Văn mẫu lớp 10: Phân tích hành động trả thù của Tấm đối với Cám trong truyện tích Tấm Cám mang đếm 7 bài văn mẫu kèm theo gợi ý cách viết chi tiết nhất. Thông qua tài liệu này giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kỹ năng viết văn ngày một tốt hơn.
Hành động trả thù của Tấm đối với Cám ở kết truyện là hành động đấu tranh giành hạnh phúc đúng theo quy luật sinh tồn: muốn tồn tại phải đấu tranh, nó hoàn toàn hợp lý với những mâu thuẫn trước đó của hai tuyến nhân vật này. Vậy sau đây là 7 bài văn mẫu phân tích hành động trả thù của Tấm đối với Cám, mời các bạn cùng theo dõi.
Dàn ý phân tích hành động trả thù của Tấm đối với Cám
I. Mở bài:
– Giới thiệu nhân vật Tấm
– Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: Hành động trả thù của Tấm đối với Cám
II. Thân bài:
– Mâu thuẫn được đặt ra ngay đầu câu truyện đó là mâu thuẫn giữa cái thiện và ác. Mẹ con Cám hết lần này đến lần khác hại Tấm, quyết tâm tiêu diệt Tấm đến cùng.
– Do đó, Tấm chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc là Tấm sống (thì Cám phải chết), hoặc là Tấm chết. Mặt khác, mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội. Mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữ người bóc lột và người bị bóc lột.
– Chính vì vậy không thể dung hòa giữa thiện và ác, tất lẽ phải có một bên chiến thắng mà theo quan niệm xưa “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”.
III. Kết bài:
– Hành động đấu tranh giành hạnh phúc của Tấm là đúng theo quy luật. Mà không chỉ vậy chính mẹ con nhà Cám đã hết lần này đến lần khác hãm hại Tấm.
Hành động trả thù của Tấm đối với Cám – Mẫu 1
Truyện cổ tích thường được kết thúc theo motip những người tốt, tuyến nhân vật chính diện sẽ giành được hạnh phúc, những kẻ xấu, nhân vật phản diện sẽ bị trừng trị thích đáng với những tội ác mình gây ra. Truyện cổ tích Tấm Cám được kết thúc ở chi tiết mẹ con Cám bị Tấm trừng phạt, Tấm giành lại được hạnh phúc bên nhà vua.
Kết thúc của truyện Tấm Cám từng gây ra nhiều ý kiến đánh giá trái chiều về hành động trừng phạt của cô Tấm đối với mẹ con Cám. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, hành động trả thù của Tấm chính là kết thúc hoàn hảo nhất để khép lại cuộc đấu tranh căng thẳng, không khoan nhượng giữa hai phe thiện –ác.
Truyện Tấm Cám bắt đầu từ những mâu thuẫn căng thẳng và có xu hướng tăng dần về mức độ theo thời gian. Đó là sự xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám, nói cách khác đó là mâu thuẫn không thể hóa giải giữa cái thiện và ác trong xã hội. Mẹ con Cám hết lần này đến lần khác bày mưu hãm hại Tấm, quyết tâm tiêu diệt Tấm bằng nhiều thủ đoạn tàn nhẫn.
Trải qua mọi biến cố, sau khi được hồi sinh từ quả thị, Tấm chỉ có hai lựa chọn, hoặc là Tấm sống thì mẹ con Cám phải chết hoặc Tấm phải chết, bởi với bản tính ác độc, không từ thủ đoạn của mình, nếu còn sống nhất định mẹ con Cám sẽ thêm lần nữa hại chết Tấm. Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám không còn đơn thuần là mâu thuẫn gia đình giữa mẹ ghẻ và con chồng nữa mà nó trở thành cuộc đối kháng không khoan nhượng giữa thiện và ác, tốt-xấu trong xã hội.
Thiện và ác vốn không thể dung hòa, tất yếu phải có một phe bị tiêu diệt. Theo khát vọng công lí và niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện trong lòng dân, cái ác tất yếu bị tiêu diệt. Cái chết của mẹ con Cám là hệ quả tất yếu cho tất cả những lỗi lầm, tội ác mà họ đã tạo ra mà theo quan niệm của nhân dân ‘Ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành”.
