Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam mang đến 8 bài văn mẫu hay nhất kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý học tập, trau dồi vốn từ củng cố kỹ năng viết văn phân tích nhân vật ngày một hay hơn.
TOP 8 mẫu nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ siêu hay dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn sẽ là tư liệu hữu ích, giúp các bạn học sinh tự tin không phải lo nghĩ quá nhiều về việc làm sao để viết được bài văn hay phân tích nhân vật Liên. Các bạn hãy vận dụng thật tốt những bài mẫu dưới đây một cách linh hoạt, dùng cách diễn đạt của mình để bài văn trở nên đầy đủ, hay nhất nhé. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn phân tích Hai đứa trẻ, tóm tắt Hai đứa trẻ.
Phân tích nhân vật Liên đầy đủ, hay nhất
- Dàn ý phân tích nhân vật Liên
- Phân tích nhân vật Liên hay nhất (3 Mẫu)
- Nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ (3 Mẫu)
- Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ (2 Mẫu)
Dàn ý phân tích nhân vật Liên
Dàn ý số 1
I. Mở bài:
Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi tiếng của Việt Nam trước cách mạng tháng Tám với tác phẩm “ Hai đứa trẻ”. Qua việc xây dựng nhân vật Liên, nhà văn đã tái hiện thành công cuộc sống nghèo khổ, quẩn quanh trong bế tắc cùng vẻ đẹp tâm hồn con người luôn hướng đến tương lai tốt đẹp, tươi sáng hơn.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– Đi sâu vào những kiếp sống mòn mỏi, quẩn quanh trong bế tắc không lối thoát của những con người sống vô danh, vô nghĩa với những khám phá tinh vi về suy nghĩ, tâm hồn con người.
– Xây dựng nhân vật Liên trong một cuộc sống đang dần “ mốc lên, mòn ra, rỉ đi” với một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một trái tim nhân hậu của một con người biết yêu thương, luôn ước mơ, khao khát hướng tới ánh sáng.
2. Nhân vật Liên:
*Lý do chọn điểm nhìn trần thuật là Liên:
– Đã từng sống ở Hà Nội trái ngược hoàn toàn với phố huyện yên tĩnh, đen tối, nghèo khó. Do đó, cô dễ có nhận thức sâu sắc về nỗi buồn, sự tù túng và hoài niệm về quá khứ.
– Liên là một cô gái mới lớn có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm nên dễ xúc động với nỗi khổ đau của con người.
*Vẻ đẹp tâm hồn:
– Nhạy cảm, tinh tế:
+ Lắng nghe được cả những âm thanh rất nhỏ của buổi chiều làng quê và có cái nhìn bao quát cả khung trời phía Tây rực rỡ trong ánh hoàng hôn.
=> Ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen và trong lòng gợi lên một nỗi buồn man mác.
- Gắn bó với mảnh đất này đến mức “ thuộc cả mùi cát bụi”.
- Nhận ra vẻ đẹp bình dị của quê hương “ một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”.
-Trái tim nhân hậu biết yêu thương:
- Thương mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối động hàng nước nhưng bán được chẳng bao nhiêu.
- Liên ái ngại trước gia đình bác Xẩm lê lết trên mảnh chiếu rách với cái thau sắt trống không, đứa con đã chạm đến nghịch đất.
- Dành tình thương cho bà cụ Thi điên qua một cút rượu ti đầy,…
– Luôn khao khát tương lai và hướng tới ánh sáng.
+ Kiếm tìm từng ánh sáng nhỏ nhoi nơi phố huyện mịt mùng và hướng tới chúng. Hướng tới ánh sáng như một hành động hướng tới một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
+ Khao khát tương lai qua cảnh đợi tàu:
- Cố thức đợi tàu vì chuyến tàu là hoạt động cuối cùng của đêm khuya và mang theo nỗi niềm ưu tư của một cô gái mới lớn.
- Chuyến tàu qua mang đến ánh sáng, âm thanh và những con người trái ngược hoàn toàn với ánh sáng, âm thanh, con người của phố huyện tịch mịch bóng tối và tàu đi qua trả lại sự yên tĩnh cho phố huyện và đêm đen mịt mùng lại bủa vây.
=> Chuyến tàu qua là một giải pháp tình thế thể hiện ước mơ thay đổi cuộc sống. “ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
– Liên được xây dựng thành công qua nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý tinh tế, chất thơ toả ra từ trong truyện ngắn trong lối viết nhẹ nhàng, giàu tình cảm đã giúp tác giả tái hiện thế giới nội tâm tinh vi của Liên và mang đến cho độc giả những day dứt, xót xa đồng thời trân trọng một tâm hồn người dù sống trong mù tối vẫn không thôi mơ ước.
III. Kết bài:
Hành động sống đẹp, sống có ý nghĩa, có khát vọng hướng tới tương lai tốt đẹp của Liên đã gieo vào lòng người niềm tin ở tương lai: dù trong hoàn cảnh nào, con người cũng phải nuôi dưỡng ước mơ. Những trang văn của Thạch Lam bởi vậy xứng đáng là trang văn “ thanh lọc tâm hồn con người”.
Dàn ý số 2
I. Mở bài: giới thiệu nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
- Giới thiệu những nét cơ bản về Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ
- Giới thiệu nhân vật Liên
II. Thân bài: Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
1. Hoàn cảnh sống của Liên:
- Cuộc sống của Liên vất vả và không có tuổi thơ
- Gia đình gặp khó khăn, bố mất việc phải rời bỏ Hà Nội
- Liên và em Liên trông một cửa hàng tạp hóa nhỏ, không bán được bao nhiêu
- Liên có cuộc sống vất vả
2. Tâm trạng của nhân vật Liên
- Trước cảnh ngày tàn: Liên rất tinh tế, năng nổ, hoạt bát, nhạy cảm và có cuộc sống gắn bó với con người nơi đây
- Trước cảnh đêm tối: Liên có những dự định và ấp ủ cho riêng mình, có những ước mơ to lớn
- Trước những con người nghèo khổ: Liên cảm thông, chia sẻ với những khó khăn của con người nơi đây, gắn bó sâu sắc với con người nơi huyện nghèo
III. Kết bài: nêu cảm nhận của nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
- Nhấn mạnh ấn tượng của nhân vật Liên trong lòng người đọc
- Khái quát một số nét nghệ thuật tiêu biểu thể hiện thành công nhân vật
Phân tích nhân vật Liên hay nhất
Nhân vât Liên – Mẫu 1
Thạch Lam là nhà văn thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn khá nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã mang đến cho nền văn học Việt rất nhiều tác phẩm đặc sắc. Ông còn là cây bút truyện ngắn xuất sắc những năm 1930 – 1945. Trong vô vàn các tác phẩm của mình, Hai Đứa Trẻ là truyện để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc. Thông qua truyện, chúng ta sẽ cảm nhận được cảnh sống cực khổ của những con người ở phố huyện nghèo. Đồng thời, ở họ còn có một niềm khao khát, hy vọng về ánh sáng hy vọng giữa cuộc đời u tối. Hai Đứa Trẻ là tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam.
Liên là nhân vật điển hình trong truyện Hai Đứa Trẻ. Thông qua ngòi bút của Thạch Lam, chúng ta sẽ cảm nhận được những nét tính cách, tâm trạng của nhân vật và tâm tư của tác giả rõ nét nhất.
Tâm trạng của Liên được thể hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau. Thế nhưng, tâm hồn của cô gái ấy có lẽ nhạy cảm hơn khi chứng kiến cảnh chiều tà và ngày tàn. Một cô gái với đầy những điều suy tư sẽ khiến cho sắc chiều buông xuống trở nên khó tả hơn. Buổi chiều ấy hiện lên qua những hình ảnh quen thuộc như “đám mây hồng ở cuối trời do ánh Mặt Trời hắt lên”. Hoàng hôn mặc dù không quá xa lạ nhưng qua mắt nhìn của Liên lại vô cùng mới mẻ. Trên nền những áng mây là ngon tre cao vút như in hình trên nền trời. Bức tranh nơi phố huyện nghèo còn trở nên sinh động hơn với tiếng ếch nhái kêu râm ran, tiếng muỗi vo ve. Điều này cho thấy, không gian ở đây rất yên tĩnh và nhân vật như đã đắm chìm trong cảnh hoàng hôn ấy. Song song với những dấu hiệu của ngày tàn là mùi hơi đất bốc lên khiến Liên buồn man man. Có lẽ, những điều ấy khiến Liên nghĩ đến cuộc sống nghèo nàn, cực khổ ở cái phố huyện tàn tạ.
