Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận xã hội về tôn trọng sự khác biệt mà Pgdphurieng.edu.vn giới thiệu trong bài viết dưới đây sẽ là tư liệu cực kì hữu ích với các bạn học sinh. Qua đó các bạn nhanh chóng nắm được các luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch để biết cách viết bài văn nghị luận hay.
Tôn trọng sự khác biệt chính là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Vậy sau đây là 3 dàn ý nghị luận tôn trọng sự khác biệt hay nhất mời các bạn đón đọc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm dàn ý về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ.
Dàn ý nghị luận tôn trọng sự khác biệt
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn các dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Sự khác biệt: những cá tính, nét riêng, đặc trưng của một người, một sự vật nào đó mà khi chỉ cần nhắc về đặc điểm đó ta sẽ hình dung ra ngay người, vật ấy.
- Mỗi người, mỗi vật đều có những nét đặc trưng riêng, sự khác biệt riêng, chúng ta cần biết tôn trọng những đặc điểm đó.
b. Thân bài
- Người biết tôn trọng sự khác biệt là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ.
- Từ những quan điểm, góc nhìn của người khác, chúng ta biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm đó làm bài học cho chính bản thân mình, việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người biết tôn trọng người khác, tôn trọng sự khác biệt của người khác để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, sự khác biệt của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai,… chúng ta không nên học theo những người này bởi đây là lối suy nghĩ chưa đúng đắn.
e. Liên hệ bản thân
Mỗi chúng ta có những sự khác biệt và người khác cũng vậy. Hãy biết tôn trọng người khác, tôn trọng chính mình để xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái, con người hòa đồng với nhau hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt.
Dàn ý nghị luận về sự cần thiết tôn trọng sự khác biệt
I. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tôn trọng sự khác biệt.
II. Thân bài:
– Giải thích: Sự khác biệt là gì? Là những điều riêng biệt, cá tính, nét đặc trưng riêng của mỗi người. Mỗi người chúng ta ai cũng là một cá thể riêng biệt, có những đặc điểm, tính cách khác nhau.
– Chứng minh/ bàn luận:
- Người biết tôn trọng sự khác biệt là người biết lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với mọi người xung quanh.
- Khi có quan điểm, ý kiến khác với mọi người thì cần phải có thái độ lịch sự, đóng góp một cách tế nhị chứ không khinh thường, vùi dập ý kiến của người khác.
- Tôn trọng sự khác biệt là một điều vô cùng cần thiết với mỗi người , khi ta biết tôn trọng sự khác biệt thì mối quan hệ giữa con người với con người sẽ trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Cuộc sống sẽ trở nên có ý nghĩa và có giá trị hơn.
– Liên hệ: Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu.
– Phản đề: Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số người sống không biết tôn trọng sự khác biệt, có cái tôi lớn, chỉ quan tâm đến cảm xúc, ý kiến của bản thân mình.
III. Kết bài:
+ Khẳng định lại vấn đề
+ Đưa ra bài học và liên hệ bản thân.
Dàn ý về tôn trọng sự khác biệt
I. Mở bài
Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận
II. Thân bài
a. Giải thích:
– Tôn trọng là thái độ đánh giá cao, không vi phạm hay xúc phạm người khác.
– Sự khác biệt không chỉ là về ngôn ngữ, màu da, tôn giáo mà còn là sự khác nhau trong tính cách, nhận thức, ước mơ, cá tính ở mỗi con người, rộng hơn là sự khác biệt trong phong tục, tập quán, văn hóa của mỗi vùng miền, quốc gia, dân tộc.
b. Bàn luận sự cần thiết phải tôn trọng sự khác biệt:
– Mỗi người là một cá thể riêng biệt, có suy nghĩ, cách đánh giá, có cá tính riêng. Mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, dân tộc có nét đặc sắc riêng về văn hóa. Sự khác biệt có thể làm cho cuộc sống phong phú, ý nghĩa hơn. Tôn trọng sự khác biệt là văn hóa ứng xử cần có của mỗi người, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay.
– Tôn trọng sự khác biệt giúp con người hòa nhập với cuộc sống, gắn kết những mối quan hệ tốt đẹp.
– Tôn trọng sự khác biệt giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống, học được cách lắng nghe, đồng cảm, từ đó hoàn thiện bản thân mình hơn. Người biết tôn trọng người khác sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng.
– Tôn trọng sự khác biệt sẽ góp phần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, xã hội.
– Phê phán thái độ kì thị, phân biệt đối xử, thái độ và hành vi không đúng trước những sự khác biệt. Mặt khác cần thấy rằng sự khác biệt cần hướng đến phát huy giá trị của bản thân và đóng góp cho cộng đồng.
c. Liên hệ bản thân, rút ra bài học:
– Tôn trọng sự khác biệt, trân trọng sự sáng tạo
– Phấn đấu vươn lên ghi dấu ấn của bản thân, cống hiến cho cộng đồng.
III. Kết bài
– Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận về tôn trọng sự khác biệt (3 Mẫu) Viết bài văn nghị luận về tôn trọng sự khác biệt của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.