Phân tích bút pháp kí sự trong Vào phủ Chúa Trịnh đã phản ánh hiện thực sâu sắc, nó không chỉ tầm thường là “nhật kí” của riêng ông mà nhờ có kí sự của ông, mọi người mới tường tận lối sống xa hoa của vua chúa.
Qua dàn ý chi tiết kèm theo bài văn mẫu này giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ rèn luyện kỹ năng viết văn ngày một hay hơn. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
Dàn ý bút pháp kí sự trong Vào phủ Chúa Trịnh
1. Mở bài:
- Giới thiệu về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
- Lê Hữu Trác là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông đã có rất nhiều những đóng góp to lớn trong nền văn học nước nhà, và tiêu biểu trong những sáng tác đó là bài kí sự Vào phủ chúa Trịnh nói về một bức tranh hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa.
2. Thân bài: Phân tích bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
– Tác giả đã vẽ lên một bức tranh đầy tội ác trong phủ chúa Trịnh, một cuộc sống xa hoa với bao tội ác của những viên chúa trong phủ chúa:
+ Trong xã hội nhân dân đang phải chịu cảnh cực khổ éo le của cuộc sống vì nghèo đói và bị áp bức bóc lột, nhưng hiện thực trong phủ chúa lại ăn chơi xa đọa không lo cho cuộc sống của nhân dân.
+ Mở đầu bài kí sự đó là khung cảnh giàu sang của phủ chúa, đối lập với cuộc sống nghèo đói của nhân dân: Tôi ngẩng đầu lên đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương… Tôi nghĩ bụng: Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi.
+ Cuộc sống trong phủ chúa thật xa hoa nó làm cho con người chìm đắm trong những cơn say của đồng tiền và đây cũng là một bức tranh phê phán những lối ăn chơi sa đọa không lo cho dân cho nước như trong phủ chúa.
+ Mọi vật mọi thứ trong phủ chúa đang diễn ra trong một cảnh tấp nập và xa hoa, khung cảnh trong phủ chúa đang diễn ra và giường như nó đang bao vây những tội ác của phủ chúa, đời sống nhân dân đang cực khổ, chúa không lo cho dân cho nước mà lúc nào cũng chỉ ăn chơi xa đọa và chỉ biết hưởng thụ, một cuộc sống lãng phí giàu sang, người người trong phủ chúa đang sống trong cảnh giàu sang, những đối lập với ngoài xã hội thì là hàng vạn những con người đang sống trong cảnh nghèo khổ và phải chịu biết bao những cực khổ đang đọa đầy thân xác và con người đó để có được một cuộc sống xa hoa như trong phủ chúa
=> Tác giả thật xuất sắc khi vẽ ra một bức tranh hiện thực này để tố cáo và phê phán những thế lực cầm quyền trong xã hội chỉ biết ăn chơi hưởng thụ mà không lo cho cuộc sống của nhân dân.
– “Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng. Một người ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy người đứng hầu hai bên. Giữa phòng là một cây nến to cắm trên một cái giá bằng đồng. Bên sập đặt một cái ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Một cái màn là che ngang sân. Ở trong có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ” đây là đoạn văn nói về sự xa hoa trong phủ chúa nơi cung cấm và là nơi ăn chơi của những tên viên quan chỉ biết hưởng thụ mà thực dụng, có được một cuộc sống xa hoa đó là sự áp bức bóc lột đói với nhân dân lao động lầm than, nhân dân đang phải chịu cảnh khổ cực khi lao động và phải cống nạp hết những sản phẩm mà mình làm ra, chúa thì lấy những số tiền đó để ăn chơi xa đọa, không lo xây dựng đất nước giàu đẹp mà chỉ lo cho cuộc sống xa hoa trong phủ chúa của mình.
=> Lê Hữu Trác thật tinh tế khi viết lên những bài bút kí hay như này, đây là một hiện thực đầy căm phẫn của nhân dân, tác giả viết ra một sự thật của xã hội phong kiến mục nát, cuộc đời cực khổ và phải chịu rất nhiều những điều cực khổ trong cuộc sống.
Khung cảnh trong phủ chúa đã được Lê Hữu Trác khái quát qua mấy câu thơ tức cảnh:
Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt,
Cả trời Nam sang nhất là đây!
Lầu từng gác vẽ tung mây,
Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.
=> Đây là một hiện thực và tố cáo tội ác xa hoa của phủ chúa trong xã hội cũ, nhân dân lầm than và cần phải được cứu giúp nhưng chúa Trịnh và toàn bộ những con người trong đó thì chỉ lo ăn chơi và hưởng lạc mà thôi. Qua đây chúng ta phải phê phán một tên quan ăn chơi sa đọa không lo cho dân cho nước, chỉ ham ăn và thỏa mãn những lợi ích cá nhân, cuộc sống của người dân vô cùng cực khổ và lầm than khi bị áp bức sức lao động để có thể cống nạp cho vua quan ăn chơi hưởng lạc.
3. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Phân tích bút pháp kí sự trong Vào phủ Chúa Trịnh
Kí sự là một thể của loại hình kí, ghi chép những sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh. Đã có rất nhiều tác giả gặt hái thành công với thể kí, một trong số đó là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với Thượng kinh kí sự. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” nằm trong tập kí “Thượng kinh kí sự” và nằm ở cuối bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”, nhờ bút pháp kí sự đặc sắc của tác giả mà người đọc đã được thấy cuộc sống xa hoa, quyền uy và thế lực trong phủ chúa Trịnh.