Hành động trả thù của Tấm là biểu hiện cao nhất của sức sống mạnh mẽ, hành động đấu tranh kiên quyết của Tấm để giành hạnh phúc cuối cùng. Hành động ấy không chỉ đơn thuần là việc trả thù mà còn mang ý nghĩa sinh tồn “muốn tồn tại phải đấu tranh”.
Hành động trả thù của Tấm đối với Cám – Mẫu 2
Có rất nhiều cuộc tranh cãi xoay quanh cái kết của câu chuyện Tấm Cám. Bởi từ một con người mẫu mực như Tấm lại có cách trả thù tàn bạo, độc ác như vậy. Hành động trả thù của Tấm là đúng hay sai, có chứng tỏ rằng sau bao nhiêu sóng gió cô đã trên nên ích kỉ, độc ác hay không? Hành động này có khiến cho bạn có suy nghĩ khác về nhân vật Tấm hiền lành không?
Nhân vật Tấm được tác giả khắc họa là một cô gái vô cùng hiền lành, xinh đẹp, chăm chỉ, giỏi giang ở với dì ghẻ và Cám. Cuộc sống của Tấm là chuỗi ngày cay đắng, bị ghẻ lạnh, bóc lột, chửi bới thậm tệ. Nhiều bất công đến với Tấm nhưng cô vẫn câm lặng, nín nhịn, chịu đựng vì gì ghẻ là người cay nghiệt, luôn muốn hành hạ Tấm cho hả giận. Trong gia đình này, Tấm như một người thừa, nói đúng hơn là nô lệ cho hai mẹ con Cám. Cuộc sống ấy hỏi rằng có xứng đáng với cô gái hiền lành, chăm chỉ như Tấm không? Xã hội có lên án hành động và thái độ cư xử của hai mẹ con Cám không. Bởi rằng xã hội phong kiến lúc đó nhiều bất công và nước mắt, kẻ mạnh thì thắng, kẻ yếu thì chỉ mãi không ngóc đầu lên được.
Cuộc đời của Tấm bước sang một giai đoạn mới, thoát khỏi mẹ con Cám khi Tấm trốn mẹ con Cám đi trẩy hội và gặp nhà vua. Tấm được vua cưới về làm vợ, có cuộc sống sung túc đủ đầy. Nhưng trái tim và tấm lòng của Tấm vẫn luôn hiền hậu đối với mẹ con Cám. Còn ngược lại mẹ con Cám ghen ghét, đố kị, và tìm mọi cách hãm hại Tấm. Trong lần về giỗ cha, mẹ con Cám đã bày mưu giết chết Tấm. Trong ngày giỗ cha mà mẹ con Cám vẫn không tha cho Tấm, điều này chứng tỏ rằng họ không còn lương tri nữa. Bất chấp thủ đoạn, bất chấp tất cả để lấy đi hết mọi thứ của Tấm. Cô gái nhẹ dạ cả tin, hiền lương ấy lại bị hai mẹ con giết hại, biến thành chim vàng anh. Còn mẹ con Cám thì vui mừng, hí hửng vào cung, Cám thay Tấm làm vợ vua. Mẹ con Cám đã nhẫn tâm cướp đi hạnh phúc, cướp đi cuộc sống của Tấm. Thật quá đáng.
Tấm sau nhiều lần hóa kiếp thành chim vàng anh, cây xoan, khung cửi, quả thị đều bị mẹ con Cám tìm mọi cách để “giết” đến cùng. Khi còn sống và khi đã chết, họ đều không tha cho Tấm. Hỏi rằng có hành động nào tàn bạo hơn thế nữa không.
Bởi vậy, chúng ta có thể khẳng định được rằng hành động trả thù của Tấm là nhân quả cho những gì mà mẹ con Cám đã gieo rắc, đã làm với Tấm trước đây. Cái ác là bản chất, nếu nó tồn tại thì còn khủng khiếp hơn gấp trăm vạn lần. Sự phẫn nộ của Tấm đã dồn nén ở cách trả thù. Họ đã ép Tấm phải ra tay như vậy. Không hề quá đáng chút nào.
