Phân tích lý tưởng sống của thanh niên qua bài Từ ấy của Tố Hữu tuyển chọn 10 bài văn mẫu siêu hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết hay nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều gợi ý ôn luyện trau dồi vốn ngôn ngữ để biết cách viết bài văn phân tích lý tưởng sống hay để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc.
Từ ấy là bài thơ hay nói về lí tưởng, về chính trị một cách tự nhiên, nhuần nhuỵ. Nó xứng đáng là tiếng hát của một người thanh niên, một người cộng sản. Bài thơ cũng là một lời tuyên ngôn về nghệ thuật, về cuộc sống của chính nhà thơ Tố Hữu. Vậy dưới đây là 10 bài lý tưởng sống của thanh niên trong Từ ấy, mời các bạn cùng đón đọc.
Dàn ý Lí tưởng sống của thanh niên qua bài thơ Từ ấy
Dàn ý số 1
I. Mở bài:
- Giới thiệu những nét khái quát nhất về tác giả Tố Hữu và bài thơ “Từ ấy”.
- Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận: Lý tưởng của thanh niên ngày nay thông qua bài thơ “Từ ấy”.
II. Thân bài:
* Lý tưởng là gì?
– Lý tưởng là những mục đích sống tốt đẹp, là lẽ sống, mục đích phấn đấu của mỗi người và từng ngày, từng giờ họ đang không ngừng cố gắng, nỗ lực để đạt được nó.
– Lí tưởng luôn có vai trò, ý nghĩa to lớn đối với tất cả mọi người, trong mọi thời đại.
* Lý tưởng của thanh niên ngày nay qua bài thơ “Từ ấy”
– Lí tưởng của thanh niên thể hiện rõ nét ở sự giác ngộ lý tưởng của người thanh niên trẻ tuổi.
- Từ ấy chính là mốc thời gian, là giây phút hạnh phúc khi tác giả đón nhận được ánh sáng lý tưởng của Đảng, được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
- Hình ảnh “mặt trời chân lý” là một hình ảnh ẩn dụ, Đảng chính là mặt trời, là ánh sáng tuyệt diệu soi sáng, dẫn đường, chỉ lối cho giai cấp vô sản, cho nhân dân đến những ngày tháng tươi đẹp.
- Giây phút ấy, với người thanh niên hiện lên bao nỗi niềm rạo rực lên niềm sung sướng, hạnh phúc đến khôn nguôi.
– Lí tưởng ấy đầu tiên được thể hiện ở lẽ sống tốt đẹp, sống chan hòa, đoàn kết với mọi người, hòa cái tôi cá nhân vào trong cái ta chung của cả cộng đồng, dân tộc.
- Động từ “buộc” đã thể hiện sự tự nguyện gắn bó, thắt chặt với những người xung quanh.
- Các từ láy “trang trải”, “gần gũi” đã thể hiện sự mở lòng, mở rộng trái tim, vòng tay của mình để thấu hiểu, để cảm thông, để gắn bó với mọi người.
– Lí tưởng của người thanh niên qua bài thơ “Từ ấy” còn được thể hiện ở lối sống yêu thương đồng bào, không phân biệt giai cấp, dân tộc.
- Sử dụng cấu trúc khẳng định “đã là” đã thể hiện ý thức tự giác và sự chắc chắn trong tác giả.
- Sử dụng phép liệt kê “con của vạn nhà’, “em của vạn kiếp phôi pha”, “anh của vạn đầu em nhỏ” kết hợp với điệp từ là và các từ ngữ xưng hô “con”, “em”, “anh”, nhà thơ đã cụ thể hóa mối quan hệ của mình với các thành viên trong gia đình.
III. Kết bài:
Khái quát lại vấn đề nghị luận và nêu cảm nhận của bản thân.
Dàn ý số 2
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Từ Ấy và lý tưởng sống được thể hiện qua bài thơ.
Lưu ý: học sinh lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Phân tích bài thơ Từ ấy
- Khổ thơ đầu: sự giác ngộ lí tưởng cách mạng của tác giả khi được ánh sáng của Đảng và nhà nước soi sáng. Thể hiện niềm vui sướng tột cùng khi được đứng trong hàng ngũ danh dự của Đảng; chiến đấu vì mục tiêu và lí tưởng cao đẹp.
- Khổ thơ thứ hai: tác giả thể hiện sự gắn bó keo sơn, bền chặt của bản thân với cuộc đời, với những kiếp người đau khổ ngoài kia để cùng nhau góp sức tạo nên một khối đại đoàn kết dân tộc vô cùng vững mạnh, bền chặt.
- Khổ thơ cuối cùng: tự nhận mình có mối quan hệ thân mật, gắn bó với những con người trên khắp mọi miền đất nước, cù bất cù bơ không nơi nương tựa, đâu đâu cũng là nhà, cũng là anh em.
→ Tư tưởng của một con người giàu lòng yêu nước, hướng về đại chúng, về mọi người, luôn khao khát được sống, được chiến đấu vì mọi người và bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc.
b. Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay
- Ngày nay chúng ta – những người trẻ tuổi đang được sống trong một đất nước yên bình, một thế hệ không có chiến tranh.
- Để tiếp nối lí tưởng, truyền thống của cha ông đi trước, chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để xứng đáng với thành quả đang được thừa hưởng.
- Mỗi một người trẻ hãy sống có tư duy, có lí tưởng, chan hòa, yêu thương, đoàn kết với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn.
3. Kết bài
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đồng thời liên hệ bản thân.
Dàn ý số 3
1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ “Từ ấy” và Tố Hữu.
2. Thân bài
– Sự giác ngộ lí tưởng Đảng của chàng thanh niên (hai câu đầu).
– Những cảm xúc khát khao mãnh liệt của người thanh niên sau khi giác ngộ lí tưởng (hai câu tiếp).
– Lí tưởng sống mà người thanh niên hướng tới:
- Sống vì cộng đồng, sống chan hòa, đoàn kết, yêu thương (khổ 2).
- Không phân biệt giai cấp, sống yêu thương đồng bào như máu thịt (khổ 3).
- Liên hệ tới thế hệ trẻ ngày nay.
3. Kết bài
Khẳng định lí tưởng của người thanh niên trong bài là lí tưởng cao đẹp, vĩ đại, là một trong những yếu tố tiên quyết trong chiến thắng dân tộc.
Suy nghĩ về lí tưởng của thanh niên thời nay – Mẫu 1
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng Việt Nam. Bài thơ Từ ấy rút từ tập thơ cùng tên của tác giả ghi nhận những kỉ niệm đáng nhớ với những cảm xúc, suy tư. sâu sắc của nhà thơ khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Niềm vui, niềm cảm xúc chân thành của Tố Hữu gợi cho người đọc cùng phấn đấu vì một lý tưởng đẹp.
Tố Hữu viết Từ ấy năm 1937, khi nhà thơ được kết nạp Đảng. Với Tố Hữu, được đứng trong hàng ngũ của Đảng, được giác ngộ lý tưởng cộng sản là một niềm vui niềm hạnh phúc lớn:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Từ ấy đánh dấu thời điểm quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Là một thanh niên. Tố Hữu đã có sự gặp gỡ may mắn và đẹp đẽ với lý tưởng cách mạng. Với Tố Hữu phút giây ấy, ánh sáng cách mạng bùng cháy mãi và ngày một sáng rực hơn. Nó là tia nắng hạ. là mặt trời chân lí chói qua tim. Hình ảnh “Mặt trời chân lí chói qua tim” là một ẩn dụ tượng trưng cho lý tưởng cộng sản. Nhà thơ ví lí tưởng cộng sản là mặt trời chân lý – nguồn ánh sáng vĩ đại làm bừng sáng cả trí tuệ và trái tim nhà thơ.
