Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên mang đến cho các bạn 9 bài văn mẫu siêu hay đạt điểm cao nhất của các bạn lớp 10. Qua đó các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nắm vững kiến thức cơ bản, củng cố kĩ năng viết văn, mở rộng vốn từ để biết cách viết bài văn cho riêng mình.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ca ngợi tinh thần khẳng khái, cương trực, biết đứng lên bảo vệ lẽ phải Ngô Tử Văn. Chàng mặc dù chỉ là một kẻ học trò nghèo, một người bình thường trong xã hội bấy giờ nhưng lại dám đứng lên chống lại cái ác và chiến thắng. Vậy sau đây là 9 bài Thuyết minh về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Dàn ý thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Dàn ý số 1
I. Mở bài:
– Giới thiệu tác phẩm.
II. Thân bài:
a. Tác giả:
– Tác giả Nguyễn Dữ, có người gọi là Nguyễn Dư hoặc Nguyễn Tự, chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI, quê ở tỉnh Hải Dương.
– Ông được xem là người đã đưa khái niệm “truyền kỳ” tiến vào văn học của nước ta.
– Để lại duy nhất tác phẩm Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyền kỳ khác nhau.
b. Khái niệm truyền kỳ:
– Các tác phẩm văn xuôi trung đại có các yếu tố hoang đường kì ảo. Ở đó có sự tương giao giữa thế giới con người với cõi âm, cõi tiên với sự xuất hiện của thánh thần, ma quỷ làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm, đồng thời góp phần phản ánh các nội dung cốt lõi trong quan niệm của tác giả.
c. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục:
– Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục là một tập truyện gồm có 20 truyện khác nhau được viết bằng chữ Hán chứa nhiều yếu tố hoang đường kì ảo, ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI.
– Nội dung chính của các truyện trong Truyền Kỳ Mạn Lục là vạch trần hiện thực xã hội phong kiến đương thời thối nát, cảm thông cho số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Đồng thời đề cao vẻ đẹp phẩm cách, đạo đức, trí tuệ của con người, thể hiện sự ủng hộ quan niệm “lánh đục về trong” của cách danh sĩ đường thời, cũng phản ánh ước mơ, niềm tin của nhân dân về chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
d. Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tự tóm tắt).
e. Nội dung cốt lõi của tác phẩm:
* Sự kiên định chính nghĩa của nhân vật Ngô Tử Văn:
– Thể hiện trong thái độ và cách hành động của chàng khi đốt đền của yêu quái, trong việc chàng đối mặt với lời đe dọa của tên ác thần.
– Thái độ bình tĩnh của chàng khi bị bắt về cõi âm ti, với sự xuất hiện của các loài quỷ nanh ác, không gian rùng rợn ghê sợ.
– Sự chính trực, ngay thẳng, dũng cảm thể hiện trong việc chàng đấu tranh, minh oan cho bản thân trước mặt Diêm Vương.
– Kết quả: Giành được chiến thắng, mang lại sự yên ổn cho nhân dân, giải oan cho bản thân, lấy lại ngôi đền cho Thổ thần và được tiến cử chức phán sự đền Tản Viên, trở thành tiên.
=> Khẳng định niềm tin chính nhất định sẽ thắng tà. Mặt khác nhân vật Ngô Tử Văn còn đại diện cho anh tài đất Việt giành chiến thắng trước kẻ thù xâm lược, nêu cao tinh thần dân tộc, sự anh dũng, mạnh mẽ của nhân dân ta trong quá trình chống giặc ngoại xâm, chống lại cái ác cái xấu.
* Ngụ ý phê phán:
– Hồn ma tên tướng giặc lúc sống làm quân xâm lược lúc chết đi lại làm yêu quái quấy nhiễu dân lành. Từ đầu tới cuối lên mang trong mình dã tâm xâm lược, đáng phải nhận sự trừng trị, tiêu diệt.
– Phản ánh sự bất công đầy rẫy trong xã hội phong kiến thối nát, thông qua chuyện tên tướng giặc hối lộ thánh thần, còn lực lượng thực thi công lý như Diêm Vương lại bị che mắt.
f. Nghệ thuật:
– Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, mở đầu bằng tình tiết khác lạ, xây dựng cao trào truyện đầy kịch tính lô-gíc, với các nút thắt, và cách giải quyết hợp lý, làm thỏa mãn người đọc.
– Yếu tố kỳ ảo hoang đường được đưa vào một cách khéo léo làm nổi bật chủ đề, nội dung câu chuyện, đồng thời khắc họa rõ ràng tính cách của nhân vật.
III. Kết bài:
Nêu tổng kết.
Dàn ý số 2
1. Mở bài
– “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một tác phẩm thành công trong việc xây dựng nên hình tượng người trí thức đất Việt khẳng khái, cương trực chống lại cái ác và gian tà.
– Cùng với những tác phẩm khác, truyện đã góp phần làm nên sức sống của Truyền kì mạn lục -một áng “thiên cổ kì bút”.
2. Thân bài
– Giới thiệu chung về tác phẩm:
- Tác giả: Nguyễn Dữ.
- Thể loại: Truyền kì có nguồn gốc từ Trung Quốc, được truyền vào Việt Nam cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI. Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm chất dân gian, yếu tố hiện thực và tính nhân văn sâu sắc.
- Xuất xứ: được rút từ tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (xem lại ở đề 2).
– Giới thiệu về giá trị của tác phẩm
+ Giá trị nội dung:
- Ngợi ca Ngô Tử Văn – hình ảnh một người trí thức nước Việt yêu nước, dũng cảm, khẳng khái chống lại gian tà, bảo vệ cho Thổ công đất Việt.
- Gửi gắm ước mơ công lí, thể hiện niềm tin ở sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, chính với tà.
- Đặt vào bối cảnh lịch sử của thời đại, truyện còn mang một giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Giá trị nghệ thuật :
- Sự kết hợp thành công yếu tố ảo và thực.
- Là sự tổng hòa các phương diện nghệ thuật từ cốt truyện đến bố cục, tình tiết.
– Đánh giá về đóng góp và giá trị của tác phẩm trong đời sống văn học và với mỗi người:
- Đánh dấu bước phát triển quan trọng của văn xuôi tự sự bằng chữ Hán, của thể loại truyền kì.
- Dạy ta về lòng dũng cảm, đem đến cho ta niềm tin vào cuộc sống, vào sự chiến thắng của chính nghĩa.
3. Kết bài
- “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là bài ca chiến đấu và chiến thắng hào hùng của kẻ sĩ cương trực giữa đời.
- Truyện còn cho ta bài học nhân sinh: Phải biết dũng cảm đấu tranh với cái ác, cái xấu cho cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.
Dàn ý số 3
1, Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Dữ (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,…)
- Giới thiệu vấn đề thuyết minh: Tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
2, Thân bài
a, Giới thiệu về thể loại truyền kì và tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ
– Truyền kì là một thể văn xuôi của thời trung đại, có nguồn gốc từ Trung Quốc và mang những đặc trưng riêng về nội dung và nghệ thuật.
– Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”:
- Gồm 20 truyện, ghi chép lại những truyện được lưu truyền trong dân gian dưới thời Lí, Trần, Hồ và Lê sơ.