Có thể nói, Lê Hữu Trác có lối viết kí sự rất tỉ mỉ, chi tiết và cụ thể, bởi ngay những dòng đầu tiên của bài ký, ông đã ghi ngày tháng rất rõ ràng “Mùng 1 tháng 2”, lại thêm thời gian vào “sáng tinh mơ”. Những sự việc nhỏ như “tiếng gõ cửa rất gấp”, “hơi thở hổn hển của người đầy tớ quan Chánh đường” cũng được ông ghi lại, chỉ vẻn vẹn trong một câu văn ngắn ngủi nhưng chứa đựng rất nhiều thông tin, có người, có cảnh, có sự vật, sự việc diễn ra đồng thời và xen kẽ lẫn nhau rất chân thực. Không chỉ đơn thuần là ghi chép lại mà bài kí sự của Lê Hữu Trác còn thể hiện cả biểu cảm của tác giả: “thì ra”, “tôi nghĩ bụng”. Những lời thưa gửi truyền báo của đầy tớ cũng được ông ghi chép lại rất tỉ mỉ, không thiếu sót, những hoạt động sửa sang quần áo, trên đường đi đến phủ như thế nào cũng không bị bỏ qua “Tôi bèn sửa sang quần áo…khổ không nói hết”. Mạch kể tự sự trong bài kí của tác giả rất giàu cảm xúc và lôi cuốn, vừa kể vừa tả lại vừa biểu lộ cảm xúc của chính mình trong những dòng kí. Ông miêu tả lối vào phủ chúa “Chúng tôi đi cửa sau vào phủ… người có việc quan qua lại như mắc cửi”, cách miêu tả rất ngắn gọn nhưng lại giàu gợi tả không chau chuốt mĩ từ nhưng vẫn làm hiện lên được vẻ thâm sâu bí hiểm, xa hoa quyền thế của phủ chúa. Lê Hữu Trác còn chép lại bài thơ mình đã ngâm khi trên lối vào phủ chúa, bài thơ là sự phản ánh hiện thực một cách nhẹ nhàng nhất về vẻ xa hoa, quyền quý trong phủ chúa:
“Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt,…
Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào!”
Có thể thấy bút pháp miêu tả của Lê Hữu Trác thật chân thực và sinh động, từng bước đi gắn với từng khung cảnh “Đi được vài trăm bước… kiểu cách thật là xinh đẹp”, cung của vua chúa hiện lên với nhà lớn cao rộng, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Nội dung ghi chép trong kí sự của Lê Hữu Trác chân thực và phản ánh rất hiện thực, cuộc sống vua chúa xa hoa “mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ. Đoạn Lê Hữu Trác tả nơi ở của thế tử và bệnh tình của thế tử rất đặc sắc, đó là một cuộc sống quá bao bọc, ủ ấp trong trướng rủ màn che, thiếu sinh khí và sự sống. Lê Hữu Trác tả tỉ mỉ nơi ở của thế tử cũng là để tạo ra căn cứ kết luận bệnh tình của thế tử, nơi ấy “tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”, đi qua năm, sáu lần trướng gấm mới đến phòng của thế tử. Chính vì ở trong chốn như thế nên ông đã hiểu được bệnh tình của thế tử “đó là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Lối kể của Lê Hữu Trác khiến cho người đọc bị lôi cuốn theo mạch chuyện, tò mò và hứng thú về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa và bệnh tình của thế tử, ông kể rất tự nhiên, kể lại mọi chuyện theo đúng như cách nó đã diễn ra. Kí sự của ông thiên về cuộc sống xa hoa, vương giả trong phủ chúa nhiều hơn là khám bệnh cho thế tử, nhưng vì chuyện thăm bệnh cho thế tử ông mới có cơ hội mở mang tầm mắt về cuộc sống giàu sang, uy quyền của chúa Trịnh. Có thể thấy, để hoàn thiện bức tranh này, Lê Hữu Trác không chỉ đặt điểm nhìn ở riêng mình mà còn đặt điểm nhìn rất linh hoạt, đó là điểm nhìn của quan truyền chỉ, quan Chánh đường, cách viết như vậy giúp cho bài kí sự của ông trung thực và có tính hiện thực cao. Trong bài kí của Lê Hữu Trác, ông xưng tôi, tuy không hề viết về mình nhưng người đọc lại thấy toát lên dáng vẻ của một người thầy thuốc tài năng, đức độ, không hám danh lợi, đức tính giản dị vượt lên trên những ham muốn tầm thường của người đời.
Bài kí sự của Lê Hữu Trác có giá trị phản ánh hiện thực sâu sắc, nó không chỉ tầm thường là “nhật kí” của riêng ông mà nhờ có kí sự của ông, mọi người mới tường tận lối sống xa hoa của vua chúa, nó giống như một bản tố cáo tội ác của vua chúa khi mua vui hưởng lạc trên sự nghèo đói đau khổ của nhân dân.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Phân tích bút pháp kí sự trong đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh Những bài văn hay lớp 11 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.