Phân tích nhân vật Liên trong Hai Đứa Trẻ để thấy Tâm trạng của Liên còn thay đổi khi nhìn thấy hình ảnh của những con người bán hàng nơi đây. Mặc dù chợ tàn nhưng vẫn còn nán lại. “Những đứa trẻ con thì nhặt nhạnh những thứ còn sót lại” mặc dù chỉ là thanh tre, thanh nứa. Rác rưởi cũng những gì còn sót lại sau buổi chợ cũng khiến cho Liên cảm thấy buồn. Nỗi buồn ấy “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Buồn không chỉ vì cái nghèo khổ mà còn bởi sự bất lực khi chẳng giúp được gì. Điều này cho thấy được tâm lòng trắc ẩn của Liên luôn ẩn chứa bên trong.
Màn đêm buông xuống khiến cho cả phố huyện chìm vào bóng tối. Lúc này, Liên mở gian hàng nhưng cứ mãi ngồi trên chõng tre ngắm nghía. Mọi hoạt động xung quanh được nhân vật quan sát vô cùng tỉ mỉ. Với tình yêu thương quê hương, Liên đã phát hiện “đó là những hột sáng, những khe ánh sáng từ ngọn đèn, phên nứa khiến cho cát cũng hiện lên lóng lánh”. Không chỉ quan sát không gian, Liên còn tỉ mẩn với hoạt động của mọi người. Mẹ con chị Tí với gánh hàng nước khi đêm về để kiếm thêm. Gia đình bác Xẩm với manh chiếu rách và đứa con bò ra nghịch cát. Nhà bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở. Tất cả mọi người qua mắt nhìn của Liên đều hiện lên vô cùng cố gắng vì mưu sinh. Thêm vào đó là hình ảnh của bà cụ Thi điên ngày nào cũng mua rượu uống.
Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện nơi phố thị như một chút ánh sáng cho khu phố huyện nghèo. Hai chị em cùng ngồi đó và đợi tàu. Con tàu chính là ký ức vời cuộc sống sung túc với thức uống xanh, đỏ trước kia. Khi tàu đến, tâm trạng của những con người nơi đây cũng vui vẻ hẳn lên. Ánh sáng khi tàu đến khiến cho phố huyện sáng rực, mọi thứ như được hồi sinh. Tiếng tàu rầm rộ, tiếng hành khách nói cười,… Tất cả mọi thứ đã xua tan không khí ảm đạm của phố huyện trong chốc lát.
Con tàu ấy đối với Liên còn là ký ức tuổi thơ tươi đẹp là những niềm vui trong quá khứ để tạm quên đi những khó khăn của hiện tại. Ánh mắt của Liên tập trung hẳn vào đoàn tàu. Nó chính là niềm khao khát về cuộc sống nơi có những điều đẹp đẽ. Mặc dù không bán được gì nhưng Liên hay bất kỳ ai cũng mong muốn hành khách có thể ghé mua cho gian hàng. Đợi tàu không chỉ vì ánh sáng đẹp đẽ mà là đợi chờ những điều tốt đẹp, đợi chờ ký ức vui vẻ trước đây. Chuyến tàu xuất hiện nơi phố huyện như một giấc mơ như một khát vọng về tương lai tốt đẹp. Qua chi tiết này, chúng ta đã thấu hiểu hơn giá trị nhân đạo mà tác giả gửi gắm.
Niềm vui của Liên của những con người nơi đây bỗng chốc vụt tắt. Đoàn tàu rời đi cũng là lúc tâm trạng nuối tiếc của Liên thể hiện rõ ” Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiến đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”. Lúc này, tâm trạng vui vẻ hân hoan chẳng còn mà nhường chỗ cho nỗi buồn. Mọi thứ của phố huyện lại trở về như cũ. Cuộc sống vẫn cứ thế trôi qua chẳng có gì thay đổi “cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên với hình ảnh thế giới quanh mờ mờ đi trong mắt chị”
Bằng giọng văn giàu cảm xúc, tác giả đã thành công miêu tả cảnh ngày tàn cùng với tâm trạng nhân vật chân thật. Nhờ đó, khi đọc vào bất kỳ ai cũng cảm thấy đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh và cuộc sống người dân nơi đây. Đi kèm với đó là nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế. Cái buồn được thể hiện thông qua cảnh vật vô cùng ấn tượng. Hình ảnh đoàn tàu mặc dù không mới mẻ nhưng lại được khắc họa như là điểm nhấn của toàn bộ tác phẩm. Thế giới nội tâm của nhân vật cũng được khai thác vô cùng tinh tế.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập vô cùng độc đáo. Sự nhộn nhịp khi đoàn tàu đến đã khiến ta cảm nhận rõ hơn sự im ắng, vắng vẻ của phố huyện nghèo. Thêm vào đó là những hình ảnh gợi hình vô cùng quen thuộc, tiếng người rộn rã sẽ khiến ta liên tưởng đến sự đông đúc khi đoàn tàu đến. Hình ảnh Liên nhìn xa xăm sẽ làm ta cảm nhận được sự bình yên của cảnh ngày tàn. Tất cả đều được tác giả miêu tả một cách chân thực qua ánh mắt của cô bé Liên.
Qua phân tích nhân vật Liên trong Hai Đứa Trẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cuộc sống cơ cực, nghèo khổ nơi phố huyện nghèo thời kỳ trước Cách Mạng Tháng Tám. Qua đó, mỗi người sẽ cảm thương hơn cho số phận của họ và trân trọng ước mơ, niềm hy vọng về tia sáng cho cuộc đời đầy tăm tối ấy. Đồng thời, truyện còn là hồi chuông về nguy cơ chết mòn bởi cuộc sống tù túng và đói khổ của những con người nhỏ bé.
Nhân vật Liên – Mẫu 2
Nhà văn Thạch Lam là một nhà văn có phong cách viết truyện độc đáo mỗi tác phẩm của ông đều gắn liền với những mảnh đời bất hạnh của người nông dân nghèo khổ. Truyện của Thạch Lam thường là những câu chuyện mà không có một cốt truyện cụ thể nào cả, không có gợi mở nút thắt cao trào và kết thúc, mà nó chỉ là mạch cảm xúc của tác giả thông qua những tình tiết giản dị trong cuộc sống.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam nhân vật chính xuyên suốt từ đầu tới cuối tác phẩm chính là nhân vật Liên, dù Liên chỉ là cô bé mới có mười hai, mười ba tuổi nhưng có đã có suy nghĩ chín chắn, và trưởng thành hơn so với tuổi của mình. Liên đã có những cảm xúc và nỗi buồn về những mảnh đời bất hạnh xung quanh mình. Với một tuổi đời còn non nớt và hồn nhiên như vậy đáng lẽ ra liên phải được hưởng một cuộc sống thoải mái, vô tư như đúng tuổi của cô bé. Nhưng Liên đã sớm trưởng thành biết mưu sinh phụ giúp cha mẹ kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống. Không chỉ có như thế Liên con là người chị bao bọc và che chở cho em trai của mình.
Hai chị em Liên từng được sống ở Hà Nội nơi có những ánh đèn xanh đỏ, nơi phồn hoa thị thành, Liên có những buổi được ba mẹ đưa đi chơi công viên được ăn những que kem mát lạnh được hưởng những niềm vui hạnh phúc của tuổi thơ ngọt ngào. Nhưng từ khi gia cảnh khó khăn ba mẹ Liên chuyển nhà về ở một thị trấn mà theo Liên thì quê chẳng phải quê nhưng phố cũng không phải phố. Hàng ngày mẹ giao nhiệm vụ cho hai chị em Liên trông coi tiệm tạp hóa ở phố huyện để kiếm thêm đồng ra đồng vào. Như vậy chỉ với tuổi đời còn khá ít nhưng Liên đã được miêu tả là một cô gái khá chín chắn. Cô biết bán hàng tính toán tiền nong thu, chi sau một ngày bán hàng rồi trông coi tạp hóa cho em trai của mình ngủ.
Nhân vật Liên sớm bộc lộ là cô gái có trái tim khá đa cảm, ngồi trước cửa hàng tạp hóa Liên ngửi thấy mùi đất, mùi của những ẩm móc, rác thải vương vãi ở khu chợ huyện sau khi người bán hàng đã đi về. Cô thấy xót xa khi nhìn những trẻ em nghèo đang nhặt những mảnh vỏ bưởi xem còn chút gì sót lại có thể dùng được Liên lắng nghe tiếng muỗi bay vo ve, tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, mà thấy tâm hồn mình gợi lên một nỗi buồn thê lương, man mác. Dường như Liên khá lớn so với tuổi và cô có một tâm hồn nhạy cảm, tất cả truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đều được thông qua đôi mắt nhìn của Liên – một nhân vật chính xuyên suốt tác phẩm. Liên cảm nhận được những mảnh đời bất hạnh như bà cụ Thi điên, gia đình bác hát xẩm, hai mẹ con chị Tí bán hàng nước, gia đình của bác bán phở Siêu tất cả đều được phác họa một cách chân thực nhiều khó khăn, những mảnh đời bất hạnh sống lầm lũi trong cuộc sống tăm tối. Họ luôn mơ ước có một điều gì tốt đẹp sẽ đi qua thay đổi cuộc sống của họ dù chỉ là trong giây lát.