- Giá trị nội dung:
* Phản ánh bức tranh hiện thực xã hội phong kiến đương thời, đề cập đến số phận những người phụ nữ đức hạnh rơi vào tình cảnh éo le
* Đề cao tinh thần dân tộc, khát vọng của người tri thức dũng cảm, tâm huyết , trung trực đấu tranh để bảo vệ chính nghĩa.
+ Giá trị nghệ thuật: Sử dụng chi tiết vừa thực vừa ảo, vừa hoang đường, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thần thánh và ma quỷ có sự tương giao.
b, Tóm tắt nội dung tác phẩm
– “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là câu chuyện kể về nhân vật Ngô Tử Văn – một con người với tính tình khảng khái, cương trực, là hình ảnh tiêu biểu cho người trí thức Việt Nam trong xã hội xưa.
+ Ngô Tử Văn và hành động đốt đền tà: tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần Bách hộ họ Thôi mà Ngô Tử Văn đã quyết định đốt đền với một thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân.
=> Hành động ấy của Ngô Tử Văn cho thấy Ngô Tử Văn là người cương trực, yêu chính nghĩa, không chấp nhận gian tà, điều ngang trái, vô lí tồn tại trong xã hội, nhất là hại đến dân lành.
- Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn đã có cuộc gặp gỡ với hồn ma tên tướng giặc và Thổ công.
- Chàng đã bị dẫn xuống âm ti để gặp Diêm Vương: ới sự khảng khái, cương trực của mình, không một chút lo lắng, sợ hãi, bằng những lời lẽ “rất cứng cỏi, ko chịu nhún nhường chút nào”, chàng đã vạch rõ tội trạng của tên tướng giặc và từng bước giành phần chiến thắng về mình.
- Cuối cùng, Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên.
– Giá trị nội dung của tác phẩm:
- Đề cao tinh thần chính nghĩa, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn nói riêng và những người trí thức Việt nói chung.
- Phê phán những ngang trái, bất công của xã hội đương thời và sự tham nhũng, lộng quyền của giai cấp phong kiến.
- Thể hiện niềm tin, mơ ước của nhân dân về một xã hội công bằng.
c, Khái quát những đặc sắc về giá trị nghệ thuật
- Cốt truyện giàu kịch tính cùng cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, có cao trào, thắt nút, mở nút.
- Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo
3, Kết bài
Khái quát những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Thuyết minh về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 1
Truyền kì mạn lục là một tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam, trong cuốn truyền kì này gồm nhiều tác phẩm hay, đặc sắc, đặc điểm chung của các tác phẩm này chính là đều thể hiện được quan điểm, tư tưởng của nhà văn Nguyễn Dữ về các vấn đề xã hội cũng như vấn đề nhân sinh. Một trong những tác phẩm hay nhất, độc đáo nhất của tập truyền kì này, đó chính là tác phẩm “Chức phán sự đền Tản Viên”, tác phẩm xoay quanh nhân vật Ngô Tử Văn, một con người có bản tính nóng nảy song rất cương trực, khẳng khái, dám đốt đền để diệt trừ những cái tà ác. Nhân vật Ngô Tử Văn được nhà văn Nguyễn Dữ xây dựng với nhiều nét đẹp về phẩm chất, thông qua nhân vật này, nhà văn như muốn thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong xã hội phong kiến xưa.
Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn là người có bản tính khẳng khái, cương trực, không chấp nhận được cái gian tà, càng không chịu luồn cúi trước cái ác: “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được”. Xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn với những đặc điểm này, chính là cách mà Nguyễn Dữ cho nhân vật của mình thực hiện một hành động vô cùng táo bạo mà không phải ai cũng làm được, không phải ai cũng dám làm, đó là đốt đền. Trong làng vốn có một ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, đây cũng là nơi người dân thường xuyên lui tới hương khói để cầu những điều an lành, may mắn cho mình, cho gia đình.
Nhưng từ khi có tên tướng bại trận viên Bách họ Thôi tử trận gần đó, hắn ta đến ngôi đền tác yêu tác quái gây bao nhiêu phiền toái, tai họa cho dân làng: “Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách họ Thôi, tử trận gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian, có người dốc hết của cải, gia sản khánh kiệt cũng không đủ để cầu cúng”. Vốn là người nóng nảy, lại không thể chấp nhận được cái gian ác hoành hành trong nhân gian, Ngô Tử Văn đã có một quyết định liều lĩnh, táo bạo – Đốt đền. Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ, một người theo Nho học nên không mấy quan tâm đến những điều huyền diệu của thần linh, của Phật pháp. Những hành động đốt đền của Ngô Tử Văn hoàn toàn không phải là sự coi thường thần linh mà xuất phát từ tấm lòng nhân nghĩa, vì nhân dân mà ra tay trừng trị, diệt trừ cái ác, ngăn chặn nó hoành hành gây đau khổ, phiền toái cho người dân. Theo dõi tác phẩm, ta có thể thấy rất rõ, trước khi châm lửa đốt đền, Ngô Tử Văn đã tắm rửa chay sạch, “khấn trời rồi châm lửa đốt đền”, hành động “khấn trời” của chàng thể hiện sự thành kính với bậc thánh thần và mong trời cao có thể chứng nhận cho tấm lòng trong sạch, cho hành động nhân nghĩa của mình.
Như vậy, ta có thể thấy, Ngô Tử Văn đốt đền hoàn toàn không phải do bản tính nóng nảy, càng không phải hành động ngông cuồng nông nổi, nhất thời. Chàng hoàn toàn ý thức hành động mà mình muốn làm, sẽ làm. Chính vì vậy nên chàng mới cầu khấn, mong nhận được sự chứng giám của trời xanh. Ta cũng thấy, Ngô Tử Văn là người rất cứng cỏi, có trách nhiệm với những quyết định của mình, bởi sau khi đốt đền thì ai nấy cũng lo lắng cho chàng nhưng bản thân chàng lại không hề quan tâm đến những hậu quả mình sẽ phải đón nhận sau hành động đốt đền này: “Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, họ lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng Tử Văn vung tay, không cần gì cả”. Tuy là kẻ sĩ nhưng tính cách ngang tàng, quật cường của Tử Văn không thua gì những bậc quân tử xưa.
Sau khi đốt đền về, Ngô Tử Văn bị lên cơn sốt: “Chàng thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run”. Trong cơn sốt chàng đã gặp tên tướng giặc bại trận họ Thôi. Qua cách ứng xử của Ngô Tử Văn đối với tên tướng giặc, ta còn thấy chàng là một người vô cùng can đảm, tính cách cường ngạnh, đặc biệt là đối với cái ác. Nghe tên tướng bại trận chỉ trích hành động đốt đền, yêu cầu Tử Văn dựng trả đền cũ, nếu không làm theo thì khó tránh khỏi những tai họa. Nhưng Ngô Tử Văn lại tỏ ra vô cùng hờ hững, thậm chí là coi thường đối với viên tướng giặc, chàng không những không làm theo mà còn phớt lờ hắn ta: “Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”.