Được cách mạng soi đường, chỉ lối, Tố Hữu đã tự nguyện gắn bó với nhân dân, với những người cần lao:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Nhà thơ “buộc lòng” mình với mọi người để sống cuộc sống cùng mọi người, đế truyền cho họ ngọn lửa cách mạng. Sự lặp lại cấu trúc trong khổ thơ đã diễn tả sự gắn bó chân thành của người thanh niên cộng sản với nhân dân lao động. Bài thơ ngắn nhưng đã thể hiện được tất cả niềm vui của tác giả khi được gặp gỡ ánh sáng lý tưởng của Đảng cùng sự hoà mình vào cuộc sống của nhân dân. Và càng sâu sắc hơn, bài thơ còn gợi cho ta suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.
Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp và hoài bão lớn lao mà con người phấn đấu để hướng tới. Lí tưởng sống có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt là thanh niên hiện nay. Vì thanh niên là lực lượng quan trọng, là cánh tay đắc lực, là đội hậu vệ tiên phong của Đảng. Thanh niên sống có lí tưởng nghĩa là thanh niên đã xác định được con đường đi đúng đắn cho mình và có ý thức, trách nhiệm đối với đất nước.
Khi đất nước còn chìm trong đêm dài nô lệ, thì lí tưởng sống cao đẹp nhất của thanh niên là “đấu tranh giải phóng dân tộc”. Điều này lí giải vì sao, suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc có biết bao nhiêu thanh niên đã xả thân vì lý tưởng cao đẹp của đất nước. Người này ngã xuống, người sau lại đứng lên kế tục sự nghiệp cách mạng. Nhưng khi đất nước hoà bình thì lý tưởng cao đẹp nhất của thanh niên lại là xây dựng và bảo vệ đất nước. Muôn xây dựng và bảo vệ đất nước, mỗi thanh niên phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ về mọi mặt, trau dồi phẩm chất đạo đức, mạnh dạn tiếp thu cái mới, cái tiến bộ; tích cực đấu tranh với cái cũ, cái lạc hậu, cái xấu, cái ác… Có như vậy thanh niên mới có thể hội nhập được với thế giới, kiên định được mục tiêu mà mình đã lựa chọn.
Nhà văn Lép Tôn-xtôi từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” để nhắc nhở mỗi người hãy biết xác định lý tưởng sống cho mình để có cuộc sống đúng với ý nghĩa của nó. Có lí tưởng sống cao đẹp, mỗi người, đặc biệt là thanh niên sẽ có những đóng góp tích cực, có ý nghĩa lớn lao đối với cộng đồng.
Tôi đã từng ngưỡng mộ trước nhiều thế hệ thanh niên dám xả thân vì nghĩa lớn. Tôi cũng đã từng ngưỡng mộ trước nhiều thanh niên tài năng vắt trí tuệ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôi cũng đã từng ngưỡng mộ trước những thanh niên dù có số’ phận bất hạnh nhưng vẫn sống vì lý tưởng cao đẹp như anh Nguyễn Ngọc Sơn, tác giả cuốn nhật kí Xin đừng khóc nữa mẹ ơi, hay anh Nguyễn Công Hùng dù tàn tật nhưng vẫn đi lên bằng tài năng, trí óc của mình… Vậy lí tưởng sống có vai trò như thế nào đối với thanh niên, với những người còn thiếu kiên định?
Lí tưởng sống không chỉ giúp thanh niên hiểu và thực hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước mà còn định hướng con đường đi cho thanh niên. Khi xác định được lí tưởng sống đẹp, bạn sẽ dám chinh phục những đỉnh cao phía trước, đẩy lùi được con người bé nhỏ của mình, chiến thắng sự tầm thường để hướng tới những điều tốt đẹp hơn.
Đại đa số thanh niên hiện nay, nhờ sự giáo dục tốt, từ gia đình, nhà trường và xã hội đã xác định được lí tưởng cho riêng mình. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ thanh niên vẫn chưa biết thế nào là lí tưởng sống, chưa tìm cho mình con đường đi đúng đắn trong tương lai. Họ sống buông thả, sống ăn chơi, đua đòi, không lo học hành nên rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Họ cần được sự quan tâm hơn của gia đình và xã hội, giúp họ có những định hướng tốt cho tương lai.
Hơn ai hết, là những thanh niên thế hệ Bác Hồ. chúng ta phải xác định cho mình mục đích, lí tưởng sống cao đẹp. Bởi “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì lớn lao nếu mục đích của anh tầm thường” (Đi-đơ-rô).
Tóm lại, qua bài thơ Từ ấy của Tố Hữu ta không chỉ hiểu được niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao của người thanh niên yêu nước khi được lý tưởng cách mạng soi đường mà từ bài thơ ta có cái nhìn đúng đắn hơn về lí tưởng của thanh niên hiện nay. Trên cơ sở đó mỗi người chúng ta sẽ biết xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp nhất, phấn đấu để thực hiện được lí tưởng mà mình đã lựa chọn.
Lí tưởng của thanh niên qua bài thơ Từ ấy – Mẫu 2
Tố Hữu sinh ra và lớn lên ở Huế, cái nôi của làng điệu dân ca một mảnh đất giàu truyền thống văn hoá và cách mạng. Ngay từ thời niên thiếu, hồn thơ Tố Hữu đã nảy nở thế nhưng thuở nhỏ nhà thơ thường phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn về tình cảm bởi cha thường hay đi xa và sớm mồ côi mẹ. Chính vì thế mà tâm hồn niên thiếu của Tố Hữu càng khao khát tình thương, rất dễ rung động với những em bé mồ côi, những con người nghèo khổ, tủi cực ở thành thị ngay xung quang nhà thơ
Con đường thơ của Tố Hữu luôn song hành cùng con đường cách mạng. Bài thơ “Từ ấy” phản ánh chặng đường đầu tiên trong thơ Tố Hữu:
“Từ ấy…
….. cù bất cù bơ”
Mở đầu bài thơ là niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của đảng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Bút pháp tự sự được nhà thơ sử dụng trong hai câu thơ đầu để kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của dời mình. “Từ ấy” là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ của Tố Hữu, khi đó nhà thơ mới 18 tuổi đang hoạt động rất tích cực trong đoàn thanh niên cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào đảng. “Từ ấy” có sự chuyển biến đột ngột làm tâm hồn nhà thơ bỗng bừng lên một thứ ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng hạ. Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” chính là sự xuyên thấu của lí tưởng cách mạng, nó cũng chính là những biểu tượng của niềm vui, của sự sống. Hình ảnh “mặt trời chân lí” là một hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng cho lí tưởng của đảng. Lí tưởng của đảng là chân chính, là ánh sáng nó sẽ quét sạch mây mù đen tối, đưa dân tộc đến ngày mai tươi sáng. Khi có lí tưởng nhà thơ- người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi ấy thấy tâm hồn mình như một vườn hoa lá, dào dạt hương thơm, rộn rã tiếng chim và chan hoà ánh nắng.
Hai câu thơ sau, Tố Hữu sử dụng bút pháp trữ tình lãng mạng nhằm cụ thể hoá cái niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Thông qua việc xây dựng một hệ thống hình ảnh so sánh giàu chất lãng mạn: “nắng hạ, mặt trời, hoa lá” việc sử dụng những từ ngữ diễn tả sức mạnh cao độ. Nhà thơ đã thể hiện một cách sinh động niềm sung sướng, ngây ngất khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
Khổ thơ thứ hai thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Nếu khổ đầu là tiếng reo vui, phấn khởi thì khổ thứ hai là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản. Tự nguyện hoà cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung của quần chúng cần lao. Từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện cao cả quyết tâm vượt qua giới hạn của giai cấp tiểu tư sản để hoà đồng với mọi người. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp hoán dụ “trăm nơi” kết hợp với từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm “trang trải” có tác dụng khẳng định thái độ chân thành, tha thiết, sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ với từng hoàn cảnh, từng con người cụ thể. Như vậy, khi một cá nhân hoà mình với tập thể, cùng một hoàn cảnh, cùng một mục tiêu phấn đấu thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân đôi: “gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
Vẫn trong mạch cảm xúc trữ tình của khổ đầu và khổ hai, khổ thơ thứ ba còn thể hiện niềm hãnh diện những thay đổi sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ khi mình trở thành một thành viên ruột thịt trong đại gia đình của những người nghèo khổ, bất hạnh:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
Khi được ánh sáng của cách mạng soi rọi nhà thơ có những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm. Các từ ngữ: “là con, là em, là anh” gợi lên một mối quan hệ gia đình đầm ấm, tất cả phấn đấu cùng quyết tâm, chia sẽ nỗi bất hạnh trong cuộc sống. Đó cũng là lí do thôi thúc nhà thơ quyết tâm hoạt động cách mạng.
