ là để nhằm khỏa lấp tình trạng đen tối của hiện thực nhưng căn bản đó là nụ cười hạnh phúc của người mẹ nghèo trước cuộc sống mới của Tràng. Bà hiểu, mọi cuộc hôn nhân đều hàm chứa một khát vọng xây đắp cuộc sống của con người. Cho nên, câu chuyện trong bữa ăn với các con của bà là những “hoạch định” về tương lai. Đó là việc sử dụng chỗ đầu bếp làm cái chuồng gà. Bà hi vọng khi có tiền sẽ mua lấy đôi gà, “ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…”.
Chợt nhớ tới triết lý “Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây” trong bài ca dao Mười cái trứng nổi tiếng của nền văn học dân gian Việt Nam. Bản chất con người Việt Nam là vậy, luôn biết tin tưởng và lạc quan.
Bữa cơm ngày đói do vậy, tuy có “thảm hại” xong vẫn đầm ấm tình người, vẫn ánh lên những tia hi vọng vào cuộc sống sẽ đổi thay. Ngòi bút của Kim Lân đã chạm vào được tầng sâu của hiện thực.
Bài làm mẫu 3
“Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân. Truyện đã miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đồng thời tác giả còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kỳ diệu của họ. Nổi bật trong truyện là chi tiết bữa cơm ngày đói sau khi Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà.
Tràng – một người dân nghèo khổ sống cùng với mẹ già ở xóm ngụ cư. Một ngày nọ, trên đường kéo xe bò vào dốc tỉnh, Tràng tình cờ gặp gỡ với Thị. Chỉ với câu đùa và bốn bát bánh đúc, Thị đã đồng ý theo làm vợ và theo Tràng về nhà. Khi về đến nhà, bà mẹ của Tràng ban đầu rất ngạc nhiên, sau đó là đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu với một sự thương cảm sâu sắc. Sáng hôm sau, Tràng bỗng cảm thấy mình đổi khác. Anh cảm thấy mình có trách nhiệm hơn. Bữa cơm đầu tiên của nàng dâu mới chỉ có vài món ăn đơn giản: “Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành”.
Đó là bữa cơm đầu tiên sau khi Tràng có vợ – một bữa cơm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước hết, hình ảnh bữa cơm là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng, gợi mở về hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Thông thường trong cuộc sống bình, sau khi lấy vợ thì cuộc sống trong gia đình sẽ có sự thay đổi, bữa ăn hàng ngày sẽ đầy đủ, chỉn chu hơn. Nhưng trong hoàn cảnh của Tràng thì bữa cơm đầu tiên của lại chỉ có vài món ăn đơn giản. Đó là sự thảm hại của cuộc sống người nông dân nơi xóm ngụ cư vào những ngày nạn đói hoành hành. Cuộc sống của họ vốn đã rất khó khăn, nhưng giữa nạn đói, mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn. Chi tiết bữa ăn ngày đói càng làm nhấn mạnh cuộc sống khổ cực của họ. Nhưng đặc biệt là nhà văn lại miêu tả, họ ăn rất ngon lành, lại nói với nhau những điều rất vui vẻ. Từ đó cho thấy sự lạc quan, niềm tin vào một vào tương lai tốt đẹp của những người dân lao động nghèo.
Đặc biệt là hình ảnh nồi cháo cám mà bà cụ Tứ gọi đó là “chè khoán”. Kim Lân đã miêu tả thật khéo léo:
“Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
– Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:
– Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta còn khối nhà chả có cám mà ăn đấy…”.
Hình ảnh nồi cháo cám của bà cụ Tứ lại kéo họ trở về thực tế. Bà cụ Tứ gọi là “chè khoán” chứ thực chất đó là món cháo cám – đó là thứ đồ ăn dùng để chăn nuôi gia súc. Thái độ của thị khi đón lấy bát “cháo cám” được miêu tả: “hai con mắt thị tối lại”. Còn Tràng, “gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun lại ngay, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”. Không khí bữa ăn cũng vì thế mà lắng xuống. Cả gia đình “không ai nói câu gì”, “tránh nhìn mặt nhau” và đeo đuổi theo “nỗi tủi hờn” của riêng mình. Hình ảnh nồi cháo cám càng làm cho hoàn cảnh trở nên thê thảm hơn. Nhất là đối với người vợ nhặt, những tưởng sau khi theo Tràng về sẽ thoát khỏi cuộc sống nghèo đói, nhưng nào đâu gia cảnh của nhà Tràng cũng chẳng khá hơn.
Như vậy, chi tiết bữa ăn ngày đói thật giàu ý nghĩa. Bữa ăn ngày đói tuy có thảm hại nhưng vẫn thể hiện về niềm tin vào một tương lai tươi sáng.