Qua đây ta thấy Ngô Tử Văn không chỉ khảng khái, can đảm mà còn có một bản lĩnh hơn người. Trong hoàn cảnh đầy hiểm nguy, có thể đe dọa đến tính mạng bất cứ lúc nào như vậy, không phải ai cũng bình tĩnh và làm được như chàng. Ngô Tử Văn không những không run sợ trước quyền thế của tên tướng giặc bại trận mà chàng còn rất hiên ngang, trực tiếp bộ lộ thái độ chán ghét, coi thường đối với hắn ta, thậm chí bày tỏ thái độ khiêu khích, sẵn sàng đấu tranh đến cùng với hắn ta. Ta cũng có thể thấy, Ngô Tử Văn không hề hối hận về việc mình đã làm, bởi chàng không thẹn với lương tâm, mục đích của chàng là hoàn toàn chính đáng. Điều này cũng thể hiện niềm tin của nhà văn Nguyễn Dữ về những điều chính nghĩa ở đời. Khi bị ốm run người, chân tay lạnh toát, dù biết đó là sự trừng phạt của tên giặc đối với mình, và mạng sống của mình có thể mất bất cứ lúc nào nhưng Ngô Tử Văn quyết không chịu thỏa hiệp, không chịu đầu hàng trước tên tướng bại trận.Việc xây lại ngôi đền để tên tướng giặc tác oai tác quái càng là điều không thể, dù có phải hi sinh cả mạng sống, ta cũng có thể thấy Ngô Tử Văn cũng không màng. Như vậy ta có thể thấy cái chí khí hơn người, bản lĩnh vững vàng mà khó ai sánh được của chàng.
Khi bị bắt xuống địa ngục, trước mặt Diêm Vương, bản tính khẳng khái, ngay thẳng của Tử Văn thể hiện ngay trong lời nói với Diêm Vương: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo rõ chỗ, không nên bắt chết một cách oan uổng”. Chàng không hề tỏ ra nao núng, sợ hãi, dù ở một nơi đáng sợ như địa ngục, chàng vẫn tin vào hành động của mình, tin rằng hành động ngay thẳng ấy sẽ được Diêm Vương thấu hiểu, minh xét. Trước những lời cáo buộc, vu oan của tên tướng giặc họ Thôi, Ngô Tử Văn không hề buông xuôi, không chấp nhận mà phản kháng đến cùng, đấu tranh đến cùng với hắn.
Trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng Ngô Tử Văn vẫn vô cùng tỉnh táo để suy xét, để biện hộ cho mình, chàng nhớ tới lời dặn của vị thổ công: “Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin đem giấy đến đền Tản Viên để hỏi hư thực, không có sự thực như thế, tôi lại chịu thêm cái tội nói càn”. Dù bị dồn vào thế bất lợi, nhưng vì lòng tin vào những điều chính nghĩa, tin vào sự minh xét, sáng suốt của Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã cố gắng trình bày, đưa ra tất cả những lí lẽ có thể có để minh oan cho hành động chính nghĩa của mình. Đặc biệt, mục đích của chàng ở đây không chỉ là minh oan cho mình mà còn đòi lại lẽ công bằng cho viên thổ địa, cho nhân dân vô tội phải sống lầm than, kiên quyết bắt cái ác phải đền tội, phải quy hàng.
Sau khi đã được minh oan, tên tướng bại trận họ thôi phải chịu những trừng phạt thích đáng, Ngô Tử Văn đã được viên thổ địa đề cử làm chức phán sự ở đền Tản Viên. Đây là một phần thưởng thích đáng cho một con người ngay thẳng, khẳng khái như Ngô Tử Văn. Khi đã làm chức phán sự, chàng không hề tỏ ra kiêu căng, chàng vẫn hòa đồng, thân thiện và tỏ ra kính trọng đối với mọi người như trước đây: “…Tử Văn chỉ ngồi trên xe chắp tay thi lễ chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà đi biến mất”.
“Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” là một câu chuyện về tấm lòng ngay thẳng, về cuộc đấu tranh không khoan nhượng đối với cái ác, cái xấu xa. Ngô Tử Văn được nhà văn Nguyễn Dữ xây dựng như một người anh hùng với bao phẩm chất đáng quý, đồng thời, đây cũng là nhân vật tư tưởng nhà nhà văn xây dựng để thể hiện khát vọng về lẽ công bằng của mình.
Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 2
Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều tên tuổi nổi tiếng. Một trong những tác giả đã trở thành niềm tự hào của cả thời kỳ văn học là Nguyễn Dữ. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của “thiên cổ kỳ bút” “Truyền kỳ mạn lục”. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn – một trí thức nước Việt.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm thuộc thể văn xuôi truyền kỳ, viết bằng chữ Hán. Văn xuôi truyền kỳ là thể loại văn học dùng những yếu tố kì ảo hoang đường để phản ánh hiện thực cuộc sống. Nhân vật trong bộ truyền kỳ rất đa dạng, gồm cả người, ma quỷ, thần thánh,… có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau.
Bộ truyện “Truyền kì mạn lục” ra đời vào khoảng thế kỉ XVI, thời điểm xã hội phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy thoái, khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị, nhiều nho sĩ rơi vào tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc cho thời thịnh trị dưới sự cai trị của vua Lê Thánh Tông. Trong khoảng thời gian cái quan về ở ẩn, Nguyễn Dữ đã sáng tác bộ truyện này vừa để phản ánh tình trạng xã hội, vừa để bộc lộ quan điểm sống và tấm lòng của mình với cuộc đời.
Nội dung truyện kể về nhân vật chính Ngô Tử Văn. Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ khảng khái, chính trực. Trong làng nơi chàng ở có một ngôi đền vốn rất thiêng. Nhưng từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn bắt đầu làm yêu làm quái trong dân gian, làm hại nhân dân. Tức giận, mặc cho lời ngăn cản của dân làng,Tử Văn châm lửa đốt đền để trừ hại cho dân.
Sau khi đốt đền, Tử Văn bắt đầu lên cơn sốt. Trong khi sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đến đòi làm trả lại ngôi đền và đe dọa sẽ bắt Tử Văn xuống âm phủ để cho Diêm Vương trị tội.
Nhưng đến chiều tối, Thổ thần đến bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn. Chàng được Thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên hung thần, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó.
Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ sứ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần với đầy đủ chứng cứ. Cuối cùng, công lý được khôi phục, Diêm Vương trừng trị tên hung thần (đem nhốt vào ngục Cửu U), cho Thổ thần được phục chức, sai lính đưa Tử Văn về trần gian (nghĩa là Tử Văn được sống lại). Một tháng sau, Tử Văn thấy Thổ thần đến cảm ơn. Để đền ơn nghĩa, Thổ thần đã tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên.
Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng khi chống lại cái ác trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã vạch bộ mặt gian tà của những kẻ quen “chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”. Ông lên án bộ phận quan lại đương thời, tố cao mạnh mẽ hiện thực “rễ ác mọ lan, khó lòng lay động” mà bênh vực cho kẻ gian tà và hiện thực của xã hội phong kiến lúc bấy giờ có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị, quyền thế làm điều bất chính. Truyện kết thúc có hậu, thể hiện truyền thống nhân đạo của nhân dân ta, tà không thể thắng chính, cái thiện chắc chắn sẽ chiến thắng cái ác.