Nhân vật Liên không chỉ có một tâm hồn vô cùng nhạy cảm, tinh tế cô còn có một tấm lòng biết yêu thương mọi người xung quanh mình, có đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh nơi đây. Liên dù chuyển từ Hà Nội về sống ở nơi phố huyện nghèo khổ này nhưng cô nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới xung quanh mình cũng không phân biệt đối xử, hay tỏ ra không hòa đồng với những người bạn mới. Trong cái nhìn của Liên luôn thể hiện sự đồng cảm và lòng yêu thương giữa con người với con người dành cho nhau. Và điều cuối cùng làm cho người đọc luôn ấn tượng về nhân vật Liên đó chính là cô bé luôn hướng tới một cuộc sống tươi sáng tốt đẹp. Liên cũng như những người dân nơi chợ huyện này mong chờ đoàn tàu từ Hà Nội đi qua như mang một chút ánh sáng từ một thế giới khác khiến cho tâm hồn của họ có chút hy vọng, dù chỉ là một hy vọng nhỏ bé nhưng cũng khiến cuộc sống của họ có thêm niềm tin tốt đẹp hơn để sống tiếp.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam thật sự là một truyện ngắn nhiều xúc động, thông qua nhân vật Liên ta thấy được cách nhìn của tác giả Thạch Lam vô cùng tinh tế một tâm hồn đẹp luôn đồng cảm với những số phận nghèo khổ bất hạnh trong cuộc sống.
Nhân vật Liên – Mẫu 3
Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi tiếng của Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Ông đã góp nhặt những mảnh đời thường nhật, những nhịp sống quen nhàn, những đốm sáng luẩn quẩn trong bóng tối tĩnh mịch để làm nên bức tranh hiện thực khó quên trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ”. Qua việc xây dựng nhân vật Liên, nhà văn đã tái hiện thành công cuộc sống nghèo khổ, quẩn quanh trong bế tắc cùng vẻ đẹp tâm hồn con người luôn hướng đến tương lai tốt đẹp, tươi sáng hơn. Liên đã dành cho họ một tình yêu tha thiết, một trái tim đồng cảm với những khổ đau của con người.
Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng Thạch Lam không đưa ta đến những chân trời lãng mạn phiêu du, thoát li khỏi thực tại:
“Để mê ly trong thú ái ân vờ
Để trốn tránh những ngày giờ trống trải”
mà đưa ta vào cõi đời ta đang sống với những đau khổ của con người, với trái tim trân trọng sự sống nơi trần thế. Sự thật ấy là kiếp sống mòn mỏi, quẩn quanh trong bế tắc không lối thoát của những con người sống vô danh, vô nghĩa. Thạch Lam thường đi sâu vào thế giới nội tâm con người với những khám phá tinh vi về suy nghĩ, tâm hồn. Ông có quan niệm văn chương tiến bộ: “ Đối với tôi, văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa phê phán và tố cáo một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được trong sạch và phong phú hơn.”
Chính nhận thức đúng đắn đã giúp Thạch Lam có chân cảm và đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm con người bên cạnh nỗi khổ cơm áo ghì sát đất. Trong một cuộc sống mà mọi thứ đang dần “ mốc lên, mòn ra, rỉ đi”, nhân vật Liên vẫn hiện lên với một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, với một trái tim nhân hậu của một con người biết yêu thương. Sự sống chung quanh đang dần chìm trong đêm tối, tâm hồn chị vẫn như một mầm cây khỏe mạnh luôn ước mơ, khao khát hướng tới ánh sáng.
Là một nguồn sáng trong màn đêm tối, tâm hồn Liên đã làm bừng lên bức tranh cuộc sống tưởng như u mê, tăm tối. Liên trở thành điểm nhìn của tác giả bởi lẽ, cô đã từng sống ở Hà Nội vui vẻ và huyên náo, sáng rực và lấp lánh. Ở Hà Nội, cô được đi chơi bờ hồ, được uống những thứ nước lạnh xanh đỏ, được ăn kem,…trái ngược hoàn toàn với phố huyện yên tĩnh, đen tối, nghèo khó. Do đó, cô dễ có nhận thức sâu sắc về nỗi buồn, sự tù túng và hoài niệm về quá khứ. Đồng thời, Liên cũng là một cô gái mới lớn có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm nên dễ xúc động với nỗi khổ đau của con người.
Trước tiên, Liên là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có trái tim biết yêu thương của một con người nhân ái. Trong khoảnh khắc ngày tàn, Liên lắng nghe được cả những âm thanh rất nhỏ của buổi chiều làng quê và có cái nhìn bao quát cả khung trời phía Tây rực rỡ trong ánh hoàng hôn. Đó là âm thanh của tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve, là bầu trời phía Tây thơ mộng, đẹp đẽ với áng mây hồng như hòn than sắp tàn, với dãy tre làng đen kịt cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trước cảnh thiên nhiên thơ mộng ấy, Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen và trong lòng gợi lên một nỗi buồn man mác.
Liên cảm thấy gắn bó với mảnh đất này đến mức “ thuộc cả mùi cát bụi”. Một mùi âm ẩm của cát bụi bốc lên khiến chị em Liên nghĩ đây chính là mùi riêng mảnh đất, của quê hương này. Không chỉ thế, trong màn đêm mịt mùng nơi phố huyện, cô nhận ra “ một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”. Phải thân thuộc, yêu quý mảnh đất này đến tột cùng, cô mới có thể nhận ra vẻ đẹp bình dị, nên thơ mà đượm buồn của quê hương.
Với mỗi sự xuất hiện của con người, Liên lại dành cho họ một niềm chân tâm, chân cảm xuất phát từ trái tim nhân ái của một con người biết yêu thương. Liên thương mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng nước nhưng bán được chẳng bao nhiêu. Liên ái ngại trước gia đình bác Xẩm lê lết trên mảnh chiếu rách với cái thau sắt trống không, đứa con đã chạm đến nghịch đất. Liên cũng dành tình thương cho bà cụ Thi điên qua một cút rượu ti đầy. Cô thấu hiểu cuộc sống của họ đang dần chìm vào nhàm chán, bế tắc, tuyệt vọng.
Nhân vật Liên còn là một cô gái luôn khao khát tương lai và hướng tới ánh sáng. Như mầm cây khoẻ khoắn luôn kiếm tìm và vươn tới những nơi ngập tràn ánh sáng, tâm hồn Liên kiếm tìm từng ánh sáng nhỏ nhoi nơi phố huyện mịt mùng và hướng tới chúng. Đó là ánh sáng từ khe sáng, từ những hột sáng lấp ló trong các cửa tiệm đến ánh sáng của các vì sao lấp lánh trên bầu trời. Hướng tới ánh sáng như một hành động hướng tới một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
Như buổi trưa ngột ngạt có làn gió mát thoảng qua, văn Thạch Lam tưởng như bế tắc không lối thoát lại ngập tràn niềm tin vào cuộc sống kì diệu và đẹp đẽ. Ông tin rằng chính tâm hồn con người sẽ cứu con người khỏi vực thẳm, chính ước mơ, hoài bão sẽ giúp họ vượt qua mọi nghiệt ngã của cuộc đời.
Hi vọng là nghệ thuật sống. Đọc những trang văn Thạch Lam, người đọc cơ hồ vẫn nhận ra một niềm hi vọng được nhen nhóm từ những đau khổ mịt mùng của cuộc đời. Như một ánh bình minh còn xa mờ, văn Thạch Lam thể hiện một niềm tin ở tương lai qua khao khát của Liên trong cảnh đợi tàu.
Dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng Liên vẫn cố thức để đợi tàu vì chuyến tàu là hoạt động cuối cùng của đêm khuya và mang theo nỗi niềm ưu tư của một cô gái mới lớn. Chuyến tàu qua mang đến ánh sáng, âm thanh và những con người trái ngược hoàn toàn với ánh sáng, âm thanh, con người của phố huyện tịch mịch bóng tối. Trong khi ánh sáng chuyến tàu là lấp lánh, sáng rực thì nơi phố huyện, ánh sáng là nhỏ nhoi, yếu ớt. Trong khi âm thanh chuyến tàu là nhộn nhịp, rộn ràng, tiếng rít mạnh vào ga, tiếng con người nói chuyện,…thì nơi đây, là một phố huyện yên tĩnh, tịch mịch trong bóng tối. Nếu chuyến tàu mang theo những con người mới, sang trọng, nói cười vui vẻ thì nơi đây, con người tẻ nhạt, quẩn quanh, bế tắc.