Hãy nhớ lại quãng thời gian mà Tấm bị mẹ con Cám hành hạ, đau khổ ra sao khi phải sống trong sự cay độc, nghiệt ngã của mẹ con mụ dì ghẻ độc ốc. Mẹ Tấm mất sớm, Tấm cần sự chăm sóc, xoa dịu nỗi đau bao nhiêu. Nhưng mẹ con Cám đã chà đạp, hành hạ Tấm chẳng khác gì một kẻ nô lệ, một con ở trong chính tổ ấm của mình. Tấm phải cam chịu nhìn kẻ khác hạnh phúc êm ấm trong khi mình phải chịu cảnh cô đơn, buồn tủi. Lúc ấy có ai thông cảm, chia sẻ với Tấm đâu?
Tấm – con người đại diện cho cái thiện, nhưng cũng là con người đại diện cho sự trưởng thành sau khi đã vấp ngã và trải qua bao nhiêu sóng gió gian lao. Không chỉ có ở trong truyện cổ tích, cuộc đời thị phi và bất công luôn đầy rẫy trong cuộc sống thực. Hãy luôn sống mạnh mẽ, sống có lương tâm nhưng cũng nên sống phải biết đấu tranh, đấu tranh với cái xấu để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phân tích hành động trả thù của Tấm đối với Cám – Mẫu 3
Tất cả các truyện cổ tích đều kết thúc ở việc nhân vật phản diện bị trừng trị. Truyện Tấm Cám cũng vậy. Nhưng có một điểm khác – nhân vật phản diện trong Tấm Cám bị trừng trị không phải do lực lượng thần kỳ hay tự mình chuốc lấy mà là do chính Tấm – nhân vật chính diện, trực tiếp trả thù và trả thù một cách quyết liệt, dữ dội.
Tấm trừng phạt Cám như vậy là hành động tất yếu xuất phát từ sự biến đổi trong hình tượng sau quá trình liên tiếp bị chà đạp tàn khốc. Hành động của Tấm thể hiện những quan niệm và mơ ước của nhân dân lao động. Cái ác phải bị tiêu diệt và phải biến mất vĩnh viễn trong cuộc sống của con người, không thể có hạnh phúc khi cái ác đang còn tồn tại và hạnh phúc cũng chỉ bền vững khi cái thiện biết đấu tranh đến tận cùng để tiêu diệt triệt dể cái ác. Mặt khác, đây còn là lời cảnh báo về sự nổi giận cuối cùng của những con người lao động cần cù, lương thiện, hiền lành, vốn chỉ muốn sống yên bình.
Trước hết mâu thuẫn và xung đột trong Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn và vung đột trong quan hệ gia đình bình dân, bình thường, phổ biến trong xã hội. Gia đình phụ quyền và mối quan hệ dì ghẻ – con chồng; chị em cùng cha khác mẹ. Đó là mâu thuẫn xung quanh vấn đề quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống thường ngày.
Bên cạnh đó mâu thuẫn và xung đột ở đây còn mang ý nghĩa xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữa lao động và bóc lột, giữa thật thà và gian trá. Tấm đại diện cho những người lao động lương thiện, cho cái Thiện, mẹ con Cám đại diện cho những kẻ bất lương, cho cái ác.
Phân tích hành động trả thù của Tấm đối với Cám – Mẫu 4
Cái kết của câu chuyện Tấm Cám luôn gây nhiều tranh cãi đối với dư luận xã hội. Bởi từ một con người mẫu mực như Tấm lại có cách trả thù tàn bạo, độc ác như vậy. Hành động trả thù của Tấm là đúng hay sai, có chứng tỏ rằng sau bao nhiêu sóng gió cô đã trên nên ích kỉ, độc ác hay không? Hành động này có khiến cho bạn có suy nghĩ khác về nhân vật Tấm hiền lành không?
Nhân vật Tấm được khắc họa là cô gái hiền lành, xinh đẹp, chăm chỉ, giỏi giang ở với dì ghẻ và Cám. Cuộc sống của Tấm là chuỗi ngày cay đắng, bị ghẻ lạnh, bóc lột, chửi bới thậm tệ. Nhiều bất công đến với Tấm nhưng cô vẫn câm lặng, nín nhịn, chịu đựng vì gì ghẻ là người cay nghiệt, luôn muốn hành hạ Tấm cho hả giận. Trong gia đình này, Tấm như một người thừa, nói đúng hơn là nô lệ cho hai mẹ con Cám. Cuộc sống ấy hỏi rằng có xứng đáng với cô gái hiền lành, chăm chỉ như Tấm không? Xã hội có lên án hành động và thái độ cư xử của hai mẹ con Cám không. Bởi rằng xã hội phong kiến lúc đó nhiều bất công và nước mắt, kẻ mạnh thì thắng, kẻ yếu thì chỉ mãi không ngóc đầu lên được.