Về nghệ thuật, Nguyễn Dữ đã kết hợp khéo léo yếu tố ảo và thực trong truyện để truyền tải nội dung. Thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ, người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm lại về cõi dương làm nên yếu tố kỳ ảo cho câu chuyện. Nhưng đồng thời, tác giả dẫn họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc một cách cụ thể, đưa yếu tố thực đan xen yếu tố kỳ ảo. Kỳ ảo và hiện thực cùng kết hợp với nhau khiến câu chuyện vừa ly kỳ, hấp dẫn, vừa mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Bên cạnh đó, với cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích, truyện đã ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lý, vào việc chính thắng tà.
Với những giá trị đó, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đá trở thành một tác phẩm nổi bật trong thời kỳ văn học trung đại Việt Nam, góp phần làm nên tên tuổi Nguyễn Dữ. Để rồi rất nhiều năm sau, tác phẩm ấy vẫn còn nguyên giá trị.
Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 3
Cùng với các thể loại truyện cổ tích, truyền thuyết, thì truyền kỳ cũng là một trong những thể loại phổ biến và được yêu thích trong văn học dân gian Việt Nam . Nội dung các thể loại này chủ yếu xoay quanh cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ca ngợi vẻ đẹp nhân phẩm, trí tuệ của con người đồng thời khẳng định, cũng như phản ánh niềm tin của nhân dân ta về chân lý vững bền cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ cũng là một trong số những truyền kỳ phổ biến mang nội dung như vậy.
Tác giả Nguyễn Dữ, có người gọi là Nguyễn Dư hoặc Nguyễn Tự, chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI, quê ở tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, từng đi thi và ra làm quan một thời gian ngắn rồi lui về ở ẩn, lấy cớ là phụng dưỡng mẹ già. Ông được xem là người đã đưa khái niệm “truyền kỳ” tiến vào văn học của nước ta, mở ra một hướng đi cho thể loại này trong nền văn học trung đại Việt Nam. Về sự nghiệp sáng tác, thì đến nay người ta chỉ biết ông để lại duy nhất tác phẩm Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyền kỳ khác nhau.
Khái niệm truyền kỳ là để chỉ các tác phẩm văn xuôi trung đại có các yếu tố hoang đường kì ảo. Ở đó có sự tương giao giữa thế giới con người với cõi âm, cõi tiên với sự xuất hiện của thánh thần, ma quỷ làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm, đồng thời góp phần phản ánh các nội dung cốt lõi trong quan niệm của tác giả.
Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục là một tập truyện gồm có 20 truyện khác nhau được viết bằng chữ Hán chứa nhiều yếu tố hoang đường kì ảo, ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, được tiến sĩ Vũ Khâm Lân đánh giá là “áng thiên cổ kỳ bút” trong văn học dân tộc bởi những giá trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc. Tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, và được Nguyễn Thế Nghi dịch ra bản chữ Nôm. Nội dung chính của các truyện trong Truyền Kỳ Mạn Lục là vạch trần hiện thực xã hội phong kiến đương thời thối nát, cảm thông cho số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Đồng thời đề cao vẻ đẹp phẩm cách, đạo đức, trí tuệ của con người, thể hiện sự ủng hộ quan niệm “lánh đục về trong” của cách danh sĩ đường thời, cũng phản ánh ước mơ, niềm tin của nhân dân về chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Có nhận xét rất hay rằng “Qua sách Truyền kỳ mạn lục, có thể biết phần nào về tác giả. Bởi trong 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dữ. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người.”
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong số 20 truyện của tập Truyền kỳ mạn lục. Chuyện kể về việc tên tướng giặc bại trận họ Thôi trên đất Việt ta sau khi chết đi trở thành yêu quái, chiếm đền của Thổ thần, tác oai tác quái khiến nhân dân khổ cực, lầm than. Ngô Tử Văn, nhân vật chính của câu chuyện đã ra tay đốt ngôi đền kia, dẫn đến kết quả là chàng bị hồn ma tên tướng giặc hại chết, và bị dẫn xuống âm phủ hỏi tội. Diêm Vương nghe những lời tố cáo dối trá của tên tướng giặc định xử tội Ngô Tử Văn, nhưng may mắn nhờ có sự giúp đỡ của Thổ thần, và dựa vào bản lĩnh kiên định, bình tĩnh mạnh mẽ đấu tranh, cuối cùng chàng đã chiến thắng, vạch trần tội ác của tên tướng giặc họ Thôi. Ngô Tử Văn sống lại, trở về dương gian ít lâu thì nghe theo lời của Thổ thần, rời bỏ cõi dương đến nhậm chức phán sự đền Tản Viên, hưởng cuộc sống tiên nhân.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có hai nội dung chính yếu. Thứ nhất là sự kiên định chính nghĩa của nhân vật Ngô Tử Văn, thể hiện trong thái độ và cách hành động của chàng khi đốt đền của yêu quái, trong việc chàng đối mặt với lời đe dọa của tên ác thần. Thái độ bình tĩnh của chàng khi bị bắt về cõi âm ti, với sự xuất hiện của các loài quỷ nanh ác, không gian rùng rợn ghê sợ. Sự chính trực, ngay thẳng, dũng cảm của chàng còn thể hiện trong việc chàng đấu tranh, minh oan cho bản thân trước mặt Diêm Vương. Cuối cùng nhờ sự cương trực, dũng cảm, hết mình đấu tranh cho chính nghĩa chàng đã giành được chiến thắng. Mang lại sự yên ổn cho nhân dân, giải oan cho bản thân, lấy lại ngôi đền cho Thổ thần và được tiến cử chức phán sự đền Tản Viên, trở thành tiên. Kết quả đó đã khẳng định niềm tin chính nhất định sẽ thắng tà. Mặt khác nhân vật Ngô Tử Văn còn đại diện cho anh tài đất Việt giành chiến thắng trước kẻ thù xâm lược (tên tướng giặc họ Thôi vốn là tướng sĩ của quân Minh bại trận). Từ đó nêu cao tinh thần dân tộc, sự anh dũng, mạnh mẽ của nhân dân ta trong quá trình chống giặc ngoại xâm, chống lại cái ác cái xấu.
Nội dung thứ hai mà tác phẩm muốn thể hiện đó là ngụ ý phê phán sâu sắc cái ác, hồn ma tên tướng giặc lúc sống làm quân xâm lược lúc chết đi lại làm yêu quái quấy nhiễu dân lành. Từ đầu tới cuối lên mang trong mình dã tâm xâm lược, đáng phải nhận sự trừng trị, tiêu diệt. Tiếp nữa, truyện còn phản ánh sự bất công đầy rẫy trong xã hội phong kiến thối nát, thông qua chuyện tên tướng giặc hối lộ thánh thần, còn lực lượng thực thi công lý như Diêm Vương lại bị che mắt.
