Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Nghề của mẹ của Võ Thành An gồm 2 bài văn mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay sát với chương trình học.
Nghề của mẹ là một truyện ngắn xuất sắc về đề tài người mẹ. Cốt truyện không có quá nhiều chi tiết nhưng thông qua đó nhà văn truyền tải rất nhiều điều ý nghĩa về cuộc sống, nhắc nhở con người phải biết làm tròn đạo hiếu với bậc sinh thành. Bên cạnh đó các bạn xem thêm cảm nhận hình ảnh người mẹ.
Dàn ý phân tích Nghề của mẹ
1, Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Khái quát giá trị của tác phẩm.
2, Thân bài
– Lần lượt phân tích các yếu tố làm nên đặc sắc của truyện ngắn này
+ Hình ảnh người mẹ: lam lũ, vất vả với công việc mưu sinh.
+ Mẹ tảo tần buôn bán để giành hết tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con, yêu thương con vô điều kiện
+ Hình ảnh nhân vật tôi có sự trưởng thành theo năm tháng: ban đầu xấu hổ vì công việc của người mẹ, sau này mới nhận ra chưa bao giờ làm tròn chữ hiếu cùng mẹ.
=>Từ đó tác phẩm nhắc nhở chúng ta phải luôn biết ơn, trân trọng mẹ, làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.
– Phân tích thành công về mặt nghệ thuật
+ Cốt truyện ngắn, không có bất kỳ tình huống kịch tính nào.
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất góp phần làm cho câu chuyện sinh động, chân thực hơn.
3, Kết bài
+ Khẳng định giá trị của tác phẩm.
+ Liên hệ bản thân.
Phân tích Nghề của mẹ – Mẫu 1
Không ai có thể phủ nhận được rằng, tình mẹ là thứ thiêng liêng và chẳng điều gì có thể thay thế được. Đây cũng là một đề tài được rất nhiều nhà văn, nhà thơ đưa vào trong thơ ca, nhạc hoạ nhằm bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn. Trong tác phẩm Nghề của mẹ, tác giả Võ Thành An đã khéo léo bày tỏ tình yêu thương qua sự trưởng thành của người con. Hình ảnh người mẹ trong truyện cũng làm người đọc liên tưởng đến thực tại, là sự hy sinh của đấng sinh thành.
Tác phẩm Nghệ của mẹ thực sự rất ngắn, nhưng lại miêu tả đầy đủ và rõ ràng hình ảnh người mẹ hiền về cả công việc và tình thương của mẹ. Trong truyện, mẹ là một người bán cá, công việc rất khó khăn, Mỗi lần cá về, mẹ lại nhanh chóng đi khắp làng, ngõ vì sợ cá bị sình. Người đọc có thể tưởng tượng được rằng, mọi thời tiết mà mẹ vẫn đi như vậy là rất khó khăn, nhất là những ngày trời mưa. Tuy nhiên, vì đồng tiền nuôi các con mà mẹ chẳng nghỉ ngày nào cả, cứ bươn chải vất vả bao năm tháng.
Tuy cuộc sống khó khăn, nhưng mẹ lại dành hết những gì tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Mẹ thường đến gần trường con học để buôn bán, mục đích là đưa cho con nắm xôi, chiếc bánh. Sự tương phản giữa hình ảnh người mẹ lam lũ với màu áo trắng của con làm ta thấy được nỗi vất vả, sự hy sinh vĩ đại của mẹ.
Trái ngược với hình ảnh người mẹ tần tảo dịu hiền, người con được tác giả miêu tả có sự trưởng thành theo thời gian. Lúc đầu, con ngại với bạn bè về nghề của mẹ, không muốn nói cho ai biết. Sau này, khi trưởng thành, người con mới hiểu được mẹ đã cực khổ như thế nào và biết thương mẹ nhiều hơn. Cũng nhờ suy nghĩ này, người đọc càng hiểu được sự bao dung của người mẹ hiền. Trong cuộc sống, dù có bao nhiêu vất vả thì mẹ vẫn là nơi tựa vào của con.
Hình ảnh người mẹ trong Nghề của mẹ là một người mẹ tiêu biểu cho những người phụ nữ trong hiện thực. Họ là người chăm chỉ, tần tảo sớm hôm và không bao giờ nghĩ cho mình. Người mẹ trong truyện vất vả ngày qua ngày, nhưng những chi tiết nói tới bà cũng chỉ là hình ảnh đưa cho con ít quà vặt. Người mẹ đó có thể sẵn sàng cho con những gì tốt nhất.
