TOP 91 Mở bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam siêu hay trong bài viết dưới đây giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu tự học một cách thuận lợi, làm phong phú thêm tư duy sáng tạo và nâng cao kỹ năng viết văn được tiến bộ hơn.
Mở bài Hai đứa trẻ xoay quanh các chủ đề như: phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật Liên, phân tích An, phân tích hình ảnh đoàn tàu … Thông qua mở bài Hai đứa trẻ sẽ giúp các bạn có thêm ý tưởng dẫn dắt người đọc, người chấm vào bài viết của mình, dễ dàng hiểu được nội dung mà các bạn muốn truyền đạt. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 11.
Mở bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam hay nhất
- Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ (2 Mẫu)
- Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ (20 Mẫu)
- Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật Liên (14 Mẫu)
- Mở bài phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ (7 Mẫu)
- Mở bài phân tích giá trị hiện thực trong Hai đứa trẻ (3 Mẫu)
- Mở bài phân tích bức tranh phố huyện nghèo (12 Mẫu)
- Mở bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ (11 Mẫu)
- Mở bài phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm (8 Mẫu)
- Mở bài phân tích chi tiết giấc ngủ của Liên (4 Mẫu)
- Mở bài cảm nhận tác phẩm Hai đứa trẻ (3 Mẫu)
- Mở bài cảm nhận nhân vật Liên (5 Mẫu)
Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
Mở bài mẫu 1
Tháng 3, rét nàng Bân đã ùa về trên những con phố nhỏ.Nắng đầu hạ trong trẻo, ngây thơ tựa như khuôn mặt của cô gái nhỏ chưa kịp đan chiếc khăn còn dang dở.Thoang thoảng nghe mùi thơm nồng của những cút rượu được ủ sâu trong lớp men kín, mùi của nắng, của gió, của đất trời quê tôi.Tôi đang bước đi trên con đường mòn nhiều sỏi đá, nơi có tiếng còi tàu hối hả, tiếng lao xao còn sót lại của phiên chợ đã vãn, nơi có những mảnh đời héo hắt ngước nhìn đau đáu vào bầu trời khuya, những kiếp mưu sinh thê lương khốn khổ.Nơi mà những kiếp người ấy đã đi vào trong văn của Thạch Lam một cách chân thực đến lạ thường.Không bi lụy, không đớn đau, người ta chỉ nhìn thấy ở đó ánh sáng của niềm hi vọng, của ước mơ và niềm tin mãnh liệt về một tương lai tươi sáng của “Hai đứa trẻ”.
Mở bài mẫu 2
Làn gió heo may uốn lượn quanh vòm trời xanh thẳm.Tôi rút chiếc headphone và cảm nhận những dư ba còn đọng lại qua những câu chuyện thấm đượm chất trữ tình.Hương hoa hoàng lan hòa quyện với làn sương mờ cất lên khúc hát tâm tình về một miền ga nhỏ, tiếng hét con tàu cuốn theo những tâm tư ý nguyện của” Hai đứa trẻ” đến một vùng đất mới, ủ đượm sâu thẳm là ước mơ cháy bỏng, niềm tin mãnh liệt và hi vọng sáng ngời của những con người nơi phố huyện- quê hương của nhà văn Thạch Lam.
Mở bài mẫu 3
Nền văn học Việt Nam chất chứa một kho tàng đồ sộ các tác phẩm nổi tiếng với vô số đề tài phong phú được thổi hồn bởi nhiều phong cách sáng tác khác nhau. Trong đó, chủ đề khắc họa nội tâm nhân vật được các nhà văn đề cao và lấy làm trọng tâm trong sự nghiệp văn chương của mình. Ta không thể không nhắc đến nhà văn Thạch Lam với chủ đề này, ông là một nhà văn nổi tiếng với lối hành văn giản dị mà lay động lòng người, nổi bật là tác phẩm Hai đứa trẻ.
Mở bài mẫu 4
Tâm hồn trẻ thơ và những ước muốn bé nhỏ mà lại vô cùng đẹp đẽ, lớn lao của chúng luôn là đề tài nóng hổi được nhiều nhà văn đặt làm chủ đề khai thác. Nhà văn Thạch Lam đã thành công xây dựng nội tâm nhân vật cô bé Liên và An trong tác phẩm Hai đứa trẻ với ước mơ mong manh nhưng lại nói lên khát khao to lớn về một cuộc sống tươi đẹp. Chính điều đó đã đọng lại sâu trong trái tim của người đọc về nơi sâu lắng của tâm hồn những người nghèo khổ từ đó thương cảm, xót xa đến lạ thường.
Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ
Mở bài mẫu 1
Cất lên từ khúc hát tình si nồng nàn say đắm tưởng chừng như muốn bùng cháy, khao khát của những con người nơi phố huyện nghèo trong “Hai đứa trẻ “- Thạch Lam đã ăn sâu vào tâm trí người đọc một ấn tượng sâu sắc đến ám ảnh.Phải chăng con người của “ Tự lực văn đoàn ấy” đã viết ra bằng những xúc cảm tinh tế mà mãnh liệt nhất chính cuộc sống thuở nhỏ của mình nơi phố huyện xưa? Có lẽ chăng mà vì thế, tác phẩm đi vào lòng người đọc như một nốt nhạc du dương, nhẹ nhàng đến lạ kì.
Mở bài mẫu 2
Thạch Lam là cây bút truyện ngắn tài hoa trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Các sáng tác của ông thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân nghèo thị thành và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. “Hai đứa trẻ” tiêu biểu cho phong cách độc đáo của ông bởi chất hiện thực hòa quyện với lãng mạn, tự sự giao duyên với trữ tình để lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu sắc. Qua tác phẩm, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những cuộc sống cơ cực, quẩn quanh nơi phố huyện nghèo trước Cách mạng đồng thời biểu lộ sự trân trọng ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ.
Mở bài mẫu 3
Nội dung bao trùm của truyện “Hai đứa trẻ” là tấm lòng “êm mát và sâu kín” của Thạch Lam đối với con người và quê hương. Ở đây, nhà văn vừa thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội cũ vừa bộc lộ thái độ đồng cảnh, trân trọng đối với khát vọng tuy rất mơ hồ của họ. Qua truyện “Hai đứa trẻ”, người đọc còn cảm nhận được phần nào tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của Thạch Lam.