Chuyến tàu đi qua trả lại sự yên tĩnh cho phố huyện và đêm đen mịt mùng lại bủa vây. Con người dần chìm vào giấc ngủ. Như vậy, chuyến tàu qua là một giải pháp tình thế thể hiện ước mơ thay đổi cuộc sống. “ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” đã xây dựng thành công nhân vật Liên qua nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý tinh tế của tác giả Thạch Lam. Từng nỗi buồn man mác trong khoảnh khắc ngày tàn đến tình yêu quê khi nghe mùi cát bụi hay tình thương với những kiếp người lầm lũi và khao khát về một tương lai tươi sáng của Liên đều được nhà văn bắt trọn và ghi lại một cách tinh vi, tinh tế. Cùng với đó, chất thơ toả ra từ lối viết nhẹ nhàng, giàu tình cảm đã giúp tác giả tái hiện thế giới nội tâm tinh vi của Liên và mang đến cho độc giả những day dứt, xót xa đồng thời trân trọng một tâm hồn người dù sống trong mù tối vẫn không thôi mơ ước.
Liên đã không còn sống ở Hà Nội. Hiện thực của cô là một cuộc sống quẩn quanh trong bế tắc. Nhưng Liên vẫn không ngừng mơ ước, không ngừng khao khát một tương lai tốt đẹp hơn. Chính từ hành động sống đẹp, sống có ý nghĩa, có khát vọng ấy đã gieo vào lòng người niềm tin ở tương lai: dù trong hoàn cảnh nào, con người cũng phải nuôi dưỡng ước mơ. Những trang văn của Thạch Lam bởi vậy xứng đáng là trang văn “ thanh lọc tâm hồn con người”.
Nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
Phân tích Liên – Mẫu 1
Thạch Lam là một nhà văn của thế kỷ XX, ông là thành viên của Tự Lực văn đoàn và nhắc đến ông người ta nghĩ ngay đến những truyện ngắn trữ tình, giàu cảm xúc. Thạch Lam có quan điểm sáng tác lành mạnh, tiến bộ, những truyện ngắn của ông thường không có chuyện mà tập trung vào khai thác thế giới nội tâm của nhân vật thông qua những hình ảnh mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày.
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn được in trong tập Nắng sân vườn, cũng như những tác phẩm khác của Thạch Lam, Hai đứa trẻ được kể với giọng văn trong sáng mà trữ tình, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. Thể hiện được sự cảm thông của nhà văn với những con người sống trong cảnh nghèo khó ở một làng quê nghèo và cảm phục trước ý chí vươn lên, mong mỏi một ngày mai tươi đẹp của họ, mà tiêu biểu trong truyện chính là Liên, một cô bé với tâm hồn trong sáng nhưng sớm phải bươn chải, phụ giúp gia đình.
Liên là một cô bé ngoan và hiểu chuyện, biến cố gia đình xảy ra khi thầy em mất việc, gia đình chuyển từ Hà Nội về sinh sống tại một vùng quê nghèo, không chỉ thay đổi môi trường sống, cuộc sống của gia đình cũng trở nên thiếu thốn hơn. Tuy vậy, Liên không có sự trách móc, hờn giận của một đứa trẻ, chỉ đâu đó trong em là nỗi nhớ về những ngày tháng sung túc với những món ngon, lạ, được đi chơi bờ hồ, uống những thức uống xanh đỏ cùng ánh sáng rực rỡ và lấp lánh. Cũng như bao đứa trẻ khác, bóng tối trở thành thứ rất đáng sợ, nơi ở mới của Liên lại ngập tràn trong bóng tối, không có những ánh đèn sáng choang như Hà Nội, chỉ có leo loét vài ngọn đèn từ những hàng quán cóc ven đường. Nhưng Liên không sợ nữa, “đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa”.
Liên tập quen với cái bóng tối của phố huyện vì em còn phải hoàn thành trọng trách của mình, em là một cô bé vâng lời và đảm đang, còn rất bé em đã được mẹ giao cho trông coi quán tạp hóa cùng với em An. Liên làm công việc này rất thành thạo, em kiểm hàng, cộng tiền, làm đâu ra đấy, còn cẩn thẩn cất chìa khóa hòm tiền ngay bên mình, “cái xà tích và chiếc chìa khóa chị quý mến và hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”, ý thức được hoàn cảnh gia đình, Liên mong muốn được giúp đỡ mẹ, như những đứa bé luôn muốn được xem là người lớn Liên cũng vậy cô bé cũng muốn chứng tỏ mình đã lớn và chuyện trong coi quán tạp hóa làm cô bé tự hào.
Tuy muốn được công nhận là một người lớn song tâm hồn em vẫn là một cô bé ngây thơ và trong sáng, mọi thứ xung quanh trong tầm mắt của em lại rất êm ả, bình yên “một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu răng trên đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”, hay “một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”, với cái êm ả, thanh bình của vùng quê dễ làm tâm hồn người ta xao động và buồn man mác, Liên cũng thế, bóng tối ngập dần trong mắt Liên và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của em, dù em cũng chẳng hiểu nỗi buồn của mình. Liên vẫn là một đứa trẻ, vẫn lơ đễnh, mãi nghĩ vẩn vơ mà quên mất giờ dọn hàng, em cũng sợ sệt khi gặp cụ Thi một bà già hơi điên thường đến mua rượu, em vừa sợ cũng vừa thương cụ, em rót cho cụ hẳn một cút rượu đầy.
Liên là một cô bé giàu cảm xúc, em có một trái tim nhân hậu, ở vùng quê nghèo nổi bật lên những mảnh đời cơ cực và Liên thương cảm tất thảy họ, em thương những đứa trẻ con nhà nghèo, “chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của người bán hàng để lại”, dẫu vậy Liên cũng không có tiền để cho chúng, nhà Liên cũng nghèo, mẹ Liên còn phải vất vả làm hàng xáo, chính em cũng phải thức đến khuya để xem có bán thêm được bao thuốc, bao diêm nào không. Liên thương mẹ con chị Tí, ngày đi mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng, bán không được bao nhiêu nhưng chiều nào cũng phải dọn hàng từ chập tối. Liên thương bác Siêu với gánh phở xa xỉ, thương vợ chồng bác xẩm với đứa con thơ, ở cái phố huyện nghèo vắng tanh người qua lại thì gánh phở của bác Siêu hay tiếng đàn của nhà bác xẩm cũng chẳng kiếm được là bao, cuộc sống vẫn hoài vất vả.
Trong cô bé ngây thơ và trong sáng ấy cũng chất chứa những khát khao và mong mỏi một sự đổi đời, dù thích nghi với bóng tối vùng quê nghèo nhưng em vẫn nhớ về ánh sáng rực rỡ và lấp lánh của phố phường Hà Nội. Em háo hức chờ đợi chuyến tàu khuya không chỉ để bán thêm được vài gói thuốc hay bao diêm, em trong đợi trên chuyến tàu ấy là một thế giới khác, một thế giới ồn áo, náo nhiệt và tươi sáng khác hẳn với sự tịch mịch, u tối và yên ắng của vùng quê. Khát vọng của Liên cũng chính là khát vọng của những người lao động nghèo ở một phố huyện, mong muốn được đổi đời, có được một cuộc sống tốt đẹp hơn “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống hàng ngày nghèo khổ của họ”.
Với một đứa trẻ sớm phải phụ giúp gia đình, Liên là một cô bé đáng tin cậy, mẹ tin tưởng giao hàng tạp hóa cho em, em An tin tưởng chị mà gối đầu lên chân chị ngủ ngon lành. Cũng ý thức được trách nhiệm của mình, Liên làm việc rất chăm chỉ, rất cẩn thận và cũng chăm sóc em rất chu đáo “Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ”, “chị ngồi yên không động đậy”. Liên qua ngòi bút của Thạch Lam thật đẹp, một cô bé đẹp về cả tâm hồn và cảm xúc, em trong sáng, ngây thơ cũng ngoan hiền và có lòng trắc ẩn, nổi khát khao vươn lên, thoát khỏi cảnh nghèo u tối ở phố huyện nghèo của em cũng đáng để khâm phục.
Cũng qua những cảm xúc của Liên, những miêu tả về một làng quê nghèo tăm tối, có thể thấy được sự thương xót của Thạch Lam đối với những người lao động chân chính, quẩn quanh ở cái quê nghèo. Cũng là sự cảm thông của nhà văn với khát khao, mong muốn có cuộc sống mới tốt đẹp hơn của họ. Có thể thấy truyện ngắn Hai đứa trẻ không có một câu chuyện cụ thể, nó chỉ là cái nỗi buồn, những suy tư và cảm xúc của một cô bé về cuộc sống thường ngày cùng với những người lao động nghèo, nhưng vẫn làm người đọc xúc động, những câu từ nhẹ nhàng lại tình cảm, chân thành và giản dị làm người ta thấy gần gũi và dễ dàng cảm nhận được thông điệp truyền tải của Thạch Lam.