Nghề của mẹ đã khắc hoạ một người mẹ sát với thực tế, đầy đủ những đặc điểm tần tảo và yêu thương con. Đây cũng là những đức tính đẹp của người phụ nữ hiện nay. Vậy nên, nếu còn mẹ, hãy trân trọng từng giây phút này. Bởi cuộc đời ngắn lắm, ở bên và yêu thương người đã cho chúng ta tất cả nhiều hơn nhé!
Phân tích tác phẩm Nghề của Mẹ – Mẫu 2
Nghề của mẹ của nhà văn Võ Thành An là một truyện ngắn xuất sắc về đề tài người mẹ. Cốt truyện không có quá nhiều chi tiết, rất ngắn gọn nhưng thông qua đó nhà văn truyền tải rất nhiều điều ý nghĩa về cuộc sống, nhắc nhở con người phải biết làm tròn đạo hiếu với bậc sinh thành.
Câu chuyện mở đầu bằng hình ảnh người mẹ với công việc buôn thúng bán bưng ngoài chợ. Mẹ làm nghề bán cá linh, công việc bán cá vất vả, cá lại nhanh ươn nên mỗi khi đưa cá lên bờ mẹ lại vội vã, tất bật đi giao bán khắp nơi. Qua một vài nét giới thiệu như vậy người đọc đều cảm nhận được công việc lênh đênh, phụ thuộc và quá vất vả của mẹ. Mẹ làm việc ngoài trời, sóng gió, mưa nắng đều phải nếm trải, những hôm thời tiết thuận thì không sao, phải những hôm mưa gió, nắng gắt thì không biết mẹ phải vất vả như thế nào. Tuy nhiên cũng chỉ vì gánh nặng mưu sinh, vì đồng tiền nuôi các con nên mẹ chẳng quản ngại điều gì cả, vẫn vất vả ngược xuôi theo năm tháng cuộc đời.
Dẫu cuộc sống khó khăn, nghề nghiệp vất vả là thế nhưng mẹ luôn quan tâm, hy sinh và dành hết những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Mỗi buổi chợ dù rất vội nhưng mẹ luôn tranh thủ ghé qua trường để gửi cho tôi – người con nắm xôi, chiếc bánh. Dáng mẹ vội vàng, vất vả, đưa cho con rồi lại vội đi cho kịp buổi chợ. Hình ảnh tương phản giữa người mẹ lam lũ và tấm áo trắng học sinh thấp thoáng của con nơi cổng trường làm người đọc thấu hiểu thêm phần nào những hy sinh của mẹ.
Người mẹ là linh hồn của tác phẩm và song song với đó là người con. Người con cảm nhận về mẹ và cũng phần nào thể hiện được những nét phẩm chất, tính cách của mình. Lúc còn nhỏ nhân vật tôi chưa hiểu hết về công việc của mẹ nên luôn xấu hổ với bạn bè, che giấu công việc, nghề nghiệp bán cá của mẹ. Nhưng theo thời gian, con ngày càng trưởng thành hơn và thấu hiểu được những sự hy sinh của mẹ. Đó cũng là lúc con nhận ra mình chưa làm tròn đạo hiếu với mẹ. Càng trưởng thành con càng cảm nhận được sự hy sinh vất vả, những cực nhọc của cuộc đời mẹ, những nhận thức có phần lệch lạc của mình và vì thế người con càng ân hận, day dứt hơn vì mình. Dù mẹ có làm nghề gì, công việc có bần hàn ra sao thì mẹ vẫn là chỗ dựa, là điểm tựa vững chãi nhất của cuộc đời con.
Tác phẩm xây dựng một cốt truyện ngắn và có một vài chi tiết đời thường. Với một cốt truyện như thế người đọc sẽ dễ dàng theo dõi câu chuyện, đồng cảm với những suy nghĩ, tình cảm được tác giả gửi gắm. Người kể chuyện ngôi thứ nhất chính là người con xưng tôi đã giúp cho câu chuyện trở nên chân thực hơn, người kể chuyện cũng dễ dàng đánh giá, cảm nhận được về nhân vật khác. Thể hiện được tình cảm của mình gửi đến mẹ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Nghề của mẹ (Dàn ý + 2 Mẫu) Phân tích truyện ngắn Nghề của mẹ của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.