* Bài thơ được viết với những hình ảnh tươi sáng, sinh động, sử dụng các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc tính, giọng điệu sôi nổi, tất cả những điều đó góp phần làm rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu giai đoạn đầu.
Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng bài thơ “Từ ấy” nói về lí tưởng, về chính trị một cách tự nhiên, nhuần nhuỵ. Nó xứng đáng là tiếng hát của một người thanh niên, một người cộng sản. Bài thơ cũng là một lời tuyên ngôn về nghệ thuật, về cuộc sống của chính nhà thơ Tố Hữu.
Lí tưởng của thanh niên qua bài thơ Từ ấy – Mẫu 3
Tố Hữu là nhà thơ có vị trí rất quan trọng trong nền văn học cách mạng Việt Nam. Trong thơ Tố Hữu, cái Tôi trữ tình, trẻ trung, sôi nổi và đầy nhiệt huyết là cái Tôi gắn với cách mạng, cái Tôi mang trong mình lí tưởng cộng sản.
Với tập thơ Từ ấy, Tố Hữu đã bắc chiếc cầu nối giữa hình thức thơ mới với thơ ca yêu nước và cách mạng. Giữa lúc các nhà thơ mới còn băn khoăn, còn đắm mình trong nỗi buồn đau, cô đơn tuyệt vọng, thì Tố Hữu với Từ ấy đã cất lên khúc hát ngợi ca lí tưởng cách mạng và tự tin khẳng định sự đúng đắn của con đường mình đã chọn. Từ ấy thể hiện tâm trạng háo hức, tràn đầy niềm tin và hi vọng của người cộng sản trẻ tuổi.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
…..
Không áo cơm, cù bất cù bơ..
Đặt bài thơ vào hoàn cảnh xã hội, chính trị, văn hóa thời điểm nó ra đời mới hiểu và lí giải được những cung bậc cảm xúc mãnh liệt của nhân vật. Bài thơ ra đời vào thời kì cách mạng Dân tộc dân chủ 1936 – 1939, Đảng Cộng sản ra đời, lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tố Hữu thuộc lớp thanh niên sớm được giác ngộ cách mạng. Và người thanh niên với trái tim tuổi hai mươi đang căng đầy sự sống đã đến với cách mạng bằng niềm phấn khích của người vừa tìm thấy con đường lí tưởng của đời mình. Nhân vật trữ tình của bài thơ là người cộng sản trẻ tuổi với quan niệm cao đẹp lí tưởng cộng sản – về lí tưởng sống.
Khổ thơ đầu tiên của bài thơ diễn tả tâm trạng vui sướng của nhân vật trữ tình tác giả khi bắt gặp lí tưởng cộng sản:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Một vấn đề chính trị, vấn đề lí tưởng sống, nhưng đã được tác giả thể hiện bằng một hình thức rất đỗi trữ tình. Niềm vui được thể hiện một cách tự nhiên và thành thực. Từ ấy là từ khi được giác ngộ cách mạng, được dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Cùng thời với nhân vật trữ tình, những năm ba mươi ấy, khi mà cách mạng Việt Nam còn hoạt động bí mật, có rất nhiều thanh niên Việt Nam có tấm lòng yêu nước thương nòi, nhưng họ đã không thể hoặc không có cơ hội để đến với cách mạng. Lớp thanh niên ấy đã rơi vào tâm trạng bế tắc, chán chường, người thì tìm đến với thế giới cô đơn, người lại tìm đến với thế giới tưởng tượng để trốn tránh hiện thực hoặc tìm quên bằng những cách của riêng mình. Tâm trạng bế tắc của lớp thanh niên ấy được thể hiện rất rõ trong Thơ mới. Nhân vật trữ tình của bài thơ may mắn hơn. Anh đã tìm ra con đường đi cho cuộc đời mình, đó là con đường chung của cả dân tộc. Để thể hiện niềm vui ấy, nhà thơ đã chọn dùng một loạt từ ngữ gợi hình và gợi cảm: bừng (nắng hạ), chói (qua tim), rất đậm (hương), rộn (tiếng chim). Đây đều là những từ ngữ có khả năng biểu hiện trạng thái mạnh của sự vật, sự việc. Nó vừa đột ngột, vừa mạnh mẽ, vừa sôi nổi và sâu sắc. Vì thế nó thể hiện được trạng thái cảm xúc hưng phấn của nhân vật trữ tình.
Khổ thơ như tiếng reo vui đầy phấn chấn. Ánh sáng của cách mạng chói sáng như nắng hạ, như mặt trời soi đường cho nhân vật trữ tình. Khi đất nước mất chủ quyền, nhân dân sống trong lầm than nô lệ, cả dân tộc như chìm trong đêm tối, mỗi người phải tự dò dầm đề tìm ra con đường sống cho mình. Cách mạng đã soi đường cho người chiến sĩ trẻ. Cách mạng không chỉ là ngọn đèn mà là mặt trời chân lí chói sáng. Bắt gặp ánh sáng ấy, tâm hồn người thanh niên trẻ-trời tuổi bừng dậy sức sống, nó được ví như một vườn cây đầy sức sống. Nhịp thơ dồn dập, câu thơ nối dòng đã thể hiện thành công tâm trạng vui mừng của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng lạc quan tin tưởng vào con đường cách mạng của người thanh niên trẻ chưa gặp thất bại và những gian khổ trên con đường hoạt động cách mạng.
Sau giây phút đầy hào hứng và vui mừng, tâm trạng nhân vật trữ tình tạm lắng xuống, suy tư hơn. Hai khổ thơ tiếp theo thể hiện nhận thức của nhân vật trữ tình về con đường cách mạng mình đã chọn. Đó là sự thức tĩnh về mối quan hệ tình cảm cách mạng, tình cảm dân tộc. Cùng thời với Tố Hữu, nhưng khi chưa đến được với cách mạng, nhà thơ Chế Lan Viên viết:
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Xuân Diệu thì cực đoan:
Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
Còn Huy Cận thì cảm thấy bơ vơ, nhỏ nhoi trước cảnh sông dài, trời rộng, bến cô liêu với tâm trạng lòng quê dợn dợn vời con nước. Tiến bộ như người li khách ra đi vì chí lớn nhưng vẫn đượm buồn và phảng phất nỗi lẻ loi đơn độc:
Li khách! Li khách con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không…
Đó là tâm trạng của những thanh niên chưa tìm được vị trí của mình trong lòng dân tộc, nhưng nhân vật trữ tình – chưa có tình cảm cách mạng, vẫn là một cái Tôi cá nhân trong Từ ấy thì khác hẳn. Anh đã ý thức rất rõ mối quan hệ tình cảm của mình với nhân dân:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Khi được giác ngộ cách mạng, nhân vật Tôi coi như mình đã thuộc về dân tộc, về nhân dân. Cái Tôi ấy không còn tách rời mà hòa trong cái Ta chung của cả dân tộc để tạo nên khối đại đoàn kết, làm nên sức mạnh dân tộc. Đây là một nhận thức đúng đắn, thể hiện sự giác ngộ cách mạng sâu sắc của nhà thơ. Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh và từ ngữ có khả năng biểu hiện rõ mối quan hệ tình cảm cách mạng: buộc, trang trải, gần gũi, khối đời. Những từ ngữ ấy đã cụ thể hóa tình cảm cách mạng vốn là những khái niệm rất trừu tượng.