Nhưng dường như cuộc sống của Tấm bước sang một giai đoạn khác từ sau khi trốn mẹ con Cám đi trẩy hội và gặp nhà vua. Tấm được vua cưới về làm vợ, có cuộc sống sung túc đủ đầy. Nhưng trái tim và tấm lòng của Tấm vẫn luôn hiền hậu đối với mẹ con Cám. Còn ngược lại mẹ con Cám ghen ghét, đố kị, và tìm mọi cách hãm hại Tấm. Trong lần về giỗ cha, mẹ con Cám đã bày mưu giết chết Tấm. Trong ngày giỗ cha mà mẹ con Cám vẫn không tha cho Tấm, điều này chứng tỏ rằng họ không còn lương tri nữa. Bất chấp thủ đoạn, bất chấp tất cả để lấy đi hết mọi thứ của Tấm. Cô gái nhẹ dạ cả tin, hiền lương ấy lại bị hai mẹ con giết hại, biến thành chim vàng anh. Còn mẹ con Cám thì vui mừng, hí hửng vào cung, Cám thay Tấm làm vợ vua. Mẹ con Cám đã nhẫn tâm cướp đi hạnh phúc, cướp đi cuộc sống của Tấm. Thật quá đáng.
Tấm sau nhiều lần hóa kiếp thành chim vàng anh, cây xoan, khung cửi, quả thị đều bị mẹ con Cám tìm mọi cách để “giết” đến cùng. Khi còn sống và khi đã chết, họ đều không tha cho Tấm. Hỏi rằng có hành động nào tàn bạo hơn thế nữa không.
Bởi vậy, chúng ta có thể khẳng định được rằng hành động trả thù của Tấm là nhân quả cho những gì mà mẹ con Cám đã gieo rắc, đã làm với Tấm trước đây. Cái ác là bản chất, nếu nó tồn tại thì còn khủng khiếp hơn gấp trăm vạn lần. Sự phẫn nộ của Tấm đã dồn nén ở cách trả thù. Họ đã ép Tấm phải ra tay như vậy. Không hề quá đáng chút nào.
Phân tích hành động trả thù của Tấm đối với Cám – Mẫu 5
Từ xa xưa, qua những câu truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn….nhân dân ta đều muốn gửi gắm nỗi niềm về một xã hội công bình, lý tưởng, hướng đến cái thiện, sự lương thiện. Và truyện cổ tích Tấm Cám cũng mang ước mơ ấy của nhân dân. Nàng Tấm hiền lành nhân hậu nhờ sự giúp đỡ của Bụt và chính bản thân mình, sự gan góc, kiên cường của chính bản thân mình để sống và chiến đấu bảo vệ bản thân
Cuộc sống sẽ không thể có hạnh phúc trọn vẹn, nếu cái ác tồn tại do đó không thể nương tay, không thể sống chung với cái ác. Phải biết tự bảo vệ mình, hạnh phúc chỉ đến với những người biết tự đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của bản thân mình.