Mở bài mẫu 4
Truyện của Thạch Lam “không có chuyện”. Và tác phẩm “Hai đứa trẻ” cũng vậy. Chỉ có hai đứa trẻ từ Hà Nội chuyển về một phố huyện nghèo, trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Chiều, hai chị em ngồi trên chiếc chõng tre ngắm cảnh phố xá lúc hoàng hôn, rồi đêm đến, tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt, hai chị em vẫn cố thức để đợi xem chuyến tàu đêm từ Hà Nội chạy qua rồi mới khép cửa hàng đi ngủ. Nhưng truyện lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Mở bài mẫu 5
Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, ông là em trai của hai nhà văn nổi tiếng là Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long). Các tác phẩm của ông để lại không nhiều nhưng mỗi một sáng tác là một thành công riêng. Ông được người đời đánh giá là “Cây bút có biệt tài về truyện ngắn”. Tiêu biểu là tác phẩm “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” thể hiện tài năng về truyện ngắn là “truyện không có chuyện”, chủ yếu đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật và minh chứng cho văn phòng riêng biệt, độc đáo của Thạch Lam là giản dị, trong sáng mà thâm trầm sâu sắc.
Mở bài mẫu 6
Nếu như các nhà văn thuộc Tự lực văn đoàn miêu tả cuộc sống với tất cả những gì đẹp nhất, trong sáng nhất thì Thạch Lam lại tìm cho mình một lối đi riêng. Dưới con mắt của ông, đời không chỉ có tình yêu mãnh liệt đến quên cả đất trời, quên cả mọi người mà còn có cả những nỗi đau. Ngòi bút Thạch Lam hòa cùng cuộc sống, lách vào sâu những ngõ ngách tâm hồn con người để từ đó chắt lọc ra cả một bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo (trong Hai đứa trẻ) mà ở đó bóng tối đè nặng lên cuộc sống cùng cực, luẩn quẩn của con người.
Mở bài mẫu 7
Văn chương Thạch Lam trong sáng giản dị mà thâm trầm sâu sắc. Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về bài học nhân sinh trong cuộc sống.
Mở bài mẫu 8
Thạch Lam thực sự sáng tác chỉ trong khoảng sáu năm, và mất khi mới ba mươi hai tuổi. Tuy vậy, ông đã có những đóng góp tích cực đối với nền văn xuôi Việt Nam trên đường hiện đại hoá, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Một trong số đó là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã để lại nhiều giá trị.
Mở bài mẫu 9
Nhắc đến Thạch Lam là nhắc đến một nhà văn lớn của khuynh hướng văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Nhà văn Nguyễn Tuân khi nhận xét về Thạch Lam từng viết: “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn từ những chân cảm đối với con người ở tầng lớp dân nghèo. Thạch Lam là nhà văn luôn quý mến cuộc sống, trân trọng sự sống của mọi người xung quanh”. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chính là minh chứng tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.
Mở bài mẫu 10
“Hai đứa trẻ” là truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam viết vào những năm 1937 – 1938 khi mà xã hội Việt Nam ở vào một trong những thời kì đen tối nhất. Đây là truyện mang đậm phong cách của Thạch Lam, cốt truyện không có những nút thắt nổi bật độc đáo nhưng khi đọc xong luôn ám ảnh lòng người. Một trong những thành công của truyện là tác giả đã tái hiện lại bức tranh sinh động về đời sống ở một ga xép khi màn đêm buông xuống mà qua đó nhà văn đã gửi gắm tình cảm của mình với những cảnh đời khác nhau.
Mở bài mẫu 11
Thạch Lam – một nhà văn tiêu biểu cho dòng văn học văn lãng mạn. Tuy nhiên cái lãng mạn trong văn của ông nó rất lạ, độc đáo: xuất phát từ hiện thực, tinh tế, nhẹ nhàng và đi sâu vào lòng người. Đó là cái lãng mạn tích cực, lãng mạn đẹp. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” rút ra từ tập “Nắng trong vườn” là một minh chứng. Truyện viết xúc động về người nghèo, những em bé nhà nghèo ở một phố huyện nhỏ với lời văn nhẹ nhàng, tinh tế nói lên lòng xót thương đối với những kỷ niệm và ước mơ bình dị, cảm động của những em bé nơi phố huyện nghèo ngày xưa.
Mở bài mẫu 12
Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả , thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm của ông, cũng như điểm nhìn của tác giả. Điều đó được thể hiện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
Mở bài mẫu 13
Trong nhóm Tự lực văn đoàn, nhà văn Thạch Lam có một cuộc đời ngắn ngủi nhất, viết ít nhất những tác phẩm của ông lại còn mãi với thời gian. Truyện ngắn Thạch Lam dù trải qua bao khắc nghiệt vẫn giữ nguyên giá trị và được nhiều bạn đọc tìm đến với một niềm say mê trân trọng. “Hai đứa trẻ” được in trong tập nắng trong vườn (1938). Sức hấp dẫn của truyện không chỉ ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ở tấm lòng nhân hậu mênh mang ở giọng văn lắng đọng nhẹ nhàng mà đặc biệt còn ở ngòi bút khắc họa bức tranh phố huyện nghèo và tâm trạng của Liên.
Mở bài mẫu 14
Thạch Lam – nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông có rất nhiều những tác phẩm hay. Đặc biệt nổi bật là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chưa đựng nhiều giá trị sâu sắc.
Mở bài mẫu 15
Thạch Lam được biết đến là một cây bút nhẹ nhàng, sâu lắng trong nhóm Tự lực văn đoàn. Phong cảnh văn chương của ông không thể lẫn lộn với bất cứ ai. Mỗi trang văn của ông là những lời thủ thỉ tâm tình cuốn hút người đọc. Đó là “những câu chuyện không có cốt truyện” được viết lên bởi chất liệu nhẹ nhàng, man mác, tiêu biểu là tác phẩm “Hai đứa trẻ”.
Mở bài mẫu 16
Thạch Lam – nhà văn lãng mạn tiêu biểu của làng văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông không quá phô trương mà thường miêu tả một cách chân thực đời sống của người nông dân. Qua đó, lột tả nội tâm sâu sắc của nhân vật. Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
Mở bài mẫu 17
Thạch Lam cây bút văn xuôi lãng mạn tiêu biểu của văn học 1930 – 1945, các sáng tác của ông tập trung đi sâu khai thác vào cuộc sống đời thường, bình dị. Với những tác phẩm thường “truyện không có chuyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc trong lòng người đọc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm mang trong mình vẻ đẹp giản dị, sâu lắng như vậy.
Mở bài mẫu 18
Trong nhóm tự lực văn đoàn Thạch Lam sống một cuộc đời ngắn ngủi nhất, viết ít nhất nhưng tác phẩm của ông sống mãi với thời gian. Truyện ngắn Thạch Lam dù trải qua bao khắc nghiệt vẫn giữ nguyên giá trị và được nhiều bạn đọc tìm đến với một niềm say mê trân trọng. Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn(1938) sức hấp dẫn của truyện không chỉ ở nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, ở tấm lòng nhân hậu mênh mang ở giọng văn lắng đọng nhẹ nhàng mà đặc biệt còn ở ngòi bút khắc họa bức tranh phố huyện nghèo và tâm trạng của Liên.