Quan niệm về lí tưởng cộng sản của nhà thơ được thể hiện rõ hơn ở khổ thơ cuối:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
Nhân vật trữ tình đã ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với dân tộc khi anh dấn thân vào con đường cách mạng. Làm người cách mạng thì bản thân mình không còn là của riêng mình nữa. Người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã đặt lên vai mình nhiệm vụ cách mạng cao cả. Và anh đã sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp cách mạng. Là con, là em, là anh của những người cùng khổ, anh đã tự nguyện gắn mình vào mối quan hệ máu thịt với họ, những người đã và đang chịu cảnh nô lệ lầm than. Và chính những con người ấy là lực lượng nòng cốt của cách mạng. Người chiến sĩ trẻ hoàn toàn tin tưởng vào con đường mình đã chọn. Thái độ của anh đầy quyết tâm và dứt khoát. Nhà thơ đã dùng biện pháp lặp từ để biểu hiện thái độ dứt khoát của nhân vật trữ tình. Nhịp thơ mạnh cùng những từ được lặp lại để, là đã thể hiện ý chí cách mạng của người chiến sĩ trẻ.
Giọng điệu nổi bật của bài thơ là giọng vui tươi, dứt khoát, hào hứng và đầy quyết tâm. Đó là giọng điệu thể hiện niềm hạnh phúc của người thanh niên đã tìm ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình. Từ ấy thuộc phần Máu lửa, phần đầu của tập thơ Từ ấy. Bài thơ được sáng tác trong những ngày đầu tham gia cách mạng. Dù đã đi trên con đường cách mạng, đã nhận thức được nhiệm vụ, trách nhiệm của người cộng sản và phần nào hình dung được những gian khổ của cuộc đời cách mạng, nhưng lại chưa phải trải qua những giam cầm, đày ải và sự khắc nghiệt thực sự của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, vì vậy giọng thơ là giọng điệu lạc quan, tin tưởng và tràn đầy niềm tin hi vọng. Nhưng cũng chính niềm lạc quan cách mạng ấy đã làm nên sức mạnh để người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi có đủ sức mạnh vượt qua những gian nan khổ cực của cuộc đời hoạt động cách mạng sau này.
Với Từ ấy, nhà thơ Tố Hữu đã mang đến cho thơ ca Việt Nam một giọng thơ mới, giọng thơ trẻ trung, đầy niềm tin cách mạng. Bài thơ đã giúp cho thế hệ sau có cơ hội hiểu rõ hơn về một thời gian khổ nhưng đáng tự hào của dân tộc mình. Nó cũng góp phần lí giải vì sao dân tộc Việt Nam lại có đủ sức mạnh để chiến thắng những kẻ thù mạnh hơn mình như vậy.
Lý tưởng sống của thanh niên qua Từ ấy – Mẫu 4
Tố Hữu vừa là 1 nhà cách mệnh can đảm, 1 Đảng viên ưu tú, vừa là 1 thi sĩ cách mạng điển hình của dân chúng trong những 5 kháng chiến chống Pháp. Thơ ông giản dị nhưng mà nồng thắm ý thức cách mệnh và lòng kiêu hãnh dân tộc. Bài thơ “Lời đấy” được in trong tập thơ cùng tên xuất bản 5 1938 đã trình bày rõ lý tưởng Đảng cao cả của người thanh niên đấy.
Từ ấy ghi lại thời điểm quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Là 1 thanh niên. Tố Hữu đã có 1 cuộc gặp mặt đầy may mắn và đẹp tươi với lí tưởng cách mệnh. Với Tố Hữu khi đấy, ánh sáng cách mệnh bùng cháy mãi mãi, ngày càng sáng. Ấy là 1 tia nắng. là mặt trời của sự thực chiếu qua trái tim. Hình ảnh “Mặt trời chân lý rọi qua tim” là hình ảnh ẩn dụ điển hình cho lí tưởng cộng sản. Nhà thơ đã so sánh lí tưởng cộng sản với mặt trời chân lí – nguồn sáng to soi sáng cả khối óc và con tim của thi sĩ.
Tố Hữu khẳng định lí tưởng cách mệnh là nguồn ánh sáng mới làm bừng sáng tâm hồn thi sĩ. Nguồn sáng ấy không hề là ánh thu vàng dịu dàng hay ánh xuân dịu dàng nhưng là ánh sáng đặc sắc của 1 ngày hè đầy nắng. Hơn nữa, nguồn sáng ấy là mặt trời, và mặt trời phi thường, mặt trời chân lý – 1 sự liên kết thông minh giữa hình ảnh và ý nghĩa. Mặt trời của tự nhiên đem lại ánh sáng, hơi ấm và sự sống cho toàn cầu, Đảng còn là nguồn sáng kỳ diệu tỏa ra những tư tưởng đúng mực, cân đối, báo hiệu những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Cách gọi lý tưởng tương tự trình bày thái độ trân trọng và quý mến. Ngoài ra, các động từ “ngọn lửa”, (ám chỉ ánh sáng đột nhiên), “chói lọi” (ánh sáng có sức xuyên thấu) càng nhấn mạnh thêm ánh sáng của lý tưởng xua tan hoàn toàn sương mù của tinh thần. tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn thi sĩ 1 chân mây nhận thức, tư tưởng và tình cảm mới.
Nhà văn Lep Tônxtôi đã từng nói: “Ý nghĩ là ngọn đèn soi đường. Không có lý tưởng thì ko có chí hướng kiên cường, ko có chí hướng thì ko có cuộc sống ”nhằm nhắc nhở mỗi người phải biết xác định cho mình lý tưởng sống để từ ấy có 1 cuộc sống đúng với ý nghĩa của nó. Có lý tưởng sống cao đẹp , mỗi người, đặc thù là tuổi teen sẽ có những đóng góp hăng hái và ý nghĩa cho tập thể.
Tôi từng thán phục nhiều lứa tuổi thanh niên dám hy sinh quên mình vì nghĩa to. Tôi cũng đã thán phục biết bao tuổi xanh tài cao, trí não của mình để xây dựng và bảo vệ Quốc gia. Tôi cũng rất thán phục những bạn teen dù có số mệnh xấu số nhưng mà vẫn sống vì lý tưởng cao đẹp như anh Nguyễn Ngọc Sơn, tác giả cuốn nhật ký “Mẹ ơi đừng khóc nữa”, hay anh Nguyễn Công Hùng. tật nguyền nhưng mà vẫn đi lên bằng tài năng, trí não của mình … Vậy lý tưởng sống có vai trò như thế nào đối với thanh niên, đối với những người còn chưa vững?
Lí tưởng sống ko chỉ giúp thanh niên hiểu và làm tròn phận sự với quốc gia nhưng còn soi đường cho thanh niên. Khi xác định được lý tưởng sống cao đẹp, bạn sẽ dám đoạt được những đỉnh cao phía trước, đẩy lùi cái tôi bé nhỏ, vượt qua sự phổ biến để hướng đến những điều tốt đẹp hơn.
Sự chuyển biến thâm thúy đấy, như 1 sức mạnh thần kỳ, bắt nguồn từ chính tác giả lúc được sự chỉ huy, dẫn dắt của Đảng. Khiến cho tâm hồn người lính trẻ rộn rã và ngập tràn nhựa sống. Nhà thơ đã so sánh nó như “1 vườn hoa” với đủ hương sắc của đất trời, cả cuộc đời đang sinh sôi, nảy nở, múa, hót, rộn rã tiếng chim hót. Hình như sau những ngày ám muội, ko được nhận ra ánh sáng mặt trời, ko nhận ra ngày mai, cộng với dòng máu tuổi xanh muốn được thay đổi, để góp sức thời kỳ cho quốc gia đánh giặc ngoại xâm. Đây chính là khi “mặt trời chân lý” của Đảng soi sáng tâm hồn thi sĩ, sôi sục ý chí tranh đấu, khơi dậy nhựa sống và cảm hứng mới cho tác giả.