Nhân vật Tấm được khắc họa là cô gái hiền lành, xinh đẹp, chăm chỉ, giỏi giang ở với dì ghẻ và cô em gái Cám. Cuộc sống của Tấm là chuỗi ngày cay đắng, bị ghẻ lạnh, bóc lột, chửi bới thậm tệ khi cô phải sống chung với dì ghẻ độc ác, thiên vị và cô em gái cũng cha khác mẹ có bản tính xảo trá diêu ngoa.. Nhiều bất công đến với Tấm nhưng cô vẫn câm lặng, nín nhịn, chịu đựng, không một lời oán than, không một lời kêu ca. Trong gia đình, Tấm như một người thừa, nói đúng hơn là nô lệ hầu hạ cho hai mẹ con Cám. Cuộc sống của Tấm bước sang trang mới từ sau khi trốn mẹ con Cám đi trẩy hội và gặp nhà vua, được vua đem lòng yêu thương và sau đó Tấm được vua cưới về làm vợ, có cuộc sống sung túc đủ đầy. Nhưng trái tim và tấm lòng của Tấm vẫn luôn hiền hậu đối với mẹ con Cám. Còn ngược lại mẹ con cám ghen ghét, đố kị, và tìm mọi cách hãm hại Tấm. Trong lần về giỗ cha,mẹ con Cám đã bày mưa giết chết Tấm. Cô gái nhẹ dạ cả tin, hiền lương ấy lại bị hai mẹ con giết hại, Tấm chết tức tưởi và oan uổng vì chính bản thân Cám cũng không nghĩ bản thân mình có thể bị hãm hại như vậy. Còn mẹ con Cám thì vui mừng, hí hửng vào cung, đưa Cám thay Tấm làm vợ vua. Mẹ con Cám đã nhẫn tâm cướp đi hạnh phúc, cướp đi cuộc sống của Tấm.
Tấm sau nhiều lần hóa kiếp thành chim vàng anh, cây xoan, khung cửi, quả thị đều bị mẹ con Cám tìm mọi cách để “giết” đến cùng. Khi còn sống và khi đã chết, họ vẫn không tha cho Tấm, vẫn tìm mọi cách để giết cả linh hồn của Tấm.
Có một dị bản Tấm Cám đã kể khác phần kết thúc. Theo bản này, Cám bị Tấm dội nước sôi cho chết rồi muối mắm gửi biếu dì ghẻ. Mụ dì ghẻ ăn đến tận đáy vại, phát hiện ra đầu lâu con mới biết sự tình, sợ quá lăn đùng ra chết. Đây là kết thúc nguyên bản. Người đời sau cho rằng kết thúc như vậy ghê rợn quá, làm tổn hại đến hình ảnh đẹp đẽ của cô Tấm
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều, rằng thực chất, sự trả thù của Tấm có phải quá man rợ hay sự trả thù đó vẫn rất hợp logic, là cái giá xứng đáng cho những tội ác của mẹ con Cám. Tấm trải qua bao nhiêu biến cố đã thực sự gan dạ, dũng cảm, thực sự nhận ra được rằng không nên nhẹ dạ cả tin. Cái ác nếu không tiêu diệt thì sẽ vẫn luôn tồn tại ở đó, không hề biến mất.
Bởi thế hành động trả thù bằng cách dội nước sôi vào Cám, chặt đầu, làm thành mắm gửi cho gì ghẻ hoàn toàn không có gì sai. Mọi thứ khi đã đi quá giới hạn thì không còn con đường nào khác là tiêu diệt, là trừ khử. Điều đó không chỉ thể hiện sự thật rằng”lòng căm thù của dân gian” đã lên đến tột đỉnh, ý nguyện tiêu diệt cái ác đã vượt qua chữ nhân bình thường để thẳng tay trừng phạt mà còn mang tính biểu tượng “răn đe kẻ ác”, “không cho cái ác trở lại”. Kết thúc như thế là quyết liệt chiến đấu tính về nội dung, là nghệ thuật hóa cao cường. Kết thúc ấy đẩy ý nghĩa của thiên cổ tích quen thuộc này đã đưa kết thúc các truyện dân gian vì thường luôn là kết thúc có hậu, lên một tầm cao mới.
Khát vọng muôn đời của mỗi con người chính là vươn lên những gia trị tốt đẹp nhất, và Tấm cũng vậy, cô muốn chính tay mình trừ khử cái ác, không để cái ác lại một mầm mống để nảy nở. Cũng chính hành động này của Tấm đã thức tỉnh mọi người rằng, kẻ ác phải được trừng trị, những tội ác tàn bạo thì cần phải được trừng trị tàn bạo để răn dạy đời, để không được lặp lại nữa.Như vậy, có thể nói hành động trả thù của Tấm là hành động đáng làm và đáng khen, không hề đáng trách. Con người luôn cần phải biết mạnh mẽ hơn sau nhiều biến cố.