Phân tích Liên – Mẫu 2
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam là bức tranh về một phố huyện nghèo hiu hắt, thưa thớt cả về con người lẫn ánh sáng. Ở đó bóng tối ngự trị, ánh sáng chỉ là thứ le lói, chỉ là những hột sáng, tâm hồn của con người cũng vì thế mà trở nên hiu quạnh, buồn tẻ hơn. Văn Thạch Lam không có nhân vật chính mà xây dựng một dàn nhân vật có mối liên hệ với nhau, trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” cũng vậy, ông xây dựng một dàn các nhân vật trong bức tranh phố huyện nghèo khổ. Nhưng nổi bật hơn cả là nhân vật cô bé Liên với một tâm hồn nhạy cảm, tác giả như mượn chính tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên của cô bé để vẽ lên một không gian phố huyện nghèo khó.
Trước hết Thạch Lam xây dựng Liên là một cô bé có tâm hồn hết sức nhạy cảm, tinh tế của một đứa trẻ biết yêu thương. Trước cảnh vật thiên nhiên lúc chiều tàn cô bé mở rộng tâm hồn yêu thiên nhiên của mình ra để đón nhận một cách tinh tế, lắng nghe những tiếng động báo hiệu một ngày tàn của những cảnh vật và con người xung quanh mình: “tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve”. Liên ngắm nhìn bầu trời nhất là ở phía tây, bầu trời rực rỡ “những đám mây ánh lên như những hòn than sắp tàn”. Không những yêu cảnh vật thiên nhiên Liên còn là một cô bé có tình yêu với quê hương, với chính mảnh đất mà cô đang gắn bó, cô cảm nhận về phiên chợ chiều, về những tiếng người mua bán, về cả những gì còn sót lại sau phiên chợ, tuy tất cả đều là rác bỏ đi không có gì tận dụng được nhưng đối với Liên đó là những thứ rất đỗi quen thuộc và bình dị đến khó tin. Cô còn thuộc luôn cả mùi của mảnh đất mình đang sống mỗi lần ngửi thất thứ mùi ấy cô lại liên tưởng ra những hương vị khác nhau. Ngoài ra khi trời đã tối cô còn cảm nhận vẻ đẹp của những ngôi sao trên cao của bầu trời nơi mình sinh sống.
Khi bóng tối lấn áp ánh sáng bao trùm lên toàn bộ không gian của phố huyện Liên còn là một con người có tình yêu thương, cảm thông với những kiếp người lao động nghèo khổ trong không gian của phố huyện. Liên thương cảm và tự thấy xót xa trước cảnh những đứa trẻ con nhà nghèo phải nhặt nhạnh lại những rác còn sót lại của phiên chợ chiều vừa tan, thậm chí chúng còn tranh giành lẫn nhau, cô nhìn những đứa trẻ ấy nhưng không thể giúp gì được chúng bởi chính hoàn cảnh của cô và em trai cũng không khá khẩm hơn gì được chúng, cô thương cho chúng cũng là thương cho chính hoàn cảnh của bản thân mình. Cô dành chút tình yêu thương gửi gắm qua việc rót cho cụ Thi một cút rượu đầy khi cụ đến mua rượu nhà Liên, cô cũng rất đỗi thương cảm với mẹ con nhà chị Tý ngày đã phải đi mò cua bắt ốc mà đến đêm tối lại phải đèo bòng nhau ra mở hàng nước đến tận khuya mà cũng không mấy được thêm gì, cuộc sống của mẹ con nhà chị khó nhọc. Hay hình ảnh của gia đình bác Xẩm co ro trông một không gian chật hẹp là trên một manh chiếu rách, Liên nhìn với đầy xót xa và thương cảm cho gia đình bác như sắp có bao nhiêu thứ ùa đến cái đói, cái rét và khó khăn với một gia đình làm nghề hát xẩm ấy. Tất cả những con người ấy, số phận ấy và cả chính Liên nữa đều mong ước có một cuộc sống tươi đẹp hơn trong chính không gian hiu quạnh của phố huyện nghèo nàn ấy.
Liên còn là một cô bé biết nghĩ đến, hướng đến những điều tốt đẹp của một không gian thế giới có ánh sáng, khi trời đã tối rồi, bóng đêm đã xâm lấn gần như hết không gian của phố huyện thì Liên vẫn luôn tìm kiếm ánh sáng cho dù nó là những hột sáng, khe sáng,… hết sức nhỏ bé. Liên hướng lên trời cao để đón ánh sáng xa xôi của những ngôi sao trên bầu trời cao rộng nơi phố huyện, không những thế cô bé còn thèm ánh sáng ngay chính xung quanh mình, đó là ánh sáng của ngọn đèn dầu tù mù củ hàng nước mẹ con nhà chị Tý, hay chỗ gánh hát của bã Sẩm, nơi hàng nước của bác Siêu, đèn sáng của hiệu sách gần đó,…hay chính là những hột sáng lọt qua phên nứa rán đầy những giấy báo nhật trình của nhà mình đã bị ngăn đôi kia. Liên như hình ảnh của một cây non nớt đang cố vươn ra ánh sáng để tìm kiếm sự sống cho mình, cho cả những kiếp người lầm than, nghèo khổ trong phố huyện kia.
Tâm hồn yêu cuộc sống luôn hướng về phía ánh sáng của Liên còn được thể hiện qua chi tiết cô ngồi cờ đoàn tàu chạy qua rồi mới vào đi ngủ. Hình ảnh đoàn tàu là đại diện cho ánh sáng, cho những gì tốt đẹp mà Liên cùng bao người khác trong phố huyện muốn hướng tới. Đoàn tàu như chất chứa bao ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, đoàn tàu từ nơi có ánh sáng đến như khai sáng tâm hồn cho Liên và tất cả con người nơi phố huyện nghèo khổ.
Qua việc miêu tả bức tranh phố huyện nghèo u tối với tiêu biểu là hình ảnh của nhân vật Liên, tác giả Thạch Lam muốn gửi tới bạn đọc một lời nhắn nhủ đó là con người dù phải sống trong kiếp nghèo đói, khổ đau nhưng họ vẫn có tâm hồn đẹp đẽ, họ vẫn luôn hướng về tương lai tươi sáng hơn, trong bóng tối nhưng họ chưa bao giờ ngừng đấu tranh để được vươn ra ánh sáng.
Phân tích Liên – Mẫu 3
Thạch Lam là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn, ông xuất thân trong một gia đình công chức, gốc quan lại, đối tượng văn học mà Thạch Lam hướng đến thường là những con người lao động, những con người nghèo khổ bất hạnh trong cuộc sống. Thạch Lam là một nhà văn theo khuynh hướng văn học lãng mạn tuy nhiên những tác phẩm của ông đều mang màu sắc hiện thực, Thạch Lam có quan niệm văn chương tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn, một trong những truyện ngắn nổi bật của ông là tác phẩm Hai đứa trẻ được in trong tập truyện Nắng trong vườn. Trong tác phẩm này Thạch Lam đã khắc họa rõ nét ước mơ và khát vọng đổi đời của hai chị em Liên và An trong đó tác giả đã miêu tả nổi bật nội tâm sâu kín của nhân vật Liên.
Câu chuyện mở ra bằng khung cảnh của buổi chiều tàn, những câu văn nhẹ nhàng, man mác đầy chất thơ cứ rung lên vang động lòng người: Chiều chiều rồi, một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài bờ ruộng theo gió nhẹ đưa vào, những câu văn mềm mại cứ nhẹ nhàng đi vào lòng người, trong khung cảnh của buổi chiều tàn đó, có sự quan sát nhỏ bé của nhân vật Liên, tâm hồn của Liên được miêu tả: Liên không hiểu sao nhưng Liên thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của buổi chiều tàn, lòng Liên đội lên những tình cảm dành cho những đứa trẻ con nhà nghèo đang nhặt nhạnh những thứ còn vương vãi trên nền đất của chợ phố huyện nghèo. Liên có những cảm nhận tinh tế: Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Chi tiết không chỉ tiếp tục cho thấy tâm hồn nhạy cảm của cô bé mà còn thể hiện rất rõ sự gắn bó, thân thuộc, thấm thía của Liên trước nỗi nghèo khó của phố huyện mình.