Mở bài mẫu 19
Thạch Lam sáng tác không nhiều nhưng đủ để mọi người nhận thấy ông là một nhà văn có phong cách riêng trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu sắc. Mỗi truyện của ông giống như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc thương yêu con người và cảnh vật. Ông có nhiều đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám, đặc biệt trong thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất cho phong cách sáng tác của Thạch Lam.
Mở bài mẫu 20
Thạch Lam là một cây bút xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn. Có người đã từng nhận xét sáng tác của Thạch Lam chứa đựng hai yếu tố hiện thực và lãng mạn xen lẫn nhau. Chính vì vậy mà những sáng tác của ông bao giờ cũng toát lên tình cảm nhân ai sâu sắc. Truyện ngắn Hai đứa trẻ dù không có cốt truyện đặc biệt nhưng thông qua tiếng nói nội tâm của nhân vật Liên, từng mảnh đời bất hạnh hiện lên và mang đến cho tác phẩm thật nhiều cảm xúc. Nó khiến cho tác phẩm có một sức hút kì lạ.
Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật Liên
Mở bài mẫu 1
Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả, thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm của ông, cũng như điểm nhìn của tác giả. Nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong số những nhân vật điển hình của ngòi bút Thạch Lam. Sự nhạy cảm, sự chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên gợi ra nhiều nét tâm trạng của một cô gái mới lớn. Những nét tính cách của Liên được bộc lộ qua những chi tiết nhỏ nhặt trong truyện ngắn, hay chính là những sự thay đổi trong tâm tư tình cảm của tác giả.
Mở bài mẫu 2
“Văn học là nhân học” (M.Gorki). Trong văn học, vẻ đẹp nhân bản của con người luôn luôn là một phương tiện thẩm mỹ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hòa quyện với nhau. “Hai đứa trẻ” vừa là bức tranh hiện thực phố huyện nghèo, vừa như một bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn bâng khuâng day dứt về đời sống con người. Điều đó có thể thấy được qua cách Thạch Lam miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên.
Mở bài mẫu 3
Thạch Lam đã nhập thân vào nhân vật Liên để khám phá, cảm nhận khung cảnh nơi phố huyện. Liên mới tám tuổi nhưng đã sớm có những quan sát, nhạy cảm trước sự thay đổi của cuộc sống. Thạch Lam đã rất tinh tế khi miêu tả được những diễn biến tâm lý phức tạp trong Liên trong một khoảnh khắc ngắn của thời gian từ chiều tà đến đêm tối. Mọi diễn biến của cuộc sống xung quanh, từng sự thay đổi dù là sự nhỏ nhất của mảnh đất Liên đang sống cũng được nắm bắt qua đôi mắt và cảm nhận của Liên.
Mở bài mẫu 4
Những trang văn Thạch Lam như những dòng suối ngọt lành nồng nàn tình yêu thương. Sáng tác của Thạch Lam mang màu sắc hiện thực song lại không để cho người đọc thấy được những mảnh vá trên vai áo của những con người nghèo khổ. “Hai đứa trẻ” – một truyện ngắn thấm thía niềm xót thương, một trái tim giàu lòng trắc ẩn của Thạch Lam đã gợi ra tính nhân văn cao cả. Cả truyện ngắn bao trùm là cuộc sống quẩn quanh, cơ cực, tối tăm ở phố huyện nghèo, nhưng dường như ở đó ta vẫn thấy những điểm sáng đó là hình ảnh hai chị em Liên và An. Hai đứa trẻ là hai nhân vật chính của câu chuyện, mọi biến chuyển tinh vi của vạn vật đều hiện lên qua ánh nhìn nhạy cảm của cô bé Liên. Không gian phố huyện được xuất hiện qua tâm trạng Liên và đến với người đọc qua tâm trạng Liên.
Mở bài mẫu 5
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được viết vào năm 1938, nhân vật Liên là một nhân vật mà tác giả đã khai thác rõ nhất về tâm trạng cũng như nội tâm. Dù đó chỉ là một cô bé mới lớn nhưng trong cô đã ôm ấp những cái rất mới trong sự khao khát và ước muốn của con người ở phố huyện nghèo này.
Mở bài mẫu 6
Thạch Lam nổi tiếng với lối viết “truyện không có chuyện” – những truyện ngắn của ông dường như không theo một sự kiện nào cả mà cứ bình bình đạm đạm kể về cuộc sống sinh hoạt của những con người, những kiếp người với giọng văn tinh tế, giản dị và sâu sắc. Thạch Lam rất giỏi trong việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật, ông không tả một cái gì trực tiếp mà thường qua những chi tiết, những hành động và lời nói của nhân vật và phác họa nên một tâm hồn phong phú, độc đáo. Nhân vật Liên trong tác phẩm là một điển hình của nghệ thuật ấy, từ những cảnh chiều tàn phố thị, những kiếp người tàn nơi tỉnh lẻ, bức tranh tâm hồn và tâm trạng của Liên đã được bộc lộ một cách tinh tế và sâu sắc.
Mở bài mẫu 7
Nhận xét về văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân đã nhận định: “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn từ những chân cảm đối với con người ở tầng lớp dân nghèo. Thạch Lam là nhà văn luôn quý mến cuộc sống, trân trọng sự sống của mọi người xung quanh”. Mạch cảm xúc của Thạch Lam thường bắt nguồn từ con người bình dị, cuộc sống bình dị. Ông tinh tế nắm bắt những rung cảm, những xúc cảm trong tâm hồn họ. Nhân vật Liên trong tác phẩm đã thể hiện rõ biệt tài này của ông, đồng thời qua nhân vật còn thấy được tấm lòng trân trọng của nhà văn đối với con người.
Mở bài mẫu 8
Văn học trung đại Việt Nam khép lại ở cuối thế kỉ XIX nhường lối cho văn học hiện đại phát triển. Thời kì này thể loại văn xuôi thành công nhất được kết tinh ở tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhắc đến truyện ngắn ta phải nhắc đến Thạch Lam – “Cây bút có biệt tài về truyện ngắn”. Đặc trưng truyện ngắn của Thạch Lam là “truyện không có chuyện” song vẫn có sức lôi cuốn riêng, con người hiện thực dưới cái nhìn và ngòi bút của ông “không dữ dội như Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao hay bị đày đọa như chị Dậu của Ngô Tất Tố” nhưng vẫn để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc. Và nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là con người như thế. Một con người có một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm được nhà văn quan sát và thể hiện qua diễn biến tâm trạng của cô từ lúc chiều tối cho đến đêm khuya với hai trạng thái cơ bản là nỗi buồn triền miên và niềm vui thoáng chốc khi đoàn tàu đến.