Tấm- con người đại diện cho cái thiện, nhưng cũng là con người đại diện cho sự trưởng thành sau khi đã vấp ngã và trải qua bao nhiêu sóng gió gian lao. Không chỉ có ở trong truyện cổ tích, cuộc đời thị phi và bất công luôn đầy rẫy trong cuộc sống thực. Hãy luôn sống mạnh mẽ, sống có lương tâm nhưng cũng nên sống phải biết đấu tranh, đấu tranh với cái xấu để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phân tích hành động trả thù của Tấm đối với Cám – Mẫu 6
Có một dị bản Tấm Cám đã kể khác phần kết thúc. Theo bản này, Cám bị Tấm dội nước sôi cho chết rồi muối mắm gửi biếu dì ghẻ. Mụ dì ghẻ ăn đến tận đáy vại, phát hiện ra đầu lâu con mới biết sự tình, sợ quá lăn đùng ra chết.
Đây là kết thúc nguyên bản. Người đời sau (chắc là cùng thời hiện đại với chúng ta) cho rằng kết thúc như vậy ghê rợn quá, làm tổn hại đến hình ảnh đẹp đẽ của cô Tấm nên kể theo những kết thúc khác mà một trong số đó được sách giáo khoa Ngữ văn 10 sử dụng. Vậy thực sự, kết thúc “muối mắm” có đáng loại bỏ không ?
Chúng ta nhớ lại quãng đời đầy đau khổ của Tấm khi phải sống trong sự cay độc, nghiệt ngã của mẹ con mụ dì ghẻ độc ác. Mẹ Tấm mất sớm, Tấm cần sự ân cần chăm sóc, xoa dịu nỗi đau bao nhiêu. Nhưng mẹ con Cám đã chà đạp, hành hạ Tấm chẳng khác gì một kẻ nô lệ trong chính tổ ấm của mình.
Rồi khi Tấm được làm hoàng hậu, mẹ con Cám đem lòng ghen ghét, bày mưu giết hại, đưa Cám vào cung thay chị làm hoàng hậu. Chúng ta thử nghĩ xem còn sự độc ác nào, sự tàn nhẫn nào hơn thế nữa ? Có người mẹ nào nỡ giết chết con chồng nhất là trong ngày giỗ bố. Có người em nào lại đang tâm tìm mọi cách để cướp giật hạnh phúc của chị mình ?
Sự thực Tấm đã chết, nhưng theo mơ ước của nhân dân ta cái thiện không bao giờ bị tiêu diệt, ở hiền sẽ gặp lành nên cô Tấm đã làm những cuộc hóa thân nhờ phép nhiệm mầu. Tấm lần lượt biến thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, thành khung cửi, thành cây thị. Cái thiện, người lành phải hóa thân nhiều lần vì cái ác luôn rình rập gieo tai họa. Mẹ con Cám giết Tấm về thể xác lần thứ nhất, bây giờ còn độc ác hơn nữa, tàn bạo hơn nữa. Tìm mọi cách để giết linh hồn Tấm. Chúng đã làm thịt chim, đẵn cây xoan đào, đốt khung cửi… Chúng không muốn nhìn thấy sự có mặt Tấm trên đời dù là trong “oan hồn”. Rõ ràng chúng không chỉ giết Tấm một lần mà giết Tấm nhiều lần. Chắc chắn nếu Tấm còn sống thì chúng lại tiếp tục hành hạ Tấm, tiêu diệt sự sống của nàng. Bởi vậy trong đấu tranh giành quyền sống cho mình, Tấm không còn con được nào khác là giết chúng.
Trong hành động trả thù này, ta vẫn thấy một cô Tấm rất đẹp, cô không còn khóc lóc, yếu đuối như trước. Cô trở nên kiên quyết và gan dạ lạ thường. Cô nhận ra rằng : mẹ con nhà Cám vẫn vậy vẫn ganh ghét, đố kị với cô. Cám muốn đẹp và lòng tham ngông cuồng, đen tối đã giết nó.
Còn Tấm, cô xử sự rất thông minh, rất tỉnh táo. Cô giết Cám nhưng không thể gọi cách giết ấy là dã man bởi “ở ác gặp ác”, kẻ “gieo gió” ắt sẽ phải “gặt bão”. Tấm phải tự tay trả thù, như vậy mới đáng với những gì mẹ con Cám đã gây ra cho cô. Cũng cần phải trừng trị rất mạnh bạo, chỉ một lần thôi “triệt hẳn”.