Quốc gia ta đang vươn mình chạy nhanh để theo kịp thời đại. Thế hệ chúng tôi đang dần phụ trách phận sự ấy. Gia đình, người nhà, bạn hữu, thầy cô… người nào cũng mong muốn những điều tốt hấp dẫn nhất cho chúng ta. “Quốc gia muôn người biến thành người”. Vậy lý tưởng của chúng ta là gì nếu không hề là vì cộng đồng? Học tập, lao động và góp sức hết mình cho gia đình, cho xã hội và cho Quốc gia thân thương, ấy là điều tối thiểu nhưng mỗi thanh niên hiện nay cần phải hiểu. Chúng ta ko muốn là cánh chim bay bằng vạn dặm, chẳng thể là tiếng hót hùng tráng… chúng ta mong mỗi người là 1 “mùa xuân nho bé”, “nốt trầm rung chuyển” (Thanh Hải) để hiến dâng cho mùa xuân. . của cộng đồng, của quê hương, quốc gia anh.
Con người chẳng thể được kêu gọi để sống nhưng ko có lý tưởng. Tuổi trẻ của chúng ta – thế hệ hấp dẫn nhất, sôi nổi nhất của đời người chẳng thể thiếu lý tưởng sống. Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là 1 khúc tráng ca cao đẹp cho lí tưởng của tuổi xanh Việt Nam.
Lí tưởng sống của thanh niên qua bài thơ Từ ấy – Mẫu 5
Tố Hữu là một trong số những cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam nói chung và thơ ca cách mạng nói riêng. Suốt cả cuộc đời gắn bó với cách mạng, những trang viết của Tố Hữu luôn ánh lên những tư tưởng lớn, tình cảm và lẽ sống lớn. Bài thơ “Từ ấy” ra đời năm 1938 là một trong số những sáng tác xuất sắc nhất của ông. Bài thơ đã thể hiện rõ lý tưởng của người thanh niên ngày nay.
Như chúng ta đã biết, lý tưởng là những mục đích sống tốt đẹp, là lẽ sống, mục đích phấn đấu của mỗi người và từng ngày, từng giờ họ đang không ngừng cố gắng, nỗ lực để đạt được nó. Lí tưởng luôn có vai trò, ý nghĩa to lớn đối với tất cả mọi người, trong mọi thời đại.
Từ cách hiểu, cách lý giải đó có thể dễ dàng nhận thấy bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu đã thể hiện một cách rõ nét, chân thực và sâu sắc lí tưởng sống tốt đẹp của thanh niên ngày nay.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Từ ấy chính là mốc thời gian, là giây phút hạnh phúc khi tác giả đón nhận được ánh sáng lý tưởng của Đảng, được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Hình ảnh “mặt trời chân lý” là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo và giàu ý nghĩa. Nếu mặt trời của thiên nhiên chiếu ánh sáng tới muôn loài, muôn vật thì Đảng chính là mặt trời, là ánh sáng tuyệt diệu soi sáng, dẫn đường, chỉ lối cho giai cấp vô sản, cho nhân dân đến những ngày tháng tươi đẹp. Giây phút ấy, với người thanh niên, Đảng chính là lí tưởng, là ánh sáng và trong nỗi niềm rạo rực lên niềm sung sướng, hạnh phúc đến khôn nguôi.
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
Với hình ảnh so sánh độc đáo, dường như hai câu thơ đã làm bật nỗi niềm sung sướng, niềm vui như đã hóa thành âm thanh, màu sắc của tác giả khi bắt gặp lí tưởng của đời mình.
Không chỉ xác định được lí tưởng của mình, người thanh niên trong “Từ ấy” của Tố Hữu còn nỗ lực biến lý tưởng ấy thành hiện thực, thành nhận thức của bản thân. Lí tưởng ấy đầu tiên được thể hiện ở lẽ sống tốt đẹp, sống chan hòa, đoàn kết với mọi người, hòa cái tôi cá nhân vào trong cái ta chung của cả cộng đồng, dân tộc.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Tố Hữu đã thể hiện lẽ sống gắn với cộng đồng, với mọi người bằng hàng loạt các từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị và sức gợi. Động từ “buộc” đã thể hiện sự tự nguyện gắn bó, thắt chặt với những người xung quanh. Cùng với đó, tác giả còn sử dụng các từ láy “trang trải”, “gần gũi” đã thể hiện sự mở lòng, mở rộng trái tim, vòng tay của mình để thấu hiểu, để cảm thông, để gắn bó với mọi người. Như vậy, trong lí tưởng sống của mình, người thanh niên đã hòa vào cái chung của cộng đồng, để đoàn kết, để yêu thương.
Thêm vào đó, lí tưởng của người thanh niên qua bài thơ “Từ ấy” còn được thể hiện ở lối sống yêu thương đồng bào, không phân biệt giai cấp, dân tộc.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ
Từ tình yêu thương, muốn gắn bó với nhân dân lao động, tác giả đã biến mình thành một người con trong đại gia đình lao động ấy. Với việc sử dụng cấu trúc khẳng định “đã là” đã thể hiện ý thức tự giác và sự chắc chắn trong tác giả. Không dừng lại ở đó, nhà thơ còn cụ thể hóa mối quan hệ của mình với các thành viên trong gia đình thông qua việc sử dụng phép liệt kê “con của vạn nhà’, “em của vạn kiếp phôi pha”, “anh của vạn đầu em nhỏ” kết hợp với điệp từ là và các từ ngữ xưng hô “con”, “em”, “anh”.
Như vậy, có thể thấy, bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu đã thể hiện một cách chân thực và rõ nét những lí tưởng của thanh niên trong mọi thời đại. Đồng thời, qua đó cũng gợi lên trong chúng ta nhiều bài học đáng suy ngẫm về lí tưởng sống, về mục đích sống và sự nỗ lực, cố gắng của bản thân.
Lí tưởng sống của thanh niên qua bài thơ Từ ấy – Mẫu 6
Tố Hữu vừa là nhà cách mạng quả cảm, một Đảng viên ưu tú, một nhà thơ cách mạng tiêu biểu của nhân dân trong những năm kháng chiến chống Pháp. Thơ ông giản dị nhưng nồng nàn tinh thần cách mạng và lòng tự hào dân tộc. Bài thơ “Từ ấy” được in trong tập thơ cùng tên xuất bản năm 1938 đã tỏ rõ lí tưởng Đảng cao đẹp của người thanh niên trẻ tuổi trẻ lòng ấy.