Mở bài mẫu 9
Thạch Lam được mệnh danh là một trong những cây bút lãng mạn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Với lối viết giản dị, giàu cảm xúc những tác phẩm của ông đã để lại nhiều suy tư trong lòng người đọc. “Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm như vậy. Với lối viết bình dị, tâm tình cùng nhiều cung bậc cảm xúc, Thạch Lam đã tạo ra một cô bé Liên với nhiều suy tư, ẩn chứa nhiều ý nghĩa.
Mở bài mẫu 10
Thạch Lam là một nét chấm phá khác biệt của văn học lãng mạn. Giữa thời điểm người ta tìm cái lãng mạn ở cuộc sống thị thành thì Thạch Lam lại hướng ngòi bút của mình để trân trọng nâng niu những mơ ước khát khao đẹp đẽ của những con người nghèo khổ. Tình cảm nhân văn ấy được thể hiện rất rõ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ khi Liên đang chờ chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.
Mở bài mẫu 11
Thạch Lam – một nhà văn thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn nổi tiếng. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông phải kể đến truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Trong tác phẩm này, Thạch Lam đã khắc họa thành công diễn biến tâm trạng của nhân vật liên. Qua đó, ông muốn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Mở bài mẫu 12
Thạch Lam là một trong số những cây bút lãng mạn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với lối viết giàu tâm tình, lời văn bình dị mà gợi cảm, những sáng tác của Thạch Lam luôn mở ra một thế giới thầm kín bên trong của con người với biết bao cảm tưởng, cảm giác và đọng lại trong lòng người đọc thật nhiều dư vị. Và có thể nói, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong số những sáng tác xuất sắc của Thạch Lam. Đọc thiên truyện, người đọc sẽ không thể nào quên được nhân vật Liên – một cô gái nơi phố huyện cũ với nhiều cung bậc cảm xúc, vừa mơ hồ, mong manh, vừa tinh tế và ẩn chứa nhiều ý nghĩa.
Mở bài mẫu 13
Thạch Lam quan niệm: Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, lòng người trong sạch và phong phú hơn.” Và với “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã khiến người đọc không thể quên hay thoát li về hiện thực nơi phố huyện nghèo của những ngày tàn, kiếp người tàn. Đặc biệt, nhân vật Liên là nhân vật chính của truyện, đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả, bởi một cô bé dù sống nghèo khó, tù túng nhưng luôn khát khao mãnh liệt, tin tưởng vào sự sống.
Mở bài mẫu 14
Thạch Lam là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc trong nhóm Tự Lực văn đoàn. “Hai đứa trẻ” là tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam được in trong tập “Nắng trong vườn”. Tác phẩm để lại ấn tượng đối với người đọc nhờ lối kể chuyện nhẹ nhàng ấm áp tình đời, tình người. Có lẽ hình ảnh hai đứa trẻ mà tiêu biểu là nhân vật Liên được Thạch Lam tập trung khắc hoạ nhiều nhất.
Mở bài phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ
Mở bài mẫu 1
Thạch Lam là một trong những cây bút chủ lực của nhóm “Tự lực văn đoàn”. Sáng tác của ông bao gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, phê bình… Nhưng lĩnh vực thành công nhất của ông là truyện ngắn.Trong những truyện ngắn có khuynh hướng hiện thực cuộc sống của Thạch Lam có thể nói “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm thành công tiêu biểu. Truyện không có những tình tiết hấp dẫn, li kì, gây cấn chỉ xoay quanh sinh hoạt của người dân ở một phố huyện nghèo trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng qua đó Thạch Lam đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Mở bài mẫu 2
Thạch Lam là một nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mạn. Các tác phẩm của ông giản dị, nhẹ nhàng mà lại thâm trầm sâu sắc. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm đó. Truyện đã gửi gắm được những giá trị nhân văn sâu sắc.
Mở bài mẫu 3
Thạch Lam là một cây bút nổi tiếng trong dòng văn học lãng mạn Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn chứa đựng những tình cảm dịu dàng, lắng đọng, những lãng mạn, tinh tế của cuộc sống thường ngày. Văn của Thạch Lam thường khai thác nội tâm nhạy cảm của nhân vật, để phản ánh nỗi lòng, tâm tư của mình vào trong câu chuyện, vừa dung dị, nhẹ nhàng, lại vô cùng thâm trầm, sâu sắc. “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Truyện thể hiện được những giá trị nhân đạo sâu sắc.
Mở bài mẫu 4
Có thể nói, Thạch Lam là một cây bút truyện ngắn tài hoa xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Và “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, vừa tiêu biểu cho bút pháp của nhà văn, vừa thể hiện giá trị tư tưởng sâu sắc và mới mẻ. Câu chuyện thấm đẫm cảm quan trữ tình, bởi tinh thần nhân đạo hiện hữu rất rõ rệt.
Mở bài mẫu 5
Qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, nhà văn đánh thức trong những tâm hồn nhỏ bé chỉ biết cam chịu lên những ước mơ mãnh liệt về một cuộc đời đẹp đẽ hơn, có ý nghĩa hơn. Nói cách khác, đó là một lời nhắn gửi: Ít ra thì trong cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, con người cũng phải biết khao khát một điều gì đó; hãy cố gắng vượt lên, đừng buông xuôi theo số phận, đừng để số phận chôn vùi, mỗi người có thể là vô danh, sống đừng sống vô nghĩa. Đó là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Mở bài mẫu 6
Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Các tác phẩm của ông luôn luôn chứa đựng những tình cảm ngọt ngào, sâu lắng về cuộc sống thường ngày. Tác phẩm “Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm mang đậm phong cách của nhà văn Thạch Lam. Ở đây, ông đã vẽ lên một bức tranh về phố huyện nghèo của Việt Nam, ẩn sâu trong đó là một niềm cảm thương sâu sắc đối với những con người nơi đây. Đó là điều đã tạo nên giá trị nhân đạo cho tác phẩm.
Mở bài mẫu 7
Xúc cảm của Thạch Lam thường bắt nguồn và lấy từ những chân cảm với đời, với những con người ở tầng lớp nghèo, thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, nhạy cảm trước cuộc sống của mọi người xung quanh. Chính tình cảm và sự quý mến ấy của ông đã giúp ông nhận thức sâu sắc tinh tế, “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm của Thạch Lam đã làm tái hiện lên hiện thực và giá trị nhân đạo vô cùng mới mẻ.
Mở bài phân tích giá trị hiện thực trong Hai đứa trẻ
Mở bài mẫu 1
“Hai đứa trẻ” là một “truyện không có chuyện”, nó chỉ ghi lại một góc đời thường của những số phận cơ hàn. Nhưng tác phẩm này đã khắc họa được một bức tranh hiện thực về những kiếp người nhỏ bé, khổ cực trong xã hội Việt Nam.