Cám và mụ dì ghẻ là những kẻ vô nhân tính, mất hết tình đồng loại. Có giết theo cách của Tấm, “cái ác” của chúng mới không thể sống lại để tác yêu tác quái trên cuộc đời này. Thử hỏi chỉ bị “trời” phạt, sai thiên lôi đánh chết như với Lí Thông, trong trường hợp này có nhẹ quá không ? Đã đảm bảo cái vạn ác loại này chết vĩnh viễn chưa ? Tại sao lại cứ mượn trời, mượn tay người trả mối hận thù của mình như trong những truyện dân gian cùng loại trước đó hay như các bản kể khác của truyện Tấm Cám ? Một khi qua cái kết thúc “muối mắm” này, nhân dân muốn trực tiếp trừng phạt bằng hình phạt tương xứng với tội ác, tương xứng với kẻ ác, trừng phạt cho cái ác phải “táng đởm kinh hồn”. Băm vằm thành trăm mảnh “muối mắm” để cái ác không còn con đường quay trở lại chả lẽ lại bị chê trách sao ?
Như vậy kết thúc “muối mắm” của nguyên bản truyện cổ tích Tấm Cám, không chỉ thể hiện sự thật “lòng căm thù của dân gian” đã lên đến tột đỉnh, ý nguyện tiêu diệt cái ác đã vượt qua chữ nhân bình thường để thẳng tay trừng phạt mà còn mang tính biểu tượng “răn đe kẻ ác”, “không cho cái ác trở lại”. Kết thúc như thế là quyết liệt chiến đấu tính về nội dung ; là nghệ thuật hóa cao cường. Kết thúc ấy đẩy ý nghĩa của thiên cổ tích quen thuộc này lên một tầm cao mới.
Mặt khác, thực tế lịch sử cho thấy trên thế giới không phải chỉ có một cách xử tội chết. Ngày xưa có cách “tùng xẻo” hay “tứ mã phanh thây” thật ghê gớm. Cách xử tội chết của Tấm cũng chỉ là “hình bóng” của lịch sử mà thôi. Đem quan niệm hiện đại để phê phán, rồi thay bằng một kết thúc theo ý mình há chẳng không nên sao ?
Bởi thế “Con mắt tinh tường nhân dân” chỉ thấy hình ảnh một cô Tấm hiền lành, cao đẹp. “Tấm lòng cương trực nhân dân” hả hê với cách trả thù của Tấm. Cho nên nhiều nơi trên miền Bắc nước ta, cô Tấm hoá thành Phật, là Phật, là hóa thân của Nguyên phi Ỷ Lan đức độ, tài năng, công minh, chính trực, dịu hiền được nhân dân thờ cúng.
Em hoàn toàn đồng ý với cách trừng trị thẳng tay của Tấm mặc dù ai đó cho là “tàn bạo” và bỏ phiếu cho kết thúc “muối mắm” của truyện. Hình ảnh cô Tấm mãi mãi là hình ảnh đẹp trong em.
Phân tích hành động trả thù của Tấm đối với Cám – Mẫu 7
Có người cho rằng cô Tấm trong truyện Tấm Cám là một người đẹp không hoàn chỉnh. Hành động trả thù của Tấm: “lấy nước nóng đội cho Cám chết nhăn răng rồi làm mắm gửi về cho dì ghẻ” là một hành động độc ác, tàn nhẫn vô nhân tính. Nhưng theo em có lẽ không đơn giản như vậy.
Chúng ta nhớ lại quãng đời đầy đau khổ của Tấm khi phải sống trong sự cay độc, nghiệt ngã của mẹ con mụ dì ghẻ độc ốc. Mẹ Tấm mất sớm, Tấm cần sự chăm sóc, xoa dịu nỗi đau bao nhiêu. Nhưng mẹ con Cám đã chà đạp. hành hạ Tấm chẳng khác gì một kẻ nô lệ, một con ở trong chính tổ ấm của mình. Tấm phải cam chịu nhìn kẻ khác hạnh phúc êm ấm trong khi mình phải chịu cảnh cô đơn, buồn tủi. Lúc ấy có ai thông cảm, chia sẻ với Tấm đâu?