Trước giờ khắc của ngày tàn, nhân vật Liên xuất hiện với những nét tâm trạng hết sức nhẹ nhàng, tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, thánh thiện. Những rung động trong tâm hồn Liên khiến mỗi người phải suy ngẫm về cuộc sống xung quanh. Hình ảnh mà Liên và An hi vọng trong ngày tàn đó là hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện, chuyến tàu như mang một diện mạo mới cho phố huyện đang chìm ngập trong màn đêm tối tăm. Đó là hình ảnh của thế giới khác thế giới tràn ngập ánh sáng mà chị em Liên và An từng sống khi bố chưa mất việc, hai chị em được sống trong thế giới tràn đầy ước mơ, hi vọng được thưởng thức những cốc nước xanh đỏ, được đi dạo ven bờ hồ. Thế nhưng thế giới ấy bỗng dưng đóng sập lại trước mặt hai chị em Liên và An đổi lại bằng thế giới khác đó là phố huyện nghèo tăm tối với những con người kì dị.
Đó là hình ảnh cụ Thi dở người, là hình ảnh nghèo khổ của mẹ con chị Tí, là hình ảnh lam lũ của bác Siêu bên gánh phở rong, tất cả những hình ảnh đó đều khiến cho ước mơ của hai chị em Liên và An bị dập tắt, hai chị em như đang sống một cuộc đời bế tắc, cùng cực, không tương lai, không hi vọng. Nhưng ẩn đằng sau những tâm hồn nhạy cảm ấy là khát khao được đổi đời được vươn đến những miền ước mơ xa xôi, dù đêm đã khuya nhưng chị em Liên và An vẫn cố thức để đợi chuyến tàu đêm trong ngày, chuyến tàu đêm từ Hà Nội về nơi để lại cho chị em những kỉ niệm, những dấu ấn khó phai. Liên luôn mong ngóng chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua để được chiêm ngưỡng thức ánh sáng từ phố huyện, hay để được mơ ước đến những miền xa xôi hơn nữa.
Liên là cô bé có tâm hồn nhạy cảm, cô bé rất yêu đời và thiết tha với cuộc sống, cô mong muốn có một cuộc sống đầy ước mơ, tương lai và hi vọng nhưng cuộc đời với những sự cay nghiệt và khắc khổ của nó đã không cho em có cơ hội thực hiện những giấc mơ lớn của mình. Liên là cô bé có tình thương bao la đối với con người em xót xa cho những đứa trẻ con nhà nghèo phải lam lũ, vất vả kiếm sống, điều này cho thấy tâm hồn cao đẹp và trong sáng của Liên. Đối với hai chị em, chuyến tàu đêm đi qua đã thắp sáng trong hai chị em giấc mơ, khát vọng được đổi đời được hòa mình vào dòng chảy của cuộc sống, được sống một cuộc đời đầy đủ và hạnh phúc. Thạch Lam đã rất tinh tế khi lồng ghép hình ảnh chuyến tàu đêm vào trong câu chuyện, hình ảnh ấy là một sáng tạo độc đáo, đắt giá của tác giả.
Chuyến tàu đêm đi qua phá tan sự im lặng, bình yên ngày thường của phố huyện, nó đem đến một thế giới rực rỡ, lộng lẫy gấp nhiều lần so với thế giới của hai chị em đang sống, đó là chuyến tàu khơi gợi kỉ niệm ước mơ, đó là chuyến tàu thắp lên niềm tin, hi vọng vào tương lai của hai chị em, đó cũng là chuyến tàu báo hiệu sự đổi thay sẽ phá tan màn đêm đang bao phủ khắp phố huyện, chuyến tàu của những hoài bão, chuyến tàu của những say mê và khát khao hạnh phúc. Chắc hẳn Liên phải là một cô bé tốt bụng, yêu đời thì mới có thể nhạy cảm với những hình ảnh đi ngang qua phố huyện như thế, em phải mở lòng mình với cuộc sống, với cuộc đời thì mới có thể cảm nhận hết những khát khao, hoài bão, ước mơ của chính mình.
Những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội là những tháng ngày Liên được sống được tận hưởng và được trải nghiệm những khoảng thời gian thú vị, vui vẻ, hơn thế nữa những kí ức ở Hà Nội khiến Liên không thể nào quên được một thế giới tràn đầy ánh sáng, đầy niềm tin. Và khát khao đó kéo dài đến khi Liên và An chuyển về phố huyện, chứng kiến biết bao mảnh đời sống ở nơi đây, Liên và An cảm thấy nghẹn ngào, tủi hờn vì một cuộc sống nhọc nhằn khổ cực. Còn tuổi ăn và chơi Liên và An đã phải trông hàng giúp mẹ, hình ảnh ấy dường như quá đối lập đối với những ngày tháng rực rỡ khi hai chị em còn ở Hà Nội được thưởng thức những cốc nước xanh, đỏ.
Hình ảnh khiến mỗi người nhớ nhất về hai chị em đó là dù trời đã về khuya, đêm đã tàn nhưng hai chị em vẫn thức để đợi chuyến tàu đêm cuối cùng đi ngang qua phố huyện, hai chị em: ngước mắt lên các vì sao để tìm sông Ngân Hà hay con vịt theo sau ông Thần Nông. Chi tiết này bộc lộ tâm hồn ngây thơ, trong sáng của Liên và An. Phải có tình yêu mãnh liệt với cuộc sống, phải có ước mơ, hoài bão thì cả Liên và An mới có thể sống trọn vẹn cuộc đời của mình.
Nhân vật Liên để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng của độc giả, khiến người đọc cứ trầm trồ, ngẫm nghĩ về số phận của những mảnh đời bất hạnh nhưng khát khao được bay xa, bay cao.
Bằng sự nhạy cảm tinh tế của một nhà văn, bằng nghệ thuật viết văn điêu luyện, Thạch Lam đã cho chúng ta thưởng thức những trang văn thấm nhuần xúc cảm, những trang văn lột tả được tâm lý nhân vật và thấu hiểu vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật đó, ông đã tìm ra cái đẹp khắp hang cùng ngõ hẻm, đã đi sâu vào lòng người bởi giọng văn ấm áp và tinh tế. Thạch Lam đã thực sự để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.
Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
Nhân vật Liên – Mẫu 1
“Văn học là nhân học” (M.Gorki). Trong văn học, do vậy, vẻ đẹp nhân bản của con người luôn luôn là một phương tiện thẩm mỹ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hòa quyện với nhau. Để làm rõ điều vừa nói, “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam sẽ là một dẫn chứng.
“Hai đứa trẻ” vừa là bức tranh hiện thực phố huyện nghèo, vừa như một bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn bâng khuâng day dứt về đời sống con người.
Bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo xơ xác và lại càng xơ xác, tiêu điều hơn từ cái nhìn của nhà văn. Đó là lúc hoàng hôn của một ngày tàn nơi miền quê “mặt trời đã lấp sau rặng tre, nhìn lên chỉ thấy khóm tre màu đen kịt trên nền trời phớt hồng” dàn nhạc của ếch nhái bắt đầu văng vẳng kêu ngoài đồng, thế cũng đủ làm thành cái buổi chiều êm như ru như bao chiều khác.
Như một mô típ nghệ thuật, cái phố huyện hẻo lánh lại hiện ra trong khung cảnh chợ vãn của buổi chiều chỉ còn lèo tèo vài ba người bán hàng đang thu dọn gánh, vài đứa trẻ đi thu lượm các thứ lặt vặt… Cái bức tranh ấy đã một lần hiện lên trong “gió lạnh đầu mùa” nhưng sao nó vẫn nhuốm một nỗi buồn khó tả vào cái giờ khắc của ngày tàn trong “Hai đứa trẻ”.
Song bức tranh phố huyện ấy không chỉ là cảnh vật mà là bức tranh cuộc sống của con người. Một hiện thực nơi miền quê hẻo lánh, một chút của chốn kinh thành được mang tới từ con tàu đêm đêm. Cuộc sống phố huyện có gì? Đó là hoạt động kiếm sống của những người mang trong mắt Liên dường như quá quen thuộc, mỗi người đã có một thói quen. Như bác phở Siêu, chị Tý, bố con nhà hát xẩm, cụ Thi điên và ngay cả Liên. Việc chủ yếu cũng chỉ là nghe tiếng trống thu không thì đóng cửa quán mà đợi chờ. Hiện thực không làm ta ngỡ ngàng đó là một phố huyện nghèo với những người cần cù lao động một cách lầm lũi đáng thương.
Nhưng tất cả những hiện thực như thế đều đặt trong con mắt quan sát chất chứa trong chất văn lãng mạn.Thời gian đi vào cuộc sống của phố huyện “rõ ràng” không vụt nhanh hoặc tan vào đêm tối. Thời gian cứ chậm rãi đi từng bước phát triển của nội tâm. Từ “tiếng trống thu không” đến một câu văn nhẹ nhàng: “chiều, chiều rồi” cất lên trong lòng, rồi trời nhá nhem tối đến không gian đã khuya không còn những “tạp âm”, của ban ngày chỉ còn “vòm trời với ngàn ngôi sao xanh ganh nhau lấp lánh”. Mỗi thời điểm lại có một cái nhìn cảnh vật khác nhau nhưng đều có phần thi vị hoá nhờ những câu văn tươi mát, uyển chuyển.