Về nghệ thuật, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, mở đầu bằng tình tiết khác lạ, xây dựng cao trào truyện đầy kịch tính lô-gíc, với các nút thắt, và cách giải quyết hợp lý, làm thỏa mãn người đọc. Bên cạnh đó các yếu tố kì ảo hoang đường được đưa vào một cách khéo léo làm nổi bật chủ đề, nội dung câu chuyện, đồng thời khắc họa rõ ràng tính cách của nhân vật. Truyện còn đem đến cảm giác khách quan với sự chia sẻ quan điểm, tình cảm của người viết thông qua thái độ và hành động của nhân vật.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyền hay và có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh những mặt trái của xã hội đương thời, ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất trí tuệ của con người, đồng thời thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, công lý được thực thi của nhân dân ta. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cũng như Truyền kỳ mạn lục xứng đáng có được vị trí là một mẫu mực của thể loại truyền kỳ, cũng như danh xưng “áng thiên cổ kỳ bút” mà người đời ca tụng.
Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 4
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một tác phẩm thành công trong công việc xây dựng nên hình tượng người trí thức đất Việt khẳng khái, cương trực chống lại cái ác và gian tà. Cùng với những tác phẩm khác, truyện đã góp phần làm nên sức sống của Truyền kì mạn lục – một áng “thiên cổ kì bút”.
Tác giả Nguyễn Dữ là người Gia Phúc, Hồng Châu, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, là học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống vào khoảng cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Cha ông là tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Nguyễn Dữ thi đỗ Hương tiến (tương đương với Hương công, cử nhân), làm quan ở Thanh Tuyền. Chưa đầy một năm, ông từ quan với lý do về phụng dưỡng mẹ già, từ đấy không hề bước chân tới thành thị. Tương truyền Truyền kì mạn lục được viết trong thời gian ông ở chốn lâm tuyền này.
Truyện được viết theo thể loại truyền kì. Đây là loại truyện có nguồn gốc từ Trung Quốc, được truyền vào Việt Nam, cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI. Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm chất dân gian, yếu tố’ hiện thực và tính nhân văn sâu sắc.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được rút từ tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời ở nửa đầu thế kỉ XVI. Tên tác phẩm có nghĩa là: Tập sách ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ được lưu truyền nhưng tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công, hư cấu, sáng tạo, trau chuốt của Nguyễn Dữ. Các truyện hầu hết đều lấy bối cảnh hiện thực ở thời Lý, Trần, Hồ, Lê. Bóc đi cái vỏ hoang đường là hiện thực xã hội phong kiến mà tác giả muốn vạch trần phê phán. Qua tập truyện, người đọc thấy được số phận bất hạnh của người phụ nữ, đồng thời đề cao tinh thần dân tộc, phẩm chất của người trí thức. Truyền kì mạn lục là một tác phẩm đứng đầu trong thể loại truyền kì ở Việt Nam.
Nhân vật chính của truyện là Ngô Tử Văn – một người khẳng khái, chính trực, thấy sự gian tà thì không chịu được. Căm giận tên quái vốn là tướng giặc họ Thôi đã chiếm đền của Thổ Công để nhiễu hại dân lành, Tử Văn châm lửa đốt ngôi đền đó. Tử Văn về nhà và lên cơn ốm sốt. Trong cơn mê, chàng đã mơ thấy bách hộ họ Thôi đến đòi xây trả ngôi đền, nếu không hắn sẽ kiện tới Diêm Vương. Sau đó, Thổ Công cũng hiện tới nói rõ sự thật và bày cho chàng cách đối phó với yêu quái. Tử Văn bệnh nặng rồi mất. Quỷ sứ đã đưa linh hồn chàng xuống gặp Diêm Vương. Đứng ở công đường chốn minh ti, Tử Văn khảng khái đến cùng để vạch trần bộ mặt giả dối của. tên tướng giặc bại trận. Tên yêu quái hoảng sợ giảng hòa nhưng Diêm Vương đã sai người điều tra và trừng phạt hắn, bia mộ hắn bị nổ tung. Tử Văn trở về nhà chưa được một tháng thì Thổ Công đến đề nghị chàng nhận chức phán sự ở đền Tản Viên. Tử Văn sau đó không bệnh mà chết. Có một người quen cũ tình cờ đã nhìn thấy chàng “chắp tay thi lễ” trong xe ngựa của quan Phán sự rồi thoắt cái lại biến mất trong sương.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có nội dung ngợi ca Ngô Tử Văn – hình ảnh một người trí thức nước Việt yêu nước, dũng cảm, khẳng khái chống lại gian tà, bảo vệ cho thổ thần đất Việt. Hành động đốt đền của chàng không phải vì danh, vì lợi, vì sự liều lĩnh nhất thời mà thể hiện sự cương trực muốn vì dân mà trừ hại. Hơn thế nữa, hành động đó còn mang một tinh thần dân tộc cao cả nhằm bảo vệ cho đền thờ của một vị tướng đã có công với nước. Tính cách ngay thẳng của Ngô Soạn đã được thể hiện nhất quán trong nhiều tình huống thử thách. Đến vương phủ, dù bị đe dọa, vu cáo (“tội ác sâu nặng không dự vào hàng khoan giảm”), dù bị sỉ nhục (“tên này bướng bỉnh, ngoan cố), rồi bị Diêm Vương mắng và uy hiếp, Tử Văn vẫn kiên cường đến cùng để bảo vệ cho lẽ phải. Thái độ đồng tình, ủng hộ, ngợi ca sự cứng cỏi, ngay thẳng của tác giả với Ngô Tử Văn còn được bộc lộ trực tiếp ở lời bàn cuối tác phẩm: kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Lời bàn là sự tranh luận quan, điểm của tác giả với quan điểm của người xưa. Qua đó, khẳng định một cách mạnh mẽ quan điểm của tác giả: kẻ sĩ phải dũng cảm đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ công lý.
Tác phẩm còn gửi gắm ước mơ công lí, thể hiện niềm tin ở sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái chính với cái tà. Cuộc đấu tranh quyết liệt không khoan nhượng giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng bại trận có một kết thúc có hậu giống như trong chuyện cổ tích: người thiện (Tử Văn) cuối cùng chiến thắng, được giữ chức phán sự ở đền Tản Viên. Còn kẻ gian tà (hồn ma tên tướng giặc) bị nhốt vào ngục Cửu u, hài cốt tan thành như cám. Nhận chức phán sự, Tử Văn trở thành người bảo vệ công lý, đó chính là mơ ước cao nhất của nhân dân muốn có một người quang minh chính đại, đại biểu của nhân dân và bảo vệ công lý cho nhân dân.
Đặt vào bối cảnh lịch sử của thời đại Nguyễn Dữ (khoảng cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI), khi chế độ phong kiến bắt đầu suy tàn, nội chiến Lê – Mạc xảy ra, truyện còn mang một giá trị hiện thực sâu sắc. Thế lực ma quỷ, thần linh trong truyện phần nào phản ánh thế lực cường quyền phong kiến bè phái với nhau hãm hại dân lành. Đồng thời, truyện còn lên án lũ giặc ngoại xâm đã chết vẫn còn quấy nhiễu nhân dân.
Với những nội dung trên, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên mang một giá trị nhân văn cao đẹp. Bên cạnh đó, truyện còn phản ánh được tư tưởng tích cực, tiến bộ của Nguyễn Dữ về cuộc sống qua hình tượng kẻ sĩ tích cực – Ngô Tử Văn. Tuy lui về ở ẩn chốn lâm tuyền, nhưng tâm hồn Nguyễn Dữ vẫn gắn bó với cuộc đời.
Giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện là ở sự kết hợp thành công yếu tố ảo và thực. Câu chuyện diễn ra đầy tính chất li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ với những việc khác thường: người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm lại về cõi dương. Nhưng chuyện lại có vẻ như rất thật bởi cách dẫn người, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc (lai lịch tên tướng giặc cho thấy bối cảnh câu chuyện diễn ra vào thời giặc Minh xâm chiếm nước ta vào năm 1407 – 1427; Tử Văn đi nhận chức phán sự vào năm Giáp Ngọ 1417). Yếu tố kì ảo giúp câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn. Yếu tố thực làm tăng tính xác thực, làm câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Bên cạnh đó, truyện còn được kể một cách hấp dẫn nhờ sự tổng hòa các phương diện nghệ thuật từ cốt truyện đến bố cục tình tiết. Cốt truyện được kết cấu như một xung đột có mở đầu, phát triển, kết thúc. Nhân vật được khắc họa với tính cách đậm nét, sắc cạnh. Tử Văn cương trực, thẳng thắn; hồn ma bách hộ họ Thôi xảo quyệt, gian trá. Việc khắc họa tính cách nhân vật góp phần làm thể hiện rõ chủ đề câu chuyện: cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa và gian tà. Tình tiết li kì, hấp dẫn đan cài tự nhiên, hàm súc. Ngôn ngữ linh hoạt, đa dạng bao gồm lời đối thoại của nhân vật, lời kể của tác giả, lời bình (cuối truyện). Lời bình ở cuối truyện vừa hé lộ chủ đề câu chuyện vừa giúp ta thấy rõ ý nghĩa tích cực trong tư tưởng nhà nho.
Với những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật đặc sắc, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đã đem đến thành công cho Truyền kì mạn lục và đánh dấu bước phát triển quan trọng của văn xuôi tự sự bằng chữ Hán, của thể loại truyền kì. Truyện hấp dẫn với mỗi chúng ta bởi nó dạy ta thế nào là lòng dũng cảm và vì sao phải dũng cảm đấu tranh chống lại cái xấu và cái ác. Truyện đem đến cho ta niềm tin vào cuộc sống, vào sự chiến thắng của chính nghĩa.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là bài ca chiến đấu và chiến thắng hào hùng của kẻ sĩ cương trực giữa đời. Hơn thế nữa, truyện còn đem đến cho ta bài học nhân sinh: phải biết dũng cảm đấu tranh với cái ác, cái xấu cho cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.
Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 5
Nguyễn Dữ là một trong số những tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam và “Truyền kì mạn lục” là một trong số những tác phẩm xuất sắc của ông. “Truyền kì mạn lục” bao gồm 20 truyện nhỏ và trong số đó, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người trí thức Việt Nam trong xã hội xưa.
Như chúng ta đã biết, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong số 20 truyện của tác phẩm “Truyền kì mạn lục” – một tác phẩm xuất sắc của nền văn học, ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, bởi vậy tác phẩm thuộc thể loại truyền kì. Truyền kì là một thể văn xuôi của thời trung đại, có nguồn gốc từ Trung Quốc và mang những đặc trưng riêng về nội dung và nghệ thuật. Là một tác phẩm thuộc thể loại truyền kì, “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ đã thể hiện khá rõ nét, đầy đủ những đặc trưng của thể loại này. “Truyền kì mạn lục” đã ghi chép lại những truyện được lưu truyền trong dân gian dưới thời Lý, Trần, Hồ và Lê sơ. Thông qua những câu chuyện ấy, tác giả đã phản ánh bức tranh hiện thực xã hội phong kiến đương thời, đề cập đến số phận những người phụ nữ đức hạnh rơi vào tình cảnh éo le đồng thời đề cao tinh thần dân tộc, khát vọng của người tri thức dũng cảm, tâm huyết , trung trực đấu tranh để bảo vệ chính nghĩa. Thêm vào đó, tác phẩm hấp dẫn người đọc bởi tác giả đã khéo léo đưa vào trong tác phẩm của mình nhưng chi tiết vừa thực vừa ảo, vừa hoang đường, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thần thánh và ma quỷ có sự tương giao.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là câu chuyện kể về nhân vật Ngô Tử Văn – một con người với tính tình khảng khái, cương trực, là hình ảnh tiêu biểu cho người trí thức Việt Nam trong xã hội xưa. Với bố cục bốn phần, mỗi phần với những chi tiết, sự kiện tiêu biểu, qua đó tác giả đã làm bật nổi, sáng tỏ nhân vật Ngô Tử Văn, đồng thời thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình.
Tính tình cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn trước hết được thể hiện ở hành động đốt đền của anh. Lẽ thường, đền chính là nơi thờ những người có công với đất nước, với nhân dân thế nhưng, ở đây đền lại để thờ ma, thờ quỷ – thờ Bách hộ họ Thôi, một tên tướng giặc bại trận. Vì tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần Bách hộ họ Thôi mà Ngô Tử Văn đã quyết định đốt đền với một thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân. Hành động ấy của Ngô Tử Văn cho thấy Ngô Tử Văn là người cương trực, yêu chính nghĩa, không chấp nhận gian tà, điều ngang trái, vô lý tồn tại trong xã hội, nhất là hại đến dân lành.
Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn đã có cuộc gặp gỡ với hồn ma tên tướng giặc và Thổ công, đồng thời chàng cũng phải chịu hậu quả như mọi người lo sợ, chàng ốm nặng rồi trong cơn mê tỉnh, chàng thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành vế phía đông” – chàng đã bị dẫn xuống âm ti để gặp Diêm Vương. Nơi âm phủ, Diêm Vương chỉ nghe câu chuyện từ một phía và kết tội cho Ngô Tử Văn nhưng với sự khẳng khái, cương trực của mình, không một chút lo lắng, sợ hãi, bằng những lời lẽ “rất cứng cỏi, ko chịu nhún nhường chút nào”, chàng đã vạch rõ tội trạng của tên tướng giặc và từng bước giành phần chiến thắng về mình.
Sau khi được minh oan và trở về từ minh ti, không lâu sau đó, Thổ công lại tới gặp chàng và báo cho chàng nhận chức Phán sự ở đền Tản Viên. Thổ công đã nói với Tử Văn những lời lẽ thật chí lý, chí tình ”người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Văn nên nhận chức quan ấy. Tử Văn đã vui vẻ nhận lời. Đây chính là phần thưởng sự khẳng khái, chính nghĩa, cương trực của Ngô Tử Văn đồng thời thể hiện ước muốn của nhân dân ta về một vị quan công bằng, chính trực, thanh liêm
Như vậy, thông qua câu chuyện về nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả Nguyễn Dữ đã đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn nói riêng và những người trí thức Việt nói chung. Đồng thời, qua đó, tác giả đã lên tiếng phê phán những ngang trái, bất công của xã hội đương thời và sự tham nhũng, lộng quyền của giai cấp phong kiến. Cùng với đó, tác giả đã thể hiện niềm tin, mơ ước của nhân dân về một xã hội công bằng.