Rồi khi Tấm được làm hoàng hậu, mẹ con Cám đem lòng ghen ghét, bày mưu giết nàng, đưa Cám vào cung thay chị làm hoàng hậu. Chúng ta thử nghĩ xem còn sự độc ác nào, sự tàn nhẫn nào hơn thế nữa? Có người mẹ nào lại nỡ giết chết con mình nhất là trong ngày giỗ bố? Có người em nào lại đang tâm tìm mọi cách để cướp giật hạnh phúc của chị mình?
Sự thực thì lúc ấy Tấm đã chết, nhưng theo mơ ước của nhân dân ta thì cái thiện không bao giờ chết được. Tấm đã lẩn lượt biến thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, thành khung cửi, thành cây thị. Nhưng cái ác vẫn luôn rình rập để gieo họa. Mẹ con Cám đã giết Tấm và bây giờ chúng lại độc ác hơn nữa, tàn bạo hơn nữa là làm mọi cách để giết nốt linh hồn của Tấm. Chúng đã làm thịt chim, đẵn cây xoan đào, đốt khung cửi… Chúng không muốn nhìn thấy sự có mặt của Tấm trên đời dù là trong oan hồn. Rõ ràng chúng không chỉ giết Tấm một lần mà giết Tấm nhiều lần. Chắc chắn nếu Tấm còn sống thì chúng lại tiếp tục hành hạ Tấm, tiêu diệt sự sống của nàng. Bởi vậy, trong đấu tranh giành quyền sống cho mình, Tấm không còn con đường nào khác là giết chúng.
Trong hành động trả thù này, ta vẫn thấy một cô Tấm rất đẹp, cô không còn khóc lóc, yếu đuối như trước. Cô trở nên kiên quyết và gan dạ lạ thường. Cô nhận ra rằng, mẹ con nhà Cám vẫn vậy, vần ganh ghét đố kị với cô. Cám muốn đẹp và lòng tham ngông cuồng, đen tối đã giết chính Cám. Còn Tấm, cô xử sự rất thông minh, rất tỉnh táo. Cô giết Cám nhưng không thể gọi cách giết đó là dã man bởi ở ác gặp ác, kẻ gieo gió ắt phải gặp bão. Tấm trả thù như vậy mới đáng với những gì mẹ con Cám đã gây ra cho cô. Nhất là trừng trị rất mạnh bạo, chỉ một lần thôi là triệt hẳn. Cám và mụ dì ghẻ là những kẻ vô nhân tính, mất hết tình đồng loại.
Có giết theo cách của Tấm, cái ác của chúng mới không thể sống lại để tác oai tác quái trên cuộc đời này. Thử hỏi chỉ bị trời phạt sai thiên lôi đánh chết như Lí Thông, trong trường hợp này có nhẹ nhàng quá không? Có đảm bảo cái vạn ác loại này chết vĩnh viễn không? Và tại sao nhân dân cứ mượn trời trả mối hận thù của mình như trong truyện dân gian cùng loại trước đó? Ở truyện này chính người dân lương thiện muốn trực tiếp trừng phạt bằng một hình phạt tương xứng với tội ác, tương xứng với kẻ ác, trừng phạt cho cái ác phải táng đởm kinh hồn chả lẽ lại bị chê trách sao? Thực tế lịch sử cho thấy trên thế giới không chỉ có một cách xử chết. Ngày xưa có cách tùng xẻo hay tứ mã phanh thây thật ghê gớm. Cách xử tội chết của Tấm cùng chỉ là hình bóng của lịch sử mà thôi. Đem quan niệm nhân đạo ngày nay để phê phán há chẳng không nên lắm sao? Cho nên em đồng ý với cách trừng trị thẳng tay của Tấm mặc dù ai đó có cho là tàn bạo. Hình ảnh cô Tấm vẫn mãi mãi là hình ảnh đẹp trong em. Như nhiều nơi trên miền Bắc nước ta, cô Tấm hóa thân thành Phật và được nhân dân thờ cúng. Chẳng lẽ qua hiện tượng này nhân dân đã thiếu tinh tường khi không xét đến cách xử tàn ác của Tấm sao?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Phân tích hành động trả thù của Tấm đối với Cám Dàn ý & 7 bài văn hay lớp 10 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.