Có buổi chiều nào êm như ru trong cách nhìn của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng? Chỉ có tâm hồn lãng mạn Thạch Lam mới có cái mượt mà đượm chất thơ như thế.
Sự tài tình chính là ở chỗ nhà văn vừa hoà nhập hai tâm hồn quan sát là một. Hiểu là nhà văn quan sát cũng đúng mà hiểu cảnh vật diễn ra trong mắt của nhân vật Liên cũng chẳng sai. Ta thấy rõ điều đó qua cái giật mình của nhân vật. “Liên mãi ngồi quên mất! Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn xếp những quả sơn đen lại”. “Trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng gió mát”. Những câu văn như vậy có rất nhiều và được dùng một cách chính xác đạt đến mẫu mực. Phải chăng cảm nhận ấy xuất phát từ tâm hồn nhà văn hay chính là từ tâm hồn của Liên khi phố huyện đã chìm trong im lìm của vắng lặng. Trong con mắt “Dõi theo những bóng người về muộn từ từ trong đêm”.
Nếu như đầu tối phố huyện còn được “trang hoàng” bằng những ánh đèn hắt ra từ những quán bên đường thi bây giờ chỉ còn là bóng đêm. Một vài tia sáng le lói từ kẻ cửa thành từng vệt. Con mắt thơ mộng đâu chỉ dừng ở những ánh sáng rất thật mà tìm đến cái mong manh của thứ đom đóm lập lòe trong kẽ lá bàng lại càng gợi buồn khó tả. Ánh sáng hiếm hoi của thiên nhiên được nhà văn “chớp” nhanh trong cái nhìn lãng mạn. Chất thơ chính là ở đó. Vừa có vài hiện thực vừa có sự bay bổng của người bút phác lên và đằm lại trên trang văn. Nhưng tất cả vẫn là cái thường nhật diễn ra trong cảnh sống vốn quẩn quanh lầm lũi.
Ánh đèn của chỉ Tý đủ soi một khoảnh nhỏ. Nếu quan sát từ xa, ta sẽ thấy một bức tranh khá hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật với hai “gam màu” sáng tối. Khuôn mặt người phụ nữ chân quê chất phát đã trải qua một ngày bươn bải với cuộc sống để kiếm cái ăn, manh áo. Cuộc sống gia đình bận rộn tối tăm. Nhưng tối nào chị cũng góp một ánh đèn như thế. Tuy để làm thêm thu nhập, nhưng hình như họ chỉ bán cho lấy lệ.
Vậy thì cái gì đã làm cho họ ra đây? Phải chăng đó là nếp sống. Và phố huyện ban đêm là nơi để họ sống…Âm thanh của cuộc sống phát ra từ những lời đối thoại, những hoạt động của con người nơi đây. Mỗi người đều góp một thứ ánh sáng, một chút hương vị, âm thanh. Tất cả tạo nên một bức tranh phố nghèo.
Chẳng có một nét chấm phá nào trong bức tranh nhưng tất cả những con người có mặt đã làm nên tổng thể của cảnh vật cuộc sống. Nếu như ở Nam Cao là những cảnh sống hiện thực khốn khổ với nước mắt của đói, miếng ăn và áp bức thì cuộc sống hiện thực trong văn Thạch Lam được “đo bằng” một đơn vị “lãng mạn” nhất định. Nét bút của ông đã phác họa một cách rất nhẹ nhàng uyển chuyển. Phố huyện nghèo và cũng có rất nhiều lý do để người dân phải lao vào cuộc bon chen giành giật sự sinh tồn. Nhưng ở đây là một không khí chan hòa thực sự, ấm áp tình người và mỗi người khi ra về chắc chắn vẫn giữ được sự ấm áp quên thân dù rất buồn.
Sự hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn đã giúp Thạch Lam có được chất văn nhẹ nhàng thanh thoát, ẩn hiện nhân cách tuyệt vời của ông.
Trở lại với cảnh sinh hoạt ban đêm nơi phố huyện, chất lãng mạn không dừng lại ở cảnh bao quát mà đắm lại ở những trang viết về chị em Liên. Đây chính là điểm nhà văn đã tập trung khắc hoạ. Liên gây ấn tượng bởi nội tâm sâu sắc, xuất phát từ một con người đa cảm. Khi màn đêm đã bắt đầu buông xuống cũng chính là lúc Liên thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. Cảm giác buồn ấy gợi lên từ cảnh phố huyện xơ xác buồn trong tiếng trống thu không vang vọng như hút hồn người. Bất giác, một cảnh tượng làm chị không khỏi chạnh niềm thương: đó là những chú bé nheo nhóc nhớn nhác giữa chợ đã vãn từ lâu để nhặt những mẩu que kem và những gì còn có ích cho chúng. Ấn tượng đầu tiên là Liên có một tấm lòng chẳng trẻ con chút nào. Tư thế của một người chị còn bé hơn thế nữa, nỗi lòng buồn báo hiệu một sự “trưởng thành” về tâm sinh lí.
Bức tranh phố huyện nghèo hẻo lánh, ẩn khuất trong bóng tối hư vô của phố huyện. Cuộc sống phố huyện đã ăn sâu trong tâm trí Liên. Tưởng như nếu có thiếu một thứ gì của cảnh ngoài kia, Liên đã thốt lên rồi. Nhưng tất cả vẫn thế, ngay cả tiếng cụ Thi đôi lúc làm cho Liên sợ. Nhưng cảm giác thân thuộc vẫn thấy cụ đáng yêu và đáng thương. Từng cảnh đời, cảnh sống của mỗi người lần lượt đi qua tâm hồn tưởng như non nớt của Liên.
Cuộc sống của từng người đã góp nên thành cuộc sống của cả một quần thể người dân quê nghèo khó. Từ những mảnh đời cũng giống như Liên cùng chung môi trường sống, ta thấy một điểm chung rất rõ, đó là sự quanh quẩn chật hẹp của môi trường xã hội. Ngày lại ngày vẫn chỉ là cái chợ tiêu điều, vài dãy hàng quán với những khoảnh đất trống “Lá đa lác đác trước lều” và những “con người ấy” mà thôi. Nhưng ở Liên lại có một sự khác lạ mà trong số trên chẳng có ai. Một hành động tưởng như quái gở và vô nghĩa, đó là “đợi tàu”. Nếu mẹ Liên ở đó chắc không cho cô thức. Nhưng đó mới chính là chiều sâu của tác phẩm khi tác giả khắc họa hình ảnh Liên cùng em đợi tàu với một niềm háo hức rất trẻ con.
Và con tàu đã đến đúng như sự mong mỏi, đợi chờ, như một thoáng niềm vui cũng chợt tắt. Tàu hôm nay không đông khách, ánh sáng của toa tàu cũng kém đi. Điều đó càng làm lòng Liên có một nỗi buồn vô hình xâm lấn. Con tàu vô cảm lầm lũi mang đến niềm vui duy nhất nhưng lại chợt gợi thêm nỗi buồn khó tả. Tiếng rầm rầm của tàu đã lẩn khuất sau màn đêm dày đặc, không gian của phố huyện thoáng dao động rồi lại trở về như xưa. Tâm trạng của Liên bây giờ chẳng biết nên vui hay nên buồn. Vui có lẽ đúng hơn vì hàng ngày chuyến tàu vẫn là niềm mong mỏi của chị. Có người nói “chờ đợi là một điều khủng khiếp”; song, không có gì để chờ đợi lại càng khủng khiếp hơn. Với Liên điều khủng khiếp chỉnh là niềm vui mà chỉ có thể tự tạo cho mình. Chất lãng mạn ngay trong cảnh đợi tàu. Cảnh đợi tàu ở đây tuy có khác với cảnh đợi tàu trên sân ga nhưng lại vẫn chung một nỗi niềm mong mỏi. Điều đáng nói hơn là duy chỉ một cô bé Liên đợi. Cuộc sống bon chen đã không làm chị chìm trong cảnh đời lầm lũi, thầm lặng. Vượt xa hơn là một tâm hồn khát khao niềm vui của cuộc sống. Tuy cuộc sống buồn nhưng vẫn tạo được niềm vui để minh sống có ý nghĩa hơn trong cõi đời. Quả thực, tâm hồn Liên là một bài thơ có cấu tứ khá hoàn chỉnh; nhưng đó là một sự thật hiển nhiên mà Thạch Lam đem lại. Cho đến nay, chị vẫn sống với một niềm vui của chuyến tàu đem lại. “Liên” là mảng màu chủ đạo tạo nên chất hiện thực và chất lãng mạn trong thiên truyện, tạo nên bằng một cuộc đời, tạo nên như là người dẫn chuyện.