Người thanh niên này được giác ngộ lý tưởng Đảng từ khi còn rất sớm, năm mười tám tuổi đã được kết nạp Đảng, với một độ tuổi mang trong mình nhiều nhiệt huyết can trường của tuổi trẻ, anh đã đón nhận ánh sáng của cách mạng như đón những luồng ánh sáng của thần linh:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
“Từ ấy” ở đây chính là từ khi ánh sáng cách mạng về với nhân dân, xóa tan đi mọi sương mờ chính trị trước đó. Từ đây nhân dân hiểu được cách mạng, tìm được chỗ dựa tinh thần cho niềm tin vào công cuộc giải phóng dân tộc và được sống trong không khí hào hứng xung trận của thời đại “vì dân quên mình”. Ánh sáng ấy bắt nguồn từ mặt trời chân lý, đó là Đảng, là mặt trời của giai cấp vô sản, mặt trời vĩnh cửu của nhân dân, mặt trời chói chang cái nắng hạ ấm áp và hừng hực lửa quyết chiến quyết thắng. Trong tim của người thanh niên trẻ chỉ có tràn đầy một sinh lực duy nhất đó là lí tưởng Đảng, chính lý tưởng đấy là động lực và niềm tin để anh trải lòng với cuộc đời và yêu thêm cuộc sống, để mà:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Hẳn lúc này, trong lòng người thanh niên đang rạo rực những tình cảm mới, xanh tươi, thơm mát, rộn ràng. Đâu còn cái u sầu của lớp thanh niên trí thức thời đại đang loay hoay không biết kiếm tìm đâu ra còn đường đúng đắn nữa mà chỉ còn một tâm hồn xốn xang những cảm xúc yêu đời, hạnh phúc đắm mình trong ánh sáng của Đảng. Ánh sáng ấy đã khiến trong người thanh niên có những suy nghĩ tươi đẹp, đó là lí tưởng sống cao đẹp, lẽ sống lớn với tình cảm lớn:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Từ “buộc” được sử dụng thật tinh tế. Có lẽ sợi dây liên kết giữa mọi người giờ đây chính là sợi dây đồng chí hướng của Đảng của cách mạng, tâm hồn của con người đã không còn thấy đâu cái vị kỷ cá nhân nữa mà hoàn toàn được “trang trải” rộng rãi khắp nơi nơi, sống chan hòa, yêu thương, để đoàn kết “thêm mạnh khối đời”. Đảng Cộng Sản là sự đoàn kết của giai cấp vô sản, lí tưởng cao đẹp của những con người yêu nước, được giác ngộ điều này, người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đã tự coi mình là:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
Ở khổ thơ cuối ta nhận ra sự từ chối phân biệt giai cấp trong một tâm hồn tràn ngập tình thân. Những từ: “con”, “em”, “anh” được thốt ra hết sức thân mật đã đánh tan rào cản giai cấp. Dưới sự bảo bọc của Đảng, đồng bào là anh em máu thịt một nhà, không phân biệt ai với ai cần yêu thương nhau, chở che, đùm bọc lẫn nhau, thậm chí không ngại hy sinh vì bảo vệ dân tộc.
Giọng thơ nở tràn như lời thiết tha tâm tình với ý tứ xô bồ, giàu lí tưởng như ngọn lửa đang thôi thúc trong tim của người thanh niên Cộng sản. Người thanh niên ấy từ nay đã hiểu hết ánh sáng cao cả mà Đảng muốn trảo chuyền, anh đã coi mình là người của toàn dân, coi đồng bào là máu thịt tình thân, coi giai cấp đã không còn tồn tại trên đời, thứ duy nhất tồn tại là lí tưởng sống cao đẹp, lẽ sống lớn vì một cộng đồng dân tộc. Với một tấm lòng tràn đầy nhiệt huyết và năng lượng bùng cháy khát khao sống hết mình vì cuộc đời chung như vậy, có lẽ cái chết đối với những người thanh niên như vậy chỉ nhẹ tựa lông hồng khi hồn họ đã buộc với nhân dân, buộc với cách mạng, hy sinh cho tổ quốc đối với họ là tự hào, là lẽ sống. Lí tưởng lớn ấy đã thôi thúc những tinh thần thanh niên thời đại xung trận, đem hết tinh hoa, trí lực của mình vào công cuộc giải phóng đất nước và là niềm tự hào mãi mãi cho thế hệ sau.
Lí tưởng sống của người thanh niên thật cao cả, lớn lao, là lí tưởng muôn đời không phai và đây chính là sức mạnh vô cùng nòng cốt trong cuộc chiến ác liệt giữa ta và địch. Có những thanh niên giàu lí tưởng như vậy, lí tưởng của toàn dân tộc ta mới rực sáng như ánh mặt trời, đẩy tan mọi bóng tối của quân xâm lược.
Lí tưởng sống của thanh niên qua bài thơ Từ ấy – Mẫu 7
Huế cái nôi của làn điệu dân ca một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Khi nhắc đến Huế người ta sẽ nghĩ đến những người con gái dịu dàng thướt tha trong tà áo tím, nhớ đến dòng sông Hương thơ mộng. Đặc biệt hơn nữa người ta sẽ nhớ đến nhà thơ Tố Hữu – người con của đất Huế. Tố Hữu sinh ra đã thiệt thòi, thiếu thốn về tình cảm, cha thường hay đi xa, mẹ thì mất sớm. Vì vậy mà hồn thơ Tố Hữu luôn có khát khao cháy bỏng. Khát khao say mê lí tưởng được thể hiện rõ nhất bài thơ Từ ấy. Trong nền văn học nước nhà, Tố Hữu được coi là lá cờ đầu trong nền thơ ca cách mạng. Thơ của ông gắn với cuộc sống cách mạng và chính trị thời sự, đất nước. Từ ấy là bài thơ thể hiện: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của người thanh niên yêu nước.
Tuổi trẻ là những gì đẹp đẽ nhất Hai câu thơ mở đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
“Từ ấy” là câu nói để đánh dấu mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời cách mạng của Tố Hữu.Khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. “Bừng nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim”, những hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng cho lí tưởng của đảng. Lí tưởng của đảng là chân chính, là ánh sáng nó sẽ quét sạch mây mù đen tối, đưa dân tộc đến ngày mai tươi sáng. Hình ảnh “nắng hạ” là hình ảnh của nắng hè rực rỡ, ấm áp hay là hình ảnh ẩn dụ chỉ lý tưởng Cộng Sản giống như nắng hạ rực rỡ, ấm áp, đột ngột, bất ngờ bừng sáng trong tâm hồn của nhà thơ. Mặt trời chân lý” chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ lý tưởng Cộng Sản là một ánh sáng rực rỡ, vĩ đại, diệu kỳ, là chân lý của sự đúng đắn. “Chói qua tim” chỉ cái tính chất cũng đột ngột soi rõ, chói sáng tâm hồn nhà thơ và “tim” cũng là hình ảnh thể hiện tình cảm, tâm hồn.
Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn, cùng với hình ảnh so sánh đã diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó không chỉ là một thế giới mới với những hình ảnh đầy sức sống như hương sắc của các loài hoa,âm thanh rộn rã của tiếng chim. Mà ở đó còn có ánh sáng mặt trời, ánh sáng của Đảng, lí tưởng của Đảng đã soi sáng cho tâm hồn cho con người ấy. Chính lý tưởng của Đảng đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và thêm yêu đời hơn. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà đã khơi dậy sức sông, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.
Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó hài hòa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người. Với động từ buộc, câu một là một cách nói quá thế hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. Với từ trang trải ở câu 2, có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
Ở những câu thơ tiếp theo sau khi tiếp nhận lý tưởng Đảng và hồi sinh tâm hồn, người thanh niên cộng sản Tố Hữu đã có một sự thay đổi về nhận thức, đó là phải gắn bó yêu thương những người lao khổ để siết chặt đội ngũ chiến đấu, tác giả viết:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
Nhà thơ nguyện buộc lòng của mình với lòng của nhân dân để tình yêu con người, tình yêu đất nước được lan tỏa muôn nơi. Hai chữ “buộc” và “trang trải” tình cảm với mọi người với trăm nơi đã thể hiện cái nhận thức khá toàn diện về một quan niệm sống mới, tức là một nhân sinh quan mới. Như vậy quan niệm về gắn bó và chia sẻ tình cảm của Tố Hữu có địa chỉ cụ thể và có mục đích cụ thể. Khổ thơ thứ hai nhà thơ đã phản ánh kết quả của lý tưởng Đảng được soi chiếu vào tâm hồn nhà thơ ở khổ thơ thứ nhất. Đó là sự hình thành một nhân sinh quan mới, đó là quan niệm sống vì mọi người vì cách mạng.