Thêm vào đó, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” còn hấp dẫn người đọc bởi nghệ thuật đặc sắc. Sự đặc sắc ấy về nghệ thuật trước hơn hết thể hiện ở cốt truyện giàu kịch tính cùng cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, có cao trào, thắt nút, mở nút. Đặc biệt, truyện còn sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo. Chính những yếu tố này đã làm cho câu chuyện thêm phần đặc sắc và cuốn hút.
Tóm lại, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong số những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Dữ nói chung, văn học trung đại nói riêng bởi những yếu tố đặc sắc vả về nội dung và nghệ thuật. Dẫu trải qua nhiều thế kỉ nhưng tác phẩm vẫn còn mãi giá trị, không bị phai mờ bởi lớp phủ của thời gian.
Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 6
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là truyện ngắn xuất sắc trong tập “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ. Đây là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn-một trí thức nước Việt.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kì ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau. Bộ truyện “Truyền kì mạn lục” được sáng tác vào khoảng thế kỉ XVI, lúc xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào suy thoái, khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị, nhiều nho sĩ rơi vào tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc cho thời thịnh trị dưới sự cai trị của vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Dữ sáng tác bộ truyện trong khoảng thời gian ông đã cáo quan ở ẩn vừa để phản ánh tình trạng xã hội, vừa để bộc lộ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.
Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. . Minh chứng rõ ràng cho tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của chàng. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lòng tự tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ.
Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lời đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Do Tử Văn dũng cảm, trừ hại cho dân nên thần linh mới phù trợ giúp đỡ chàng.
Chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lý và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lý. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.
Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lý đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.
Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh thế giới thực của con người với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút,tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lý bị che mắt.
Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lý, vào việc chính thắng tà.
Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 7
Nguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đi thi và có thể đã ra làm quan. Sau vì bất mãn với thời cuộc, lui về ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa, từ đó “trải mấy mươi sương, chân không bước đến thị thành”.Ông đã viết tập truyện chữ Hán nổi tiếng trong cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại.
Truyền kỳ mạn lục một tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút”. Truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ nôm.
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Lục là sách, mạn là ghi chép tản mạn, truyền kì là chuyện lạ kì lưu truyền trong dân gian.
Truyền kì mạn lục là sách ghi chép lại những câu chuyện lạ trong dân gian. Tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công, hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ ko phải chỉ là một công trình ghi chép đơn thuần. Trong Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ viết về các nhân vật, các sự việc kỳ lạ xảy ra thời Lý, Trần, Hồ và thời Lê sơ. Bằng trí tưởng tượng phong phú và bằng một bút pháp linh hoạt, tác giả Truyền kỳ mạn lục đưa người đọc vào một thế giới huyền bí vừa có người, vừa có thần, vừa hư, vừa thật nhưng xuyên qua các lớp mù linh ảo, ly kỳ được thêu dệt ra một cách tài giỏi ấy vẫn hiện rõ một thế giới thật của cuộc đời mà ở đó nhan nhản những kẻ có quyền thế độc ác, đồi bại.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tung hoành của cái xấu cái ác, tác giả Truyền kỳ mạn lục vẫn nhìn thấy những phẩm cách lương thiện, trung thực, những tâm hồn thanh cao, những tình người tình yêu của nhân dân, của cái thiện vĩnh hằng và Nguyễn Dữ đã mô tả nó thật đẹp đẽ, mỹ lệ. Trong số đó có tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đã đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể về Ngô Tử Văn người vốn khảng khái, nóng nảy,thấy sự gian tà thì ko thể chịu được. Mọi người vẫn thường khen Văn là người cương trực. Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian. Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Sự khẳng khái, nóng nảy của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại. Sự tức giận của Tử Văn ko phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu. Vì thế mà việc làm của Tử Văn là đáng ca ngợi.
Sau khi đốt ngôi đền,Tử Văn ốm nặng rồi “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành vế phía đông”. Lúc ở chốn âm cung, do chỉ nghe bên nguyên,Diêm Vương – vị quan tòa xử kiện- người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra mơ hồ. Khi đứng trước công đường Ngô Tử Văn càng tỏ ra mình là người có khí phách. Chàng ko chỉ khẳng định:” Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” mà còn dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, ko chịu nhún nhường chút nào”. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Từng bước, từng bước Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đã hoàn toàn đánh gục tên tướng giặc.
Sau khi được minh oan ở minh ti, Tử Văn trở về nhà chưa được 1 tháng thì Thổ công đến bảo Tử Văn nên nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên. Thổ công nói:”người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Văn nên nhận.Thế là Văn vui vẻ nhận lời. việc được nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thần xảo quyệt. Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện công lí. Con người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả đã vạch trần bộ mặt gian tà của ko ít kẻ đương quyền “quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”. Ngòi bút của Nguyễn Dữ ko chỉ lên án một số quan lại mà còn tố cáo mạnh mẽ hiện thực “rễ ác mọ lan, khó lòng lay động” mà bênh vực cho kẻ gian tà. Trong câu nói buột miệng của Tử Văn “Sao mà nhiều thần quá vậy?” cũng cho ta thấy một hiện thực của xã hội phong kiến lúc bấy giờ: xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị, quyền thế làm điều bất chính. kết thúc có hậu của câu chuyện thể hiện đúng truyền thống nhân đạo của dân ta chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công yếu tố ảo và thực. Câu chuyện diễn ra đầy tính chất li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ với những việc khác thường: người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm lại về cõi dương. Những chuyện lại có vẻ như rất thực bởi cách dẫn người khác, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc. yếu tố kì ảo giúp câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn. yếu tố thực làm tăng tính xác thực, làm câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân. Truyện còn thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.
Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 8
Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn nổi tiếng thời kỳ trung đại. Tên tuổi của ông được gắn liền với tác phẩm “Truyền kì mạn lục” vang danh. Trong đó không thể không kể đến “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Đây là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi phẩm chất chính nghĩa cương trực, khảng khái dám đứng lên chống lại cái ác, đòi lại công bằng xã hội của một trí thức Việt họ Ngô.
Tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” được viết bằng chữ Hán qua lối văn xuôi truyền kỳ. Đây là lối viết sử dụng những chi tiết kì ảo hoang đường để phản ánh hiện thực cuộc sống. Trong truyện không có ranh giới giữa ma quỷ con người, thần thánh mà chỉ còn thiện và ác. Câu truyện chính là bức tranh thu nhỏ hiện thực phong kiến khủng hoảng cuối thế kỉ XVI đồng thời là cái nhìn và tấm lòng sâu sắc tác giả muốn gửi gắm đến cuộc đời.
Như đã đề cập, nhân vật chính của tác phẩm tên là Ngô Tử Văn. Chàng vốn là một tri thức Việt, khảng khái, dũng cảm, cương trực, nổi tiếng khắp bốn phương trời. Mở đầu với những dòng ngợi ca tác giả đã phân nào định hướng cho người đọc về mạch chuyện sắp tới. Minh chứng rõ nét cho con người của Ngô Tử Văn đó là hành động đốt đền của chàng. Trong khi mọi đầu đều lo sợ, lắc đầu lè lưỡi, không dám đụng chạm gì mà chỉ biết cung phụng quỷ thần làm mưa làm gió ở ngôi đền thi Tử Văn lại khẳng khái cầm lửa thiêu đền. Với chàng, đó là hành động diệt trừ yêu ma, quấy nhiễu dân lành thì chả có gì phải lo phải sợ. Chàng không hổ thẹn với lòng, với lương tâm của mình. Cốt cách thanh cao, khảng khái của kẻ sĩ không thể bị cái ác lu mờ.
Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn được thể hiện qua lời đáp trả quyết liệt của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tên tướng giặc khi sống thì tàn ác, hung bạo; khi chết quen thói bạc nhược quấy nhiễu dân lành; ỷ mạnh hiếp yếu; chiếm đất của thổ địa; bày trò gian ác hoành hành trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là xứng đáng ấy vậy mà lại hiện hình, dùng lời lẽ xảo trá cho rằng mình là kẻ bị hại; còn dùng bùa phép khiến Tử Văn nóng sốt; huênh hoang đòi kiện Tử Văn xuống tận diêm vương. Dù bị đe dọa, cái chết cận kề nhưng Tử Văn lại chẳng hề có chút run sợ chùn bước ngược lại còn hừng hực khí thế, tâm kiên quyết, vững vàng trước luận điệu sai trái của kẻ xấu.
Chính bản lĩnh và tấm lòng yêu nước thương dân của chàng đã khiến thần linh cảm động và ra tay giúp đỡ, bày cho chàng đường đi nước bước để vạch mặt yêu tà. Sự dũng cảm của chàng còn được phác họa trên con đường xuống âm phủ. Đoạn đường xuống địa phủ đầy rẫy những quỷ dữ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám, những lời lẽ phán xét thét gào uy quyền, ghê rợn nhưng Tử Văn vẫn giữ cho mình khí thế hiên ngang, không khuất phục, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, công bằng, rõ ràng. Đứng trước Diêm Vương hung rợn, kẻ giặc tàn ác với những lời lẽ buộc tội xảo trá, một tay che trời Tử Văn chả mảy may lung lay ý chí, luống cuống mà lại chỉ rõ sai trái, đưa ra lập luận đanh thép, chứng cứ rõ ràng, vạch trần kẻ gian. Chàng bất chấp tính mạng, dùng cả tâm huyết và sức lực để chống lại cái ác, diệt trừ hậu họa, đòi lại công bằng, ấm no cho nhân dân, đất nước.
Trời đâu phụ lòng người, với tất cả tấm lòng, sự hi sinh và cả công lý xã hội Tử Văn đã chiến thắng tên hồn ma tướng giặc gian ác. Chàng được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, được người người đời đời trọng vọng ghi nhớ, biết ơn.
Truyện được xây dựng với những chi tiết kỳ ảo, hấp dẫn, chứa đựng nhiều tình tiết bất ngờ, ngôn ngữ giản dị, cô đọng, súc tích, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc kết hợp với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tài tình,… Tất cả đã tạo dựng nên một cốt truyện rõ ràng, giàu tính tạo hình; để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian qua nhiều thế kỉ.
Câu chuyện chỉ là một khía cạnh nhỏ hư ảo về cuộc sống nhưng đã phần nào toát lên được ý đồ của tác giả. Nguyễn Dữ phải chăng đang muốn khắc họa lại hiện thực thối nát của chế độ phong kiến cuối TK XVI. Đó là một xã hội mà cái ác luôn hoành hành , xâm lấn xã hội bất cứ lúc nào. Cái ác hiện diện nhưng mấy ai là người dám đứng lên đấu tranh. Một xã hội mà đồng tiền có thể làm lu mờ phẩm chất con người qua vấn nạn đút lót, tham quan dung túng.
Chiến thắng của Ngô Tử Văn không chỉ ngợi ca phẩm chất chính trực, trung kiên, dũng cảm của trí thức đất Việt mà còn thể hiện chân lý ngàn đời của dân tộc: cái thiện, cái chính nghĩa dù có bị vùi lấp đến đâu cũng luôn sáng soi, tiêu diệt và chiến thắng cái gian ác, xấu xa. Ngô Tử Văn chính là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam, cho khí thế trời Nam, cho khát vọng ngàn đời dân tộc về hình tượng các vị quan-anh dũng đầy khảng khái, thanh liêm, chính trực.
Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 9
Nguyễn Dữ là một cây bút nổi tiếng với tập “truyền kì mạn lục”, trong đó để lại rất nhiều ấn tượng cho người đọc câu chuyện về Ngô Tử Văn khẳng khái, trung thực nhưng nóng nảy. Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên chính là những trang viết rõ nét nhất về nhân vật này.
Nhân vật chính của chuyện là Ngô Tử Văn được Nguyễn Dữ khái quát bằng câu văn giản dị rằng anh ta là “tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được.” Và toàn bộ nội dung của truyện “Chức phán sự đền Tản Viên”, Nguyễn Dữ đã củng cố những chi tiết để khẳng định phẩm chất tốt đẹp của nhân vật này. Mỗi chi tiết nhỏ như làm sống dậy trên trang sách tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của chàng. Trong khi mọi người đều “lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì” quỷ thần ở ngôi đền gần làng quấy hại nhân dân dẫu vô cùng muốn diệt trừ nó thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó, trước hết xuất phát hoàn toàn từ tấm lòng của người khảng khái, cương trực, không chịu cúi đầu, khuất phục trước cái xấu, cái ác mà sẵn sàng hi sinh vì cộng đồng để giúp bảo vệ lợi ích của tập thể, để giữ gìn được sự bình an cho nơi mình sinh sống.
Thế nhưng, càng về sau diễn biến của truyện càng trở nên gay cấn khi mà sau khi đốt ngôi đền,Tử Văn ốm nặng rồi “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành vế phía đông”. Hắn vô cùng xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược, ngậm máu phun người của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, khảng khái, coi thường những lời đe dọa, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Khi bị điệu lên trước nơi tra khảo Ngô Tử Văn càng tỏ ra mình là người có khí phách. Chàng ko chỉ khẳng định “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” mà còn dũng cảm bóc trần bản mặt giả dối, tàn độc của tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, ko chịu nhún nhường chút nào”. Ngô Tử Văn dù bị đặt trong tình thế nguy hiểm, bị buộc tội bởi những lời lẽ lang sói, vẫn cương quyết đứng về lẽ phải, bảo vệ chân lý đến cùng.
Phần thưởng cho tấm lòng thiện lương, cho sự dũng cảm, quả cảm và tinh thần hi sinh ấy là chàng nhận được chức quan ở đền Tản Viên. Đó chính là tuyên bố đanh thép về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện, của lòng chân chính, của lí tưởng cao đẹp trước thế lực xấu xa. Dù đã ra đời cách đây hàng nhiều thời kỳ, nhưng cuối cùng Nguyễn Dữ cũng hướng đến những chân giá trị vĩnh hằng của nhân loại đó là “, “cái chân thiện mỹ”. Qua đó, đồng thời tố cáo, bóc trần bộ mặt giả dối, tàn ác, bất chính của các viên quan lại thời kì lúc bấy giờ, do đó càng thêm tính hiện thực sâu sắc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Dàn ý + 9 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 10 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.