Thành công của thạch Lam chính là sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp lãng mạn với xu hướng hiện thực, nhân đạo. Tạo cho mỗi tác phẩm của ông một sức sống trường tồn cùng lòng người. Tình người của nhà văn với nhân vật đã đưa ý nghĩa truyện lên một tầng cao mới. Ai đó đã định nghĩa về thơ: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời còn là thơ nữa” thì truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và nhiều thiên truyện khác nữa của Thạch Lam có đầy đủ những yếu tố mang phong vị của một bài thơ trữ tình đặc sắc mà lại “cuộc đời” thật nhiều sâu sắc.
Nhân vật Liên – Mẫu 2
Thạch Lam là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn, ông xuất thân trong một gia đình công chức, gốc quan lại, đối tượng văn học mà Thạch Lam hướng đến thường là những con người lao động, những con người nghèo khổ bất hạnh trong cuộc sống. Thạch Lam là một nhà văn theo khuynh hướng văn học lãng mạn tuy nhiên những tác phẩm của ông đều mang màu sắc hiện thực, Thạch Lam có quan niệm văn chương tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn, một trong những truyện ngắn nổi bật của ông là tác phẩm Hai đứa trẻ được in trong tập truyện Nắng trong vườn. Trong tác phẩm này Thạch Lam đã khắc họa rõ nét ước mơ và khát vọng đổi đời của hai chị em Liên và An trong đó tác giả đã miêu tả nổi bật nội tâm sâu kín của nhân vật Liên.
Câu chuyện mở ra bằng khung cảnh của buổi chiều tàn, những câu văn nhẹ nhàng, man mác đầy chất thơ cứ rung lên vang động lòng người: Chiều chiều rồi, một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài bờ ruộng theo gió nhẹ đưa vào, những câu văn mềm mại cứ nhẹ nhàng đi vào lòng người, trong khung cảnh của buổi chiều tàn đó, có sự quan sát nhỏ bé của nhân vật Liên, tâm hồn của Liên được miêu tả: Liên không hiểu sao nhưng Liên thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của buổi chiều tàn, lòng Liên đội lên những tình cảm dành cho những đứa trẻ con nhà nghèo đang nhặt nhạnh những thứ còn vương vãi trên nền đất của chợ phố huyện nghèo. Liên có những cảm nhận tinh tế: Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Chi tiết không chỉ tiếp tục cho thấy tâm hồn nhạy cảm của cô bé mà còn thể hiện rất rõ sự gắn bó, thân thuộc, thấm thía của Liên trước nỗi nghèo khó của phố huyện mình. Trước giờ khắc của ngày tàn, nhân vật Liên xuất hiện với những nét tâm trạng hết sức nhẹ nhàng, tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, thánh thiện. Những rung động trong tâm hồn Liên khiến mỗi người phải suy ngẫm về cuộc sống xung quanh.
Hình ảnh mà Liên và An hi vọng trong ngày tàn đó là hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện, chuyến tàu như mang một diện mạo mới cho phố huyện đang chìm ngập trong màn đêm tối tăm. Đó là hình ảnh của thế giới khác thế giới tràn ngập ánh sáng mà chị em Liên và An từng sống khi bố chưa mất việc, hai chị em được sống trong thế giới tràn đầy ước mơ, hi vọng được thưởng thức những cốc nước xanh đỏ, được đi dạo ven bờ hồ. Thế nhưng thế giới ấy bỗng dưng đóng sập lại trước mặt hai chị em Liên và An đổi lại bằng thế giới khác đó là phố huyện nghèo tăm tối với những con người kì dị. Đó là hình ảnh cụ Thi dở người, là hình ảnh nghèo khổ của mẹ con chị Tí, là hình ảnh lam lũ của bác Siêu bên gánh phở rong, tất cả những hình ảnh đó đều khiến cho ước mơ của hai chị em Liên và An bị dập tắt, hai chị em như đang sống một cuộc đời bế tắc, cùng cực, không tương lai, không hi vọng. Nhưng ẩn đằng sau những tâm hồn nhạy cảm ấy là khát khao được đổi đời được vươn đến những miền ước mơ xa xôi, dù đêm đã khuya nhưng chị em Liên và An vẫn cố thức để đợi chuyến tàu đêm trong ngày, chuyến tàu đêm từ Hà Nội về nơi để lại cho chị em những kỉ niệm, những dấu ấn khó phai. Liên luôn mong ngóng chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua để được chiêm ngưỡng thức ánh sáng từ phố huyện, hay để được mơ ước đến những miền xa xôi hơn nữa. Liên là cô bé có tâm hồn nhạy cảm, cô bé rất yêu đời và thiết tha với cuộc sống, cô mong muốn có một cuộc sống đầy ước mơ, tương lai và hi vọng nhưng cuộc đời với những sự cay nghiệt và khắc khổ của nó đã không cho em có cơ hội thực hiện những giấc mơ lớn của mình. Liên là cô bé có tình thương bao la đối với con người em xót xa cho những đứa trẻ con nhà nghèo phải lam lũ, vất vả kiếm sống, điều này cho thấy tâm hồn cao đẹp và trong sáng của Liên.
Đối với hai chị em, chuyến tàu đêm đi qua đã thắp sáng trong hai chị em giấc mơ, khát vọng được đổi đời được hòa mình vào dòng chảy của cuộc sống, được sống một cuộc đời đầy đủ và hạnh phúc. Thạch Lam đã rất tinh tế khi lồng ghép hình ảnh chuyến tàu đêm vào trong câu chuyện, hình ảnh ấy là một sáng tạo độc đáo, đắt giá của tác giả. Chuyến tàu đêm đi qua phá tan sự im lặng, bình yên ngày thường của phố huyện, nó đem đến một thế giới rực rỡ, lộng lẫy gấp nhiều lần so với thế giới của hai chị em đang sống, đó là chuyến tàu khơi gợi kỉ niệm ước mơ, đó là chuyến tàu thắp lên niềm tin, hi vọng vào tương lai của hai chị em, đó cũng là chuyến tàu báo hiệu sụ đổi thay sẽ phá tan màn đêm đang bao phủ khắp phố huyện, chuyến tàu của những hoài bão, chuyến tàu của những say mê và khát khao hạnh phúc.
Chắc hẳn Liên phải là một cô bé tốt bụng, yêu đời thì mới có thể nhạy cảm với những hình ảnh đi ngang qua phố huyện như thế, em phải mở lòng mình với cuộc sống, với cuộc đời thì mới có thể cảm nhận hết những khát khao, hoài bão, ước mơ của chính mình. Những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội là những tháng ngày Liên được sống được tận hưởng và được trải nghiệm những khoảng thời gian thú vị, vui vẻ, hơn thế nữa những kí ức ở Hà Nội khiến Liên không thể nào quên được một thế giới tràn đầy ánh sáng, đầy niềm tin. Và khát khao đó kéo dài đến khi Liên và An chuyển về phố huyện, chứng kiến biết bao mảnh đời sống ở nơi đây, Liên và An cảm thấy nghẹn ngào, tủi hờn vì một cuộc sống nhọc nhằn khổ cực. Còn tuổi ăn và chơi Liên và An đã phải trông hàng giúp mẹ, hình ảnh ấy dường như quá đối lập đối với những ngày tháng rực rỡ khi hai chị em còn ở Hà Nội được thưởng thức những cốc nước xanh, đỏ.
Hình ảnh khiến mỗi người nhớ nhất về hai chị em đó là dù trời đã về khuya, đêm đã tàn nhưng hai chị em vẫn thức để đợi chuyến tàu đêm cuối cùng đi ngang qua phố huyện, hai chị em: ngước mắt lên các vì sao để tìm sông Ngân Hà hay con vịt theo sau ông Thần Nông. Chi tiết này bộc lộ tâm hồn ngây thơ, trong sáng của Liên và An. Phải có tình yêu mãnh liệt với cuộc sống, phải có ước mơ, hoài bão thì cả Liên và An mới có thể sống trọn vẹn cuộc đời của mình. Nhân vật Liên để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng của độc giả, khiến người đọc cứ trầm trồ, ngẫm nghĩ về số phận của những mảnh đời bất hạnh nhưng khát khao được bay xa, bay cao.
Bằng sự nhạy cảm tinh tế của một nhà văn, bằng nghệ thuật viết văn điêu luyện, Thạch Lam đã cho chúng ta thưởng thức những trang văn thấm nhuần xúc cảm, những trang văn lột tả được tâm lý nhân vật và thấu hiểu vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật đó, ông đã tìm ra cái đẹp khắp hang cùng ngõ hẻm, đã đi sâu vào lòng người bởi giọng văn ấm áp và tinh tế. Thạch Lam đã thực sự để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Dàn ý + 8 mẫu) Nhân vật Liên của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.