Sau khi diễn tả quá trình tiếp nhận ánh sáng Đảng, sự thay đổi nhận thức cuộc sống, nhà thơ đi đến nêu lên trách nhiệm của mình đối với cuộc đời đối với cách mạng ở khổ thơ cuối cùng. Ông đã là con của vạn nhà, là em của vạn kiếp phôi pha, là anh của vạn đầu em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ. Ông đã tự nhận mình mình là người thân của tất cả mọi người trong đất nước, là người thân cùng sẻ chia của hàng vạn số phận. Nhà thơ nêu lên trách nhiệm của mình nhưng không phải chung chung mà rất cụ thể, rất đúng với vai trò của người thanh niên trong thời điểm thời bấy giờ.
Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng – tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản.
Lí tưởng sống của thanh niên qua bài thơ Từ ấy – Mẫu 8
Trong nền văn học Việt Nam, Tố Hữu được coi là “lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng”. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản, được giác ngộ lý tưởng, Tố Hữu đã trở thành một chiến sĩ cộng sản. Thơ Tố Hữu gắn với cuộc sống cách mạng và chính trị, thời sự đất nước. Các tác phẩm chính: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa,…
Từ ấy (1937 – 1946) là chặng đường đầu của thơ Tố Hữu. Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Bài thơ Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu và cũng có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm,…
Tâm trạng nhà thơ có sự vận động qua ba khổ thơ: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng (khổ 1); những nhận thức mới về lẽ sống (khổ 2); sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.
Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ gợi cảm và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
Hai câu thơ mở đầu trong khổ thơ 1 được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu. Khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Huế, được giác ngộ lý tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, mặt trời chân lí – một sự liên kết sáng tạo giữ hình ảnh và ngữ nghĩa. Mặt trời của thiên nhiên đem lại cho nhân gian ánh sáng, hơi ấm, sự sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm nữa, những động từ “bừng”, (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột), “chói” (ánh sáng có sức xuyên mạnh) càng nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm.
Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn, cùng với hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót. Đối với khu vườn hoa lá ấy, còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, còn gì quý giá hơn khi có một lý tưởng như có cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời, chính lý tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn. Tố Hữu là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà đã khơi dậy sức sống, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.
Ở khổ thơ thứ hai, trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lý tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó hài hòa “cái tôi” cá nhân và” cái ta” chung của mọi người. Với động từ “buộc”, câu 1 là một cách nói quá thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người (“trăm nơi” là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi). Với từ “trang trải” ở câu 2, có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Câu 3 khẳng định trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Ở câu 4, “khối đời” là một ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi “cái tôi” chan hòa trong “cái ta”, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhận lên gấp bội.
Tóm lại, Tố Hữu đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.
Trước khi được giác ngộ lý tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỷ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó còn là tình thân yêu ruột thịt. Những điệp từ “là” cùng với từ “con” “em”, “anh” và số từ ước lệ “vạn” (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biểu hiện thật xúc động, chân thành khi nói tới những “kiếp phôi pha” (những người đau khổ bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên dãi dầu mưa nắng để kiếm sống) những em nhỏ “không áo cơm cù bất, cù bơ” (những em bé không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng, nay đây mai đó). Qua những lời thơ ấy, người đọc thấy được lòng căm hận của nhà thơ trước bao bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu hăng say hoạt động cách mạng, và họ cũng trở thành đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ (cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương; chú bé đi ở trong Đi đi em; ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ; em bé bán bánh trong Một tiếng rao đêm,…).
Đến đây có thể thấy, về quan điểm nhận thức và sáng tác, bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung. Cần nói rõ: đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao.
Từ ấy là lời tâm nguyện của thanh niên yêu nước giác ngộ và say mê lý tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. Từ ấy đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu và trong sự nghiệp thơ ca của ông. Bài thơ không ngừng hấp dẫn độc giả các thế hệ.
Lí tưởng sống của thanh niên qua bài thơ Từ ấy – Mẫu 9
Bài thơ “Từ ấy” – Tố Hữu được viết năm 1938, bài thơ là tiếng lòng của một người cách mạng trên con đường đi tìm lẽ sống thì gặp được ánh sáng của Đảng, của Bác. Bài thơ còn thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc dâng trào và sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của chính tác giả.
Bài thơ được viết trong khoảng thời gian (1937 – 1946), đây là thời gian đầu Tố Hữu tham gia cách mạng, trở thành một người chiến sĩ. “Từ ấy” là bài thơ được viết trong giai đoạn này, cũng là bài thơ đánh dấu sự trưởng thành trong tâm hồn tác giả.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
“Từ ấy” chỉ một mốc thời gian, mốc son đánh dấu sự thay đổi lớn trong cuộc đời Tố Hữu khi bắt gặp được lý tưởng sống cho chính cuộc đời mình. Đó còn là tiếng reo hò sung sướng tột bậc, niềm hạnh phúc ngập tràn khi trở thành một người cách mạng, được ánh sáng của Đảng và Bác dẫn đường. Nhà thơ đã miêu tả nó như “nắng hạ”, như ánh sáng sáng rực rỡ, chói chang của mùa hè, soi tỏa vào trong chính trái tim đang sôi sục tuổi trẻ của nhà thơ. Ánh sáng đó được ẩn dụ như hình ảnh “mặt trời”. Nếu như mặt trời thật đem lại ánh sáng ấm áp cho vạn vật, là nguồn sống cho muôn loài, thì “mặt trời chân lý”, mặt trời của Đảng xuất hiện đã xua tan màn sương mù tối tăm, đem lại một lẽ sống mới không chỉ cho chính tác giả, còn cho cả dân tộc Việt Nam, đang chìm đắm trong đói khổ với tư tưởng tiểu tư sản. Tố Hữu đã sử dụng những động từ mạnh như “bừng, chói” để diễn tả một cách mạnh mẽ ảnh hưởng to lớn cho ánh sáng của Đảng khiến cho người cách mạng như bừng tỉnh sau những ngày tăm tối.
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Sự chuyển biến sâu sắc đó, như một sức mạnh kỳ diệu, nó được bắt nguồn từ chính con người tác giả khi được Đảng soi đường, chỉ lối. Khiến cho tâm hồn của người chiến sĩ trẻ như rộn ràng, tràn đầy sức sống. Nhà thơ đã so sánh nó như “một vườn hoa lá” với đủ sắc hương của đất trời, cả sự sống đang sinh sôi, nảy nở, nhảy múa hát ca, rộn ràng tiếng chim hót. Dường như sau những ngày tăm tối, không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không được nhìn thấy tương lai, cùng với khi huyết của tuổi trẻ mong muốn được thay đổi, được cống hiến cho đất nước đánh đuổi giặc ngoại xâm thì giờ đây khi có “mặt trời chân lý” của Đảng dẫn dắt làm cho tâm hồn nhà thơ trẻ lại, sục sôi ý chí đấu tranh, khơi dậy sức sống và cảm hứng sáng tạo mới cho tác giả
Ở khổ thơ thứ hai, từ sau khi gặp được chân lý của cuộc đời mình nhà thơ đã có những sự thay đổi đặc biệt trong nhận thức, trong con đường làm cách mạng của mình
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
ần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Trước khi được trở thành một nhà cách mạng, được giác ngộ lý tưởng mới thì Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Với tư tưởng tiểu nông hạn hẹp thì giờ đây nhà thơ đã có cách nhìn nhận mới trong suy nghĩ. Nhà thơ đã bỏ qua sự hẹp hòi của tư tưởng cũ, vượt qua những rào cản định nghĩa của giai cấp để thấu hiểu quần chúng khổ lao. Đây là không phải là sự ép buộc mà nhà thơ đã tự nguyện “buộc”, tự nguyện gắn mình với “mọi người”, với những tầng lớp bần cùng của xã hội. Đem trái tim mình hòa cùng nhịp đập, cùng đau tiếng đau của đồng bào, cùng chia sẻ những mất mát, đắng cay ngọt bùi mà nhân ta đang chịu đựng. Nhà thơ mong muốn gây dựng những con người đang chịu cảnh nô lệ trở thành “khối đời” một khối thống nhất, như anh em ruột thịt, tạo nên một sức mạnh tập thể, không gì có thể đàn áp được
Bốn câu thơ cuối thể hiện rõ tấm lòng, sự đồng cảm của chính nhà thơ, lời khẳng định trong con đường làm cách mạng
Tôi là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ
Nhà thơ đã sử dụng điệp từ, cùng với những “con, em, anh”, như một sự khẳng định chắc chắn sự gắn bó giữa mình với nhân dân lao động. nhà thơ như một thành viên trọng gia đình của mọi tầng lớp trong xã hội. Tố Hữu hòa mình cùng với nhân dân. Nhà thơ tự nguyện làm “con của vạn nhà, em của vạn kiếp phôi pha, anh của vạn đầu em nhỏ”, nguyện mang cả cuộc đời mình để đem lại hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi trong tuyệt vọng, những đứa bé tội nghiệp. Qua đó, ta còn cảm nhận được sự căm ghét sâu sắc trong lòng tác giả đối với những cảnh bất công trong xã hội, chính những mảnh đời đáng thương đó mà nhà thơ đi theo cách mạng, đi theo tiếng gọi của tổ quốc, hăng say chiến đấu, hăng say sáng tác
Bài thơ là tiếng lòng, tiếng reo mừng sung sướng của không chỉ tác giả mà đại diện cho thế hệ trẻ của đất nước lúc bấy giờ khi tìm thấy lý tưởng của Đảng. Là sự nhận thức mới, cách nghĩ mới, đem tuổi trẻ cống hiến cho đời và cho tổ quốc.