Bài làm mẫu 4
“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả thật điều đó đã được thể hiện qua truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Đó là chi tiết bữa cơm ngày đói sau khi Tràng có được vợ. Đây là một chi tiết giàu ý nghĩa thể hiện được dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
“Vợ nhặt” kể về Tràng một người dân nghèo khổ sống cùng với mẹ già ở xóm ngụ cư. Một ngày nọ, trên đường kéo xe bò vào dốc tỉnh, Tràng tình cờ gặp gỡ với Thị. Chỉ với câu đùa và bốn bát bánh đúc, Thị đã đồng ý theo làm vợ và theo Tràng về nhà. Khi về đến nhà, bà mẹ của Tràng ban đầu rất ngạc nhiên, sau đó là đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu với một sự thương cảm sâu sắc. Sáng hôm sau, Tràng cảm thấy mình có sự thay đổi kì lạ. Sau đó là bữa ăn ngày đói của cả gia đình.
Trong cuộc sống, bữa ăn đầu tiên của một gia đình sau khi có nàng dâu mới rất quan trọng. Nhưng ở trong Vợ nhặt thì bữa ăn chỉ có “độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”. Toàn là những món ăn hết sức đơn giản. Bữa cơm đã cho thấy sự nghèo đói của một gia đình ở tầng lớp dưới cùng của xã hội. Đồng thời việc miêu tả bữa ăn cũng cho thấy một hiện thực ở nông thôn Việt Nam những năm 1945. Nạn đói hoành hành, đẩy con người vào cuộc sống nghèo đói. Nhưng trong hoàn cảnh vậy, họ vẫn lạc quan, “cả nhà đều ăn rất ngon lành”, rồi họ nói với nhau về chuyện tương lai tốt đẹp.
Đặc biệt là hình ảnh nồi cháo cám mà bà cụ Tứ gọi là chè khoán. Món ăn thường dùng trong chăn nuôi gia súc. Vậy mà ở đây lại là thức ăn của con người. Cách gọi của bà cụ Tứ gợi ra tiếng cười xót xa cho cảnh ngộ của con người trong nạn đói. Tuy vậy, cách đón nhận của mỗi người lại khác nhau. Bà cụ Tứ vẫn tươi cười, đón đả: “- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”. Người vợ nhặt thì đón lấy bát “cháo cám” được miêu tả: “hai con mắt thị tối lại”. Còn Tràng, “gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun lại ngay, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”. Nồi cháo cám đã kéo họ về với hiện thực cuộc sống đói nghèo. Kim Lân tiếp tục miêu tả: “Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người”. Chỉ với một đoạn văn ngắn nhưng đã gửi gắm nhiều ý nghĩa.
Qua chi tiết mà Kim Lân xây dựng, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc về nạn đói năm 1945, cũng như thấu hiểu hơn về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh đó.
Bài làm mẫu 5
Tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân chính là một trong những tác phẩm kinh điển tái hiện chân thực, sinh động của nạn đói những năm 1945 khiến 2 triệu đồng bào nhân dân ta chết vì đói.
Thật vậy, sự đói kém của những vùng làng quê đã được thể hiện trực tiếp bằng những hình ảnh như: đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ, người chết như ngả rạ, ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường và mùi gây của xác người.
Bức tranh tổng quan về nạn đói những năm 1945 được khắc họa vô cùng chân thực và sinh động dưới ngòi bút của nhà văn Kim Lân. Tiếp theo, nạn đói tiếp tục được thể hiện qua tình huống nhân vật Tràng lấy được vợ. Sự nghèo khó đã đưa hai con người đến với nhau. Ở lần gặp thứ hai, vì quá đói mà nhân vật Thị đã đánh mất hết tự trọng để mà “đòi nợ” Tràng lời hứa mời ăn hôm trước. Và cũng vì sự nghèo khó ấy mà chỉ bằng một câu nói nửa đùa nửa thật của Tràng mà Thị trở về nhà Tràng và họ nên duyên vợ chồng với nhau.
Việc lấy vợ là một sự kiện thiêng liêng và trọng đại nhưng vì cái nghèo mà ta được chứng kiến một đám cưới không thể đơn giản hơn. Tràng cũng đã tưởng tượng đến sự đói nghèo không biết có sống nổi để mà nuôi nhau hay không nhưng Tràng vẫn nhắm mắt mặc kệ. Sự nghèo khổ của gia đình nhà Tràng còn được thể hiện bằng tâm tư, tâm trạng chua xót của người mẹ. Những giọt nước mắt của bà lão rơi xuống minh chứng cho tình yêu thương con, cùng với đó là sự chua xót cho tình cảnh nghèo khó của gia đình nhà mình. Hoàn cảnh nghèo khó khủng khiếp của gia đình Tràng cũng như bao gia đình khác được thể hiện bằng hình ảnh của nồi cháo cám.
Nồi cháo cám thể hiện cho sự nghèo khó đến tột cùng của gia đình những người nông dân lúc bấy giờ. Sự nghèo đói đã đưa đến kết thúc mở cho truyện đó là hình ảnh của lá cờ phấp phới, mở đường cho những người nông dân nghèo khó lúc bấy giờ phá kho thóc của Nhật để có thể sống sót khỏi nạn đói. Tóm lại, truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân đã thể hiện được tài tình và xuất sắc nạn đói những năm 1945 mà những người nông dân phải gánh chịu.
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm bài văn cảm nhận bữa cơm ngày đói
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Cảm nhận bữa cơm ngày đói trong Vợ Nhặt 3 Dàn ý & 12 bài văn hay lớp 12 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.