Mở bài mẫu 2
“Văn học là nhân học” (M. Gorki), trong văn học, do vậy, vẻ đẹp nhân bản của con người luôn luôn là một phương tiện thẩm mỹ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hòa quyện với nhau. “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là bức tranh hiện thực về cuộc sống của những con người nơi phố huyện nghèo.
Mở bài mẫu 3
Thạch Lam là nhà văn lãng mạn tiêu biểu với nhiều tác phẩm có giá trị. Nhưng điều làm nên sự thành công trong tác phẩm ấy còn là những giá trị hiện thực được nhà văn gửi gắm. Tác phẩm “Hai đứa trẻ” đã khắc họa cho người đọc thấy được một bức tranh hiện thực, nổi bật lên là hình ảnh những kiếp người nhỏ bé ở một vùng làng quê nghèo khó.
Mở bài phân tích bức tranh phố huyện nghèo
Mở bài mẫu 1
Thạch Lam là một trong những nhà văn có lối viết độc đáo nhất trong nền thơ ca Việt. Truyện của Thạch Lam không có cốt truyện nhưng qua thế giới cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, tác phẩm của ông vẫn toát lên cái tình, cái chất thơ tự nhiên mà tha thiết, xúc động. Qua những tác phẩm của mình ông bộc lộ nỗi thương cảm, xót xa với cuộc sống và những số kiếp con người nghèo khổ. “Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm như thế! Bằng sự nhạy cảm của mình, Thạch Lam đã vẽ lên bức tranh phố huyện trong “Hai đứa trẻ” – bức tranh với những kiếp người lam lũ, với những cuộc sống tối tăm, đơn điệu giữa cuộc đời.
Mở bài mẫu 2
Nhà văn Thạch Lam là một con người trưởng thành trong nhóm Tự lực văn đoàn, với phong cách sáng tác mang một màu sắc cá nhân, riêng biệt, không bị lẫn với bất kỳ ai. Văn Thạch Lam vô cùng sâu lắng, nhẹ nhàng nhưng đôi lúc cũng buồn man mác, đi sâu vào lòng người đọc. “Hai đứa trẻ” là một câu truyện như thế, truyện đã vẽ lên một bức tranh về con phố huyện nghèo, nơi có những con người nghèo khó, khốn cùng trong xã hội Việt Nam ngày ấy.
Mở bài mẫu 3
“Hai đứa trẻ” tuy chưa phải là truyện ngắn hay nhất nhưng lại khá tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: bình dị, nhẹ nhàng mà tinh tế, thâm thuý. Truyện dường như chẳng có gì: hầu như không có cốt truyện, chẳng có xung đột gay cấn, chẳng có gì đặc biệt cả. “Hai đứa trẻ” chỉ là một mảng đời thường bình lặng nổi bật trong một bức tranh phố huyện nghèo – hình ảnh trên đã gửi gắm nhiều ý nghĩa.
Mở bài mẫu 4
Trong nền văn học Việt Nam, ít có người như Thạch Lam. Bằng những truyện ngắn tưởng như đơn giản, không có cốt truyện nhưng những gì nhà văn viết, tiếng nói nhè nhẹ của ông đã để lại những lắng sâu, những nghĩ suy, những dư âm nhẹ nhàng mà sâu sắc cho độc giả. “Hai đứa trẻ” (in trong tập Nắng trong vườn, xuất bản năm 1938) là một truyện ngắn như thế. Dưới con mắt ngây thơ của “Hai đứa trẻ”, người đọc dường như cùng nhập cuộc, cùng theo dõi, để rồi bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống của phố huyện nghèo, của những con người bình dị, lam lũ hiện lên.
Mở bài mẫu 5
Thạch Lam là cây bút trưởng thành trong nhóm Tự lực văn đoàn với phong cách sáng tác không thể lẫn lộn với bất cứ nhà văn nào. Những trang viết của ông nhẹ nhàng, sâu lắng, man mác và dìu dặt. Đó như là những lời tâm tình thủ thỉ nhưng lại có sức ám ảnh đối với người đọc. Những câu chuyện ông kể thường không có cốt truyện, bởi mọi thứ được viết bởi một chất liệu nhẹ và sâu nhất. “Hai đứa trẻ” là một câu chuyện như vậy. Truyện ngắn này đã vẽ lên bức tranh phố huyện nghèo với những mảnh đời nghèo khó, cơ cực trong xã hội.
Mở bài mẫu 6
Thạch Lam (1910 – 1942) là một cây bút truyện ngắn rất tài hoa xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Trong văn Thạch Lam có sự kết hợp tự nhiên hài hòa giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, nên văn Thạch Lam vừa nhẹ nhàng thanh thoát vừa ý vị sâu xa. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” 1938 là một truyện ngắn đặc sắc tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Truyện ngắn thông qua cái nhìn của hai đứa trẻ nhà văn đã tái hiện một bức tranh thiên nhiên và một bức tranh về đời sống của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Qua hai bức tranh này nhà văn đã gợi lên được nhiều ý nghĩa xã hội sâu xa.
Mở bài mẫu 7
Trong Tự Lực văn đoàn, nhà văn Thạch Lam đứng thành một dòng riêng biệt. Nhất Linh với Khái Hưng còn có thể viết tiểu thuyết chung nhưng Thạch Lam thì không. Giọng điệu của Thạch Lam nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, sâu lắng, nhiều dư vị, có sức truyền cảm đặc biệt. Thạch Lam lại hướng về các nhân vật bé nhỏ ở tầng lớp dưới của xã hội. Trong khi đó, các nhà văn khác của Tự lực văn đoàn lại hướng về các nhân vật thượng lưu. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho văn phong Thạch Lam, cho khuynh hướng tư tưởng của Thạch Lam, hướng về cuộc đời, hướng về cái Thiện, cái Mỹ. Đặc biệt trong truyện ngắn này là hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo với nhiều ý nghĩa.
Mở bài mẫu 8
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn “trữ tình đượm buồn”. Tác phẩm chứa những nỗi đau hiện thực và vẻ đẹp khuất lấp tựa thứ hương hoàng lan chưng cất từ những nỗi đời. Đặc biệt, bức tranh phố huyện nghèo được khắc họa trong tác phẩm thể hiện rất rõ phong cách, tài năng cũng như bức thông điệp nhân văn mà tác giả muốn truyền tải.