Lí tưởng sống của thanh niên qua bài thơ Từ ấy – Mẫu 10
Đất nước ta trải qua bao thăng trầm vất vả, cập bến vinh quang ngày nay là nhờ ơn lớp lớp thế hệ cha anh đã sống và chiến đấu kiên cường. Tinh thần họ được thúc đẩy bởi những lý tưởng, những mục đích, khao khát cao cả. Và dù ở hình thức này hay hình thức khác đều chung một nội dung: vì nước vì dân. Bài thơ Từ ấy của Tố Hữu có lẽ đã thay lời nói lên tất cả. Bài thơ còn đến ngày nay thúc giục thanh niên kiếm tìm một lý tưởng đúng đắn tiến bộ.
Từ ấy ra đời khi Tố Hữu còn rất trẻ, mới 18 tuổi – thời kỳ con người đang dạt dào sức sống, sức chiến đấu. Thời điểm bài thơ ra đời cũng là lúc đất nước ta đang trong những năm tháng sục sôi kháng chiến thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Bài thơ là tiếng lòng thể hiện lý tưởng cao đẹp của người thanh niên cộng sản. Từ đó, bài thơ gợi ra những suy nghĩ sâu sắc về lý tưởng của người thanh niên Việt Nam hiện nay.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
Từ ấy là từ khi nào? Là từ khi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Vinh dự ấy được diễn tả bằng những hình ảnh vô cùng tươi đẹp “bừng nắng hạ”, “chói qua tim”. Và nhà thơ sung sướng gọi con đường theo Đảng là “Mặt trời chân lý” – là ánh sáng dẫn đường chỉ lối cho đường đi của nhà thơ. Có ánh sáng dẫn đường, người thanh niên mười tám tuổi sôi nổi bồng bột với hạnh phúc ngập tràn “Hồn tôi là một vườn hoa lá” “đậm hương rộn tiếng chim”. Có thể nói, chân lý đến từ mặt trời cách mạng đã tiếp thêm sức sống, khơi nguồn sức trẻ để nhà thơ có động lực vươn lên, vươn đến những ước mơ.
Vậy lý tưởng là gì? Lý tưởng là điều ta tin tưởng, tôn thờ và làm mọi thứ vì lý tưởng của mình.
Mỗi người sẽ có những lý tưởng khác nhau. Nhưng dù là gì đi chăng nữa, lý tưởng phải là nguồn sáng dẫn đường cho con người, tránh đưa họ lầm đường lạc lối. Nói như nhà thơ Tố Hữu thì đó phải là ánh sáng “chân lý”, ánh sáng của cái thiện. Nói như vậy, tức là cần phân biệt lý tưởng cao đẹp và lý tưởng thấp hèn. Lý tưởng cao đẹp giúp con người đến với cái đẹp, đến với cái thiện. Lý tưởng thấp hèn khơi dậy những mong muốn xấu xa, ích kỷ.
Không chỉ vậy, lý tưởng phải trở thành động lực để con người yêu đời, yêu sống và sống tốt. Lý tưởng giúp ta lạc quan yêu đời “hồn tôi là một vườn hoa lá”, có thể vượt qua những khó khăn, vất vả để bước tiếp con đường mình đã chọn. Với Tố Hữu, lý tưởng mà Từ ấy nhà thơ có được đã giúp ông vượt qua những cuộc đàn áp đẫm máu của thực dân Pháp đối với cách mạng, vượt qua xiềng xích, tra tấn lao tù để cùng cách mạng sống đến ngày chiến thắng.
Lý tưởng của Tố Hữu là gì mà có sức mạnh kỳ diệu vậy?
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Lù anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ.
Con đường Tố Hữu lựa chọn là con đường hoà mình gắn bó với nhân dân lao động, với những kiếp cầm lao “không áo không cơm”. Gắn bó với nhân dân để cảm thông, để sẻ chia, để cùng nhau chung tình máu mủ cùng là con Lạc cháu Hồng. Gắn bó với nhân dân để sống chết vì nhân dân và được hưởng tình yêu thương, che chở của nhân dân dành cho mình. Còn hạnh phúc nào hơn thế, và như Tố Hữu đã từng sung sướng thốt lên “Người với người sống để yêu nhau”.
Tuổi 16,17, 18… chúng ta chưa là đảng viên, chưa hẳn đã là người lớn song cũng không còn là hoa nắng vô tư, có thể sống thờ ở với mẹ cha, họ hàng, bè bạn. Đất nước ta cũng không còn nghèo nàn như trước, không phải “cù bất cù bơ” “không áo cơm”. Chúng ta không ôm mộng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp như Tô Hữu nhưng hãy nhìn cuộc sống quanh mình để tìm chân lý, tìm lý tưởng.
Đất nước ta đang vươn mình chạy mau sao cho kịp thời đại. Thế hệ chúng ta đang dần gánh vác trọng trách ấy. Gia đình, họ hàng, bè bạn, thầy cô… ai cũng mong muốn cho ta những điều tốt đẹp nhất “Đất nước mong sao em thành người”. Vậy lý tưởng của chúng ta là gì nếu không phải là vì tập thể? Học tập, lao động và cống liên sức mình cho gia đình, cho xã hội, cho Tổ quốc thân yêu, đó là điều ít nhất mỗi thanh niên ngày nay cần hiểu. Chúng ta không mong là cánh chim bằng vạn dặm, không thể là cả bản hoà ca hùng tráng… mong mỗi người là một “mùa xuân nho nhỏ”, “một nốt trầm xao xuyến” (Thanh Hải) để hiến dâng cho mùa xuân chung của tập thể, của quê hương, đất nước mình.
Con người không thể được gọi là sống mà không có lý tưởng. Tuổi xuân chúng ta – tuổi đẹp đẽ nhất, giàu sức sống nhất của đời người càng không thể không có lý tưởng sống. Bài thơ Từ ấy của Tố Hữu là một khúc ngân cao đẹp cho lý tưởng thanh niên Việt Nam.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Phân tích lý tưởng sống của thanh niên qua bài Từ ấy Dàn ý & 10 bài văn mẫu lớp 11 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.