Mở bài mẫu 9
Có một nhà văn đã từng khẳng định: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác”. Thật vậy, mỗi người nghệ sĩ khi đứng trên văn đàn văn học cần phải có một phong cách riêng, một “giọng nói riêng” hay một “đôi mắt” khác người thì tác phẩm của họ mới để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. “Một khi phong cách trở thành máu thịt của nhà văn sẽ tạo nên sắc điệu thẩm mĩ riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ ai”. Và Thạch Lam đã hoàn thành xuất sắc thiên chức của mình. Ở “Hai đứa trẻ”, ông tạo cho người đọc một cảm giác khác lạ, hoàn toàn không giống với những tác phẩm cùng thời ông. Đặc biệt ông phát hiện bức tranh đời sống phố huyện nghèo khi chiều buông xuống.
Mở bài mẫu 10
Đến với Thạch Lam ai cũng biết ông là một cây bút tài hoa xuất sắc của văn học Việt Nam, là nhà văn lãng mạn thuộc thành viên của nhóm “tự lực văn đoàn” nhưng văn của Thạch Lam lại nghiêng về cuộc sống cơ cực, bế tắc, vất vả của những người nông dân, tiểu tư sản, thị dân nghèo. Vì vậy trong sáng tác của Thạch Lam xuất hiện chất hiện thực và trữ tình hòa quyện đan cài tạo nên nét đặc sắc trong cách nghệ thuật. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đã biểu hiện được phẩm chất đó. Hiện lên trong tác phẩm là bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống, bức tranh tâm trạng của con người.
Mở bài mẫu 11
Thạch Lam sinh ra trong gia đình theo truyền thống văn học. Anh trai ông Nhất Linh, Hoàng Đạo, cùng với Khải Hưng, Thạch Lam là những thành viên của Tự Lực Văn Đoàn. Nhóm Tự lực văn đoàn theo phong cách văn học “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Các tác phẩm của nhóm đều tô hồng, bôi đen cuộc sống, thoát ly đời thực như: Đồi thông hai mộ, Hồn bướm cánh tiên, Giăng thề, Kiếp hoa, Con đường sáng, Nửa chừng xuân… Dù có chân trong Tự Lực văn đoàn nhưng văn của Thạch Lam không như họ, không tô hồng, bôi đen, thoát li cuộc đời. Không viết về cuộc sống của những cậu ấm cô chiêu phục vụ cho giai cấp thượng lưu nơi thị thành. Thạch Lam viết về cuộc sống nghèo túng, bế tắc quẩn quanh, bấp bênh của giai cấp tư sản nghèo, của tầng lớp buôn bán nhỏ qua hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
Mở bài mẫu 12
Một trong những nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng văn học lãng mạn là Thạch Lam. Có thể kể đến tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Với truyện ngắn này, nhà văn đã khắc họa được hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo nhằm gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc.
Mở bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ
Mở bài mẫu 1
Dù chỉ xuất hiện trên văn đàn vẻn vẹn có năm năm nhưng Thạch Lam sớm khẳng định là một cây bút truyện ngắn độc đáo. Sinh thời, ông từng quan niệm “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, lẩn khuất khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở những chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc trông nhìn và thưởng thức”. Rút ra từ tập truyện ngắn “Nắng trong vườn”, “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách độc đáo không trộn lẫn của Thạch Lam. Đến với “Hai đứa trẻ” độc giả ai ai cũng thấy cảnh đợi tàu là sự kiện tiêu biểu nơi ngòi bút của Thạch Lam thăng hoa.
Mở bài mẫu 2
Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại nhưng tuổi thơ gắn liền với quê ngoại ở phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn cho dòng văn học lãng mạn. Thạch Lam là người đôn hậu và tinh tế, điều này ảnh hưởng rất lớn đến các sáng tác của ông. Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – tác phẩm truyện ngắn nổi bật của ông, người đọc sẽ ấn tượng với cảnh đợi tàu.
Mở bài mẫu 3
“Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu, chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người”. Quả thực đúng như vậy, những trang văn của Thạch Lam không đi vào những biến cố mà đi sâu vào chiều sâu tâm trạng của con người. Cảnh chờ tàu của hai chị em Liên và An đã được tác giả nắm bắt những chuyển biến tế vi nhất trong tâm trạng của hai nhân vật.
Mở bài mẫu 4
“Trong nhóm Tự lực văn đoàn, Hoàng Đạo là người lý thuyết, Nhất Linh là người thực hành, Khái Hưng đả phá vào nếp sống cũ để tiến tới một đời sống mới… còn Thạch Lam một người yêu thương đồng bào, xót xa từ tâm can tỳ phế.” Văn phong Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu lắng nhưng con người trong trang văn của ông không thoát ly khỏi hiện thực tàn khốc. Ông yêu thương đồng bào vô cùng, tuy nhân vật của ông dù sống cảnh nghèo khó nhưng họ vẫn không ngừng vươn tới, vẫn ánh lên tia hy vọng tươi mới. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” với cảnh đợi tàu của chị em Liên là minh chứng cho điều đó.
Mở bài mẫu 5
Thạch Lam là nhà văn nổi tiếng của Văn học Lãng mạn những năm 1930-1945. Là một trong những cây bút của Tự lực văn đoàn, nhưng văn chương của Thạch Lam không quá xa vời thực tế như những cây bút trong nhóm. Mà văn chương của ông nhẹ nhàng chất đời lãng mạn. Nổi bật nhất phải kể đến truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, câu chuyện chờ đợi tàu của chị em Liên nơi phố huyện Hà Nội những năm tháng trước Cách Mạng. Thiên truyện ngắn cốt truyện đơn giản nhưng lại đọng lại những suy ngẫm sâu sắc đặc biệt cảnh chờ đợi tàu của hai chị em Liên.
Mở bài mẫu 6
Có lần nhà văn Thạch Lam từng nói rằng: “Cái đẹp man mác trong vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật”. Niềm khát khao truy tìm những cái đẹp lẩn khuất tiềm tàng khắp ở những con người, sự vật, sự việc tầm thường như thế đã tiếp thêm sức mạnh trên con đường nghệ thuật cho nhà văn, giúp ông sáng tác thành công tác phẩm “Hai đứa trẻ”, áng văn xuôi đặc sắc của văn học Việt Nam trước cách mạng. Đặc biệt là cảnh đợi chuyến tàu đêm của hai chị em Liên chính là nơi kết tinh những tư tưởng nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ của Thạch Lam với ngòi bút nhân đạo, trữ tình.
Mở bài mẫu 7
Thanh Lam là một trong những cây viết truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là thành viên của nhóm tự lực văn đoàn nhưng ông mang một nét rất riêng so với các nhà văn trong nhóm. Văn của Tự lực văn đoàn thường đượm một nỗi buồn lãng mạn còn văn của Thạch Lam lại chất chứa những nỗi buồn hiện thực. Nó như một thứ “Hương hoàng lan”, được cất từ những nỗi đời. Đến với truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với cảnh đợi tàu của người dân nơi phố huyện nghèo.
Mở bài mẫu 8
“Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Từ những chuyện dường như không có gì đáng kể, nhà văn đã đề cập một cách tinh tế, kín đáo mà sâu sắc những vấn đề thiết thực đối với con người và xã hội. Ngòi bút Thạch Lam đã dành cho những số kiếp lầm than một tình cảm xót thương. Và đặc biệt chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trở thành hình ảnh đầy ý nghĩa, phần nào thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Những ai đã đọc “Hai đứa trẻ” chắc không quên hình ảnh này vì chính nó là biểu hiện của nỗi khát khao cho những người như chị em Liên. Hình ảnh chị em Liên đêm đêm cố thức đợi tàu trở thành nỗi ám ảnh trong lòng người khi gấp lại trang cuối tác phẩm.
Mở bài mẫu 9
“Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu nhất của Thạch Lam. Khi đọc truyện, người đọc sẽ chú ý đến cảnh đợi tàu nằm ở cuối truyện với ý nghĩa sâu sắc được nhà văn gửi gắm.
Mở bài mẫu 10
Tuổi thơ là những ngày tháng đầy ắp kỷ niệm về những lần chờ đợi. Có ai mà không từng chờ đợi kỳ nghỉ hè để được chơi thỏa thích, chờ đợi đêm giao thừa để được quần áo mới hay đơn giản hơn là chờ đợi vài viên kẹo mỗi khi bà đi chợ về. Có chờ đợi nên chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được sự hồi hộp, háo hức, hi vọng của chị em Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Bao nhiêu nỗi niềm vui buồn của tuổi thơ và cả những khát vọng đời thường của con người được Thạch Lam gửi gắm hết vào cảnh đợi chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội qua phố huyện nghèo của chị em Liên.
Mở bài mẫu 11
Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” – một tác phẩm khá tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Thạch Lam, ông đã thành công xây dựng được cảnh đợi tàu của chị em Liên. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc.
Mở bài phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm
Mở bài mẫu 1
Thạch Lam là nhà văn xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám. Những việc hết sức bình thường trong đời sống đã được nhà văn miêu tả một cách chân thực, sâu sắc, gợi nên nhiều nghĩ suy. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, với hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện chỉ vài ba phút trong đêm là hình ảnh đầy ý nghĩa.
Mở bài mẫu 2
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam in trong tập “Nắng trong vườn” (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội, năm 1938). Đây là một kiểu truyện ngắn trữ tình có nhiều chi tiết ngỡ như vụn vặt, vô nghĩa, nhưng kỳ thực đã được tác giả chọn lọc và sắp xếp một cách chặt chẽ để diễn tả tâm trạng nhân vật. Nội dung tác phẩm đi sâu miêu tả những cảnh đời thường, những số phận nghèo khổ, tối tăm trong xã hội cũ. Đặc sắc nhất trong truyện là hình ảnh chuyến tàu đêm với nhiều ý nghĩa.
Mở bài mẫu 3
Con tàu là sản phẩm của nền văn minh phương Tây, xuất hiện ở Việt Nam trong bối cảnh người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương. Sự xuất hiện của nó không chỉ làm thay đổi đời sống kinh tế – xã hội, mà còn đem đến cho văn chương Việt Nam một nguồn thi liệu mới. Giờ đây, bên cạnh hình ảnh con thuyền – bến sông, trong văn chương nước nhà đã có thêm hình ảnh sân ga – con tàu. Giữa rất nhiều sáng tác trước 1945, chúng ta thấy truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đã miêu tả thành công hình tượng con tàu – hình tượng mở ra nhiều khía cạnh khác nhau của hiện thực đời sống xã hội đương thời.
Mở bài mẫu 4
“Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Thạch Lam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chúng. Bằng chất văn nhẹ nhàng mà tinh tế, truyện mang đến cho người đọc những xúc cảm về một hiện thực nghèo nàn nơi phố huyện với những kiếp người tàn sống trong bóng tối u uất. Những hình ảnh trong tác phẩm tuy bình dị, gần gũi mà ẩn chứa những tầng ý nghĩa lớn lao sâu sắc. Đặc biệt, hình ảnh chuyến tàu đêm là gây ấn tượng khó phai khiến ta phải trăn trở, nghĩ suy.
Mở bài mẫu 5
Thạch Lam là nhà văn, người chiến sĩ trên mọi thời đại, chính vì vậy ông luôn hiểu được những mong muốn ước mong của những người dân nghèo, cảm thông và thấu hiểu được điều đó ông đã sáng tác lên tác phẩm “Hai đứa trẻ” để qua đó người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, con người và những ước mơ nhỏ nhoi của những đứa trẻ nơi đây. Hình ảnh chuyến tàu đêm là tia sáng để gợi lên cho người đọc nhiều cảm xúc.
Mở bài mẫu 6
Hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện, giữa những cảnh hoang sơ, tàn lụi, và đầy u ám của một xã hội thu nhỏ. Chuyến tàu đêm như một thế giới hoàn toàn khác biệt, là niềm mơ ước và khát vọng của những người nghèo khổ. Những ánh đèn lập lòe, những tiếng ồn ã náo động như đánh thức mọi giác quan, khiến tất cả mọi người như lạc vào một xã hội mới với một niềm mong ước thầm lặng.
Mở bài mẫu 7
“Hai đứa trẻ” là truyện ngắn hiện thực giàu chất thơ của Thạch Lam, qua câu chuyện về cuộc sống tẻ nhạt người dân phố huyện, nhà văn tái hiện chân thực về cuộc sống đời thường với những hoạt động đời thường và những số phận đau khổ, tối tăm trong xã hội cũ đồng thời thể hiện sự trân trọng, yêu thương của nhà văn với số phận con người. Trong truyện ngắn, hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện xuất hiện nhiều lần không chỉ gây ấn tượng cho cảm nhận của độc giả mà còn góp phần thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Mở bài mẫu 8
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một trong những những truyện ngắn trữ tình có đặc sắc. Nội dung truyện ngắn chủ yếu đi sâu vào miêu tả những cảnh đời thường, số phận nghèo khổ, tối tăm trong xã hội cũ. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một cách kín đáo nhẹ nhàng nhưng không kém phần thấm thía tư tưởng nhân đạo đáng quý. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh chuyến tàu đêm.
Mở bài phân tích chi tiết giấc ngủ của Liên
Mở bài mẫu 1
Nhắc đến Thạch Lam, ta không thể quên một nhà văn tài năng, có cái tâm luôn dành tình cảm thiết tha và trìu mến nhất cho con người. Thạch Lam đã dùng chính cái tâm, cái tài của mình đã bộc lộ những nét đẹp của con người, nhằm nâng cao lên ước mơ, khát vọng của họ. Đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, ta không chỉ nhớ tới chi tiết đoàn tàu đêm đi qua phố huyện nghèo, mà còn ám ảnh khôn nguôi về chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối câu truyện: “Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”.
Mở bài mẫu 2
Thạch Lam là một trong những nhà văn lãng mạn nổi tiếng của văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Trong truyện ngắn này, nhà văn đã xây dựng được một chi tiết đắt giá – chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối truyện, chứa đựng nhiều ý nghĩa.
Mở bài mẫu 3
Khi đọc tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam, có rất nhiều chi tiết gợi cho ta ấn tượng sâu sắc. Một trong số đó là chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối truyện: “Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”. Chi tiết này là một dụng ý nghệ thuật của Thạch Lam.
Mở bài mẫu 4
Thạch Lam – một nhà văn thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn. Đến với tác phẩm “Hai đứa trẻ”, tác giả đã xây dựng được nhiều chi tiết đắt giá. Một trong số đó là chi tiết giấc ngủ của Liên – nhân vật chính trong tác phẩm với nhiều ý nghĩa.
Mở bài cảm nhận tác phẩm Hai đứa trẻ
Mở bài mẫu 1
Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, ông đi sâu vào miêu tả tâm trạng nhân vật. Những truyện ngắn của ông là truyện không có cốt truyện, tiêu biểu là tác phẩm “Hai đứa trẻ” đã tái hiện lại khung cảnh và cuộc sống nơi phố huyện nghèo Cẩm Giàng – Hải Dương. Ngòi bút của Thạch Lam hướng đến việc khai thác sâu nội tâm nhân vật Liên trước mỗi khoảnh khắc của thời gian, không gian cho thấy tấm lòng “êm mát và sâu kín”, niềm xót thương vô hạn của ông đối với con người nơi đây nói riêng và những kiếp người nông dân nghèo trong xã hội cũ nói chung.
Mở bài mẫu 2
Khi chạm đến những trang văn của Thạch Lam, người đọc sẽ cảm nhận được cái tinh tế, dịu dàng trong từng câu chữ. Truyện của Thạch Lam là như vậy, ông không tìm đến những gì siêu tục, những mâu thuẫn gay cấn, ông tìm về cuộc sống đời thường dung dị, lách sâu ngòi bút vào từng tâm hồn con người, từng cảnh ngộ để phát hiện, để trân trọng, nâu niu những khao khát bé nhỏ của họ. Đọc “Hai đứa trẻ” cũng đem đến cho người đọc những rung cảm như vậy, đẻ đến khi gấp trang sách ta vẫn còn bị lay động mãi không thôi bởi ước mơ đổi đời của những con người sống nơi phố huyện.
Mở bài mẫu 3
Nếu như các nhà văn thuộc Tự lực văn đoàn miêu tả cuộc sống với tất cả những gì đẹp nhất, trong sáng nhất thì Thạch Lam lại tìm cho mình một lối đi riêng. Dưới con mắt của ông, đời không chỉ có tình yêu mãnh liệt đến quên cả đất trời, quên cả mọi người mà còn có cả những nỗi đau. Ngòi bút Thạch Lam hòa cùng cuộc sống, lách vào sâu những ngõ ngách tâm hồn con người để từ đó chắt lọc ra cả một bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” mà ở đó bóng tối đè nặng lên cuộc sống cùng cực, luẩn quẩn của con người.
Mở bài cảm nhận nhân vật Liên
Mở bài mẫu 1
Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Cái giá trị đích thực của văn học là con người, cộng đồng con người và cuộc sống con người chứ không phải là một cái gì khác. Ai muốn tìm một cái gì khác thì sẽ không có chỗ đứng, không có triển vọng về tương lai bởi nó xa lạ với con người và con người cũng không cần đến nó”. Nói như vậy có nghĩa là các nhà văn phải hướng ngòi bút của mình vào con người, lấy con người là trung tâm của tác phẩm. Cũng giống như bao nhà văn khác, trang văn của Thạch Lam luôn viết về cuộc sống con người. Nhưng nhân vật của ông không có nét dữ dội, mãnh liệt như chị Dậu, Chí Phèo hay Lão Hạc mà nó mang vẻ đẹp bình dị, nhẹ nhàng, ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn của nhân vật. Tiêu biểu cho con người của trang văn Thạch Lam là cô bé Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” mang tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và luôn khao khát về cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở tương lai.
Mở bài mẫu 2
Trong không khí “náo nhiệt” của văn chương lãng mạn 1930 – 1945 của thế kỷ trước, có một nhà văn xuất hiện như một nốt lặng đầy bình thản, thâm trầm mà vô cùng sâu sắc, ấn tượng. Đó là Thạch Lam. Ông được ví như là người dung hòa giữa hai chủ nghĩa hiện thực và lãng mạn. Điều đó thể hiện qua ngòi bút viết truyện ngắn thấm đẫm chất trữ tình nhưng vẫn giản dị, nhẹ nhàng gợi lên nhiều suy ngẫm về thế thái nhân tình. “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu như thế của ông. Ở đó, cô bé Liên – nhân vật chính trong truyện ngắn đã trở thành “lăng kính”, thành “đôi mắt” để Thạch Lam thể hiện cách nhìn đời, nhìn người và phô diễn khả năng nghệ thuật độc đáo của mình.
Mở bài mẫu 3
Thạch Lam, cây bút văn xuôi lãng mạn nổi tiếng của văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông không đi sâu vào những sự kiện, biến cố mang tính chất gay cấn, cũng không đi vào cái lãng mạn tiểu tư sản đang là thời thượng lúc bấy giờ. Ông tìm chất lãng mạn trong những thứ bình dị, đời thường nhất. Có thể nói, “Hai đứa trẻ” là tác phẩm thành công nhất của ông, một tác phẩm đượm buồn, bàng bạc chất thơ được nhìn nhận dưới con mắt của cô gái mới lớn – Liên. Liên là cô gái có tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước cuộc sống và thiên nhiên.
Mở bài mẫu 4
“Hai đứa trẻ” là một trong những sáng tác truyện ngắn của Thạch Lam. Truyện đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về nhân vật Liên – một cô gái dịu dàng đảm đang, tâm hồn lúc nào cũng đầy mộng mơ, mong ước về một tương lai tươi sáng cho phố huyện nghèo mặc dù hiện tại vẫn còn tăm tối.
Mở bài mẫu 5
Khi đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, chắc hẳn người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với hình ảnh của Liên – nhân vật chính của câu chuyện. Khi xây dựng nhân vật này, Thạch Lam muốn gửi gắm cách nhìn nhận cuộc sống cũng như bộc lộ lòng thương cảm cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp mở bài Hai đứa trẻ hay nhất (91 mẫu) Mở bài 2 đứa